Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cỡ chữ:
A A
Có rất nhiều sự lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Bệnh tiểu đường được coi là một căn bệnh nguy hiểm do những biến chứng đi kèm mà nó gây ra. Người tiểu đường không kiểm soát tốt đường máu sẽ có những tác động xấu đến hệ tim mạch, thần kinh, thận, mắt,…đều là những cơ quan trọng yếu của cơ thể. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân cần phải chú ý bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì, lựa chọn đúng loại thực phẩm và ăn đúng khẩu phần trong ngày sẽ giúp kiểm soát được lượng đường huyết. Dưới đây là một vài lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường trong việc lựa chọn thức ăn hằng ngày.

cta kiến thức tiểu đườngCẢNH BÁO: Những biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân dễ dàng gặp phải nếu không kiểm soát tốt đường huyết

1. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

– Nên ăn nhiều rau xanh, các loại rau củ quả chứa ít tinh bột

Các loại củ quả, rau xanh, trái cây là sự lựa chọn thích hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường vì những thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng. Ăn các loại thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể, và không làm tăng cao lượng đường trong máu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người tiểu đường phải cẩn thận với những thực phẩm chứa nhiều carbohydrat. Hàm lượng carbohydrat trong rau xanh và trái cây khá thấp nên người bệnh có thể yên tâm trong việc dùng để bảo vệ sức khỏe.

+ Các loại rau củ không chứa tinh bột nên ăn: Rau lá xanh như: cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau họ cải và bông cải trắng, bông cải xanh…; dưa leo; măng tây; củ đậu; cải brussel (loại bắp cải tí hon); hành, tiêu; tâm hoa atisô.

+ Các loại rau của nên ăn có giới hạn (tính thêm lượng tinh bột này vào tổng lượng bạn cần mỗi ngày): Bắp (ngô), khoai tây, khoai lang, đậu Hà lan, củ cải đường,..

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì 2
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì? – Rau xanh là loại thực phẩm người tiểu đường nên dùng (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn không biết: “Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

– Ăn loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Người bị tiểu đường thường kéo theo tình trạng huyết áp tăng. Người bệnh phòng ngừa bằng cách giảm hàm lượng cholesterol, cung cấp thực phẩm chứa chất béo lành mạnh sẽ giúp huyết áp ổn định.

Những chất béo lành mạnh là những chất béo đơn không bão hòa, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh nên ăn như: quả bơ, ô liu, bơ hạt, các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó,…đậu nành lông Nhật bản, dầu nành, dầu ô liu, hạt chi-a, cá ngừ, cá hồi,…

– Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn chặn và giảm thiểu hàm lượng glucose vượt quá mức quy định trong máu. Các loại thực phẩm khuyến khích ăn như hạt kê, bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt,…vì các loại thực phẩm này rất giàu khoáng chất và chất xơ.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì 3
Ngũ cốc nguyên hạt cũng rất tốt cho người tiểu đường (ảnh: Internet)

– Hải sản

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều omega-3, vì các loại hải sản giàu chất đạm nên tốt cho người tiểu đường và còn ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch. Có thể chọn các loại cá hồi, cá thu, tôm, sò,…thay vì chiêm xào thì có thể nấu dưới dạng hấp để giảm thiểu dầu mỡ.

cta kiến thức tiểu đường“Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?” cùng tìm hiểu TẠI ĐÂY

– Thịt bò

Người tiểu đường chỉ được ăn thịt nạc, vì thế thịt bò là sự lựa chọn hoàn hảo. Thịt bò chứa nhiều protein, ít chất béo bão hòa, giúp giảm lượng cholesterol xấu ở người bệnh. Người bệnh nên bổ sung hợp lý loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày.

2. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Theo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế thực phẩm chứa tinh bột, và chứa nhiều carbohydrat, cụ thể như sau:

– Thực phẩm ngọt

Những thực phẩm chứa nhiều đường hóa học nhân tạo có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và khó có thể hồi phục bệnh. Các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt, bánh ngọt,…là loại mà người tiểu đường nên tránh. Ngoài ra các loại chứa nhiều đường tự nhiên như mía, hoa quả chín, đặc biệt chuối chín cũng phải hạn chế tối đa.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì 4
Chuối càng chín thì lượng đường càng cao (ảnh: Internet)

– Thực phẩm nhiều tinh bột

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì? Người tiểu đường được khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều tinh bột, chứa trong cơm, bún, phở, cháo…Người bệnh nên chú ý để tránh vượt quá mức cho phép. Sự lựa chọn thay thế cho những loại này là gạo lứt, súp,…

– Chất béo bão hòa

Bệnh nhân nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ như thịt heo, nội tạng động vật…ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì, và khó có thể kiểm soát đường huyết.

– Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp cũng là loại chứa nhiều cholesterol xấu, không những thế các loại chất bảo quản ảnh hưởng có hại tới sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì
Người tiểu đường không nên ăn những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh (ảnh: Internet)

– Trái cây khô

Trái cây chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường, nhưng đó là loại trái cây tươi chứ không phải loại sấy khô chứa nhiều đường. Ăn nhiều thực phẩm loại này người bệnh sẽ làm lượng đường trong máu của người bệnh tăng cao.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì 5
Trái cây sấy chứa nhiều đường, là thực phẩm không tốt cho người tiểu đường (ảnh: Internet)

– Sữa, phomai

Đây là loại thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng lại không hoàn toàn phù hợp với người tiểu đường. Người tiểu đường chỉ nên ăn các loại sữa tách béo, phô mai tách béo dạng đặc ít muối, sữa chua tách béo không đường, sữa chua uống lên men tách béo không đường,.. Còn nên tránh các loại sữa nguyên béo hoặc tách béo 2%, yogurt nguyên béo, sữa chua uống nguyên béo có đường,…

Chất béo trong các loại trên sẽ làm giảm đề kháng và hạn chế sự sản xuất insulin trong tuyến tụy.

– Bia, rượu, thức uống có cồn

Khi được chẩn đoán bị tiểu đường, bạn phải tuyệt đối tránh xa rượu, bia. Uống bia rượu sẽ làm bệnh khó kiểm soát và tiến triển theo chiều hướng xấu vì thế không được tự hại sức khỏe của mình bằng các loại thức uống này.

cta kiến thức tiểu đường Tham khảo bài tập yoga cho người tiểu đường để tập luyện hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

3. Nguyên tắc trong ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần tuân theo những nguyên tắc ăn uống dưới đây để tránh các trường hợp tăng đường huyết, hạ đường huyết thất thường, ngăn chặn và làm giảm sự xuất hiện của các biến chứng.

– Nguyên tắc trong ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường

+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, khuyến khích ăn 6,7 bữa để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

+ Ăn uống đúng giờ và điều độ. Tránh trường hợp ăn quá no hoặc để quá đói.

+ Không nên thay đổi cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn quá nhanh.

Ngoài ra, bệnh nhân nên vận động nhiều hơn, không được ngồi một chỗ suốt ngày. Người tiểu đường nên dành 30 – 45 phút tập luyện thể chất mỗi ngày, chơi các môn thể thao phù hợp với tình trạng bệnh. Đây được xem là phương pháp rất tốt giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngay từ bây giờ, người bệnh có thể xây dựng thực đơn hàng ngày, ăn những loại thức ăn bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn, chế biến các đồ ăn kiêng thành các món ăn hấp dẫn, đảm bảo dinh dưỡng mà không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì 6
Ngoài ăn uống (tham khảo bài viết “Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?”) thì người bệnh phải tập thể dục thường xuyên (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngĐọc thêm chi tiết: “Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

4. Một số thực đơn cho người tiểu đường

– Thực đơn bún riêu 1.600 Kcal/ngày/người

Thời gian Món ăn cho cả ngày Số lượng Năng lượng (Kcal)
Buổi sáng Bún riêu 1 tô vừa 392
Trưa Cơm
Cá thu sốt cà
Canh cải xanh nấu cá thác lác
Bí xanh luộc
Ổi
1 chén
1/2 khứa
1 chén
200gr
1/2 trái
498
Xế trưa (tầm 2 giờ chiều) Thanh long 1/2 trái nhỏ 80
Chiều Cơm
Tép kho
Canh mồng tơi nấu tôm
Bông cải
Ổi
1 chén
11 con
1 bó 170gr
150gr
1/2 trái
477
Tối Sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường 36gr (166ml) 158

– Thực đơn bánh mì trứng: 1.400 Kcal/ngày/người

Thời gian Món ăn cho cả ngày Số lượng Năng lượng (Kcal)
Buổi sáng Bánh mì trứng 1 ổ vừa 333
Giữa sáng (tầm 9 giờ) Bưởi 4 múi 48
Trưa Cơm
Thịt gà kho gừng
Canh bí đao
Rau lang luộc
1 chén
50gr
1 chén
200gr
431
Xế trưa (tầm 2 giờ chiều) Thanh long 170gr 68
Chiều Cơm
Đậu hũ dồn thịt, sốt cà
Canh rau dền nấu tôm tươi
1 chén
1/2 miếng
1 chén
428
Tối Sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường 32gr (147ml) 140

Trên đây là một vài chú ý về “bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?”. Để kiểm soát bệnh tốt hơn, người bệnh cần phải tự thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với khẩu vị của mình, có chế độ sinh hoạt và tập luyện đúng cách, bảo vệ sức khỏe và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường
Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người...
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau về cách chữa tiểu đường bằng...
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường và phụ...
Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống ngoài hàng thường chứa...
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường ngoài nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin...
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Hoa quả là một trong những loại thực phẩm khó lựa chọn phù hợp...
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường