Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Danh mục nội dung
1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?
Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm (tên viết tắt GI) sẽ giúp bạn đo lường được khả năng mà thực phẩm đó làm tăng đường huyết của bạn sau ăn so với 1 loại thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm được phân loại thành 3 mức độ đó là: thấp (GI<55); trung bình (56-74), cao (>75).
Trong thành phần máu luôn tồn tại 1 lượng đường nhất định. Nếu lượng đường máu này tăng quá cao vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn tới bị bệnh tiểu đường. Hiệp hội đái tháo đường Mỹ đưa ra chỉ số đường trong máu của 1 người bình thường như sau:
+ Đường huyết lúc đói: 5.0 – 7.2 mmol/L (90 – 130 mg/dL)
+ Mức đường huyết sau ăn 2 giờ đồng hồ: < 10 mmol/L (< 180 mg/dL)
+ Đường huyết lúc bình thường : 6.0 – 8.3 mmol/L (110 – 150 mg/dL)
Tìm hiểu chi tiết: Tìm hiểu về chỉ số GI trong thực phẩm là gì?
2. Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm GI không được đo lường theo vị ngọt hay nhạt của thực phẩm đó, mà người ta dựa vào tốc độ chuyển hóa của các loại thực phẩm đó thành đường sau ăn để đo lường.
– Các loại thức ăn, đồ uống có GI thấp (dưới mức 56) là gồm chủ yếu các loại rau có lượng carbonhydat thấp nên chúng không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của cơ thể sau ăn.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp phổ biến đó là các loại họ đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng), những loại trái cây tươi có cam, táo, lê, đào, kiwi, , nho, chuối. Bên cạnh đó các loại sữa và thực phẩm được chế biến từ sữa, yến mạch mì nguyên hạt cũng àm tăng đường huyết chậm.
– Các loại thức ăn, đồ uống có GI trung bình (tầm từ 56 – 69) gồm có các loại thực phẩm như là nước cam, gạo, mật ong. Nhóm thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải.
– Thực phẩm có chỉ số GI cao (trên 70) gồm có các loại thực phẩm giàu tinh bột như là khoai tây, bánh mì. Nhóm thực phẩm này có khả năng chuyển hóa và tăng đường huyết rất nhanh, không tốt đối với sức khỏe của người đái tháo đường.
Lưu ý: Nghiên cứu được công bố bởi trường Đại học Havard, cho biết gạo lứt chứa cực kỳ nhiều chất xơ hòa tan cho nên không làm tăng đáng kể đường huyết sau ăn. Chính vì thế, bạn chỉ cần thay thế ⅓ của 1 phần cơm gạo trắng bằng gạo lứt (tầm nửa chén cơm) hằng ngày thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm lên đến 16%.
Bạn có thể xem bài viết dưới đây để biết tại sao gạo lứt lại là một lựa chọn thay thế cho người tiểu đường: Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Bảng thống kê chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm hằng ngày:
Nhóm thực phẩm | Tên thực phẩm | Chỉ số đường huyết |
Bánh mỳ | Bánh mì trắng | 100 |
Bánh mì toàn phần | 99 | |
Bánh mì tươi | 31,1 | |
Lương thực | Gạo trắng | 83 |
Lúa mạch | 31 | |
Yến mạch | 85 | |
Bột dong | 95 | |
Gạo giã dối | 72 | |
Khoai lang | 54 | |
Khoai sọ | 58 | |
Sắn (khoai mì) | 50 | |
Củ từ | 51 | |
Khoai bỏ lò | 135 | |
Quả chín | Chuối | 53 |
Táo | 53 | |
Dưa hấu | 72 | |
Cam | 66 | |
Xoài | 55 | |
Nho | 43 | |
Mận | 24 | |
Anh Đào | 32 | |
Rau | Cà rốt | 49 |
Rau muống | 10 | |
Đậu | Lạc | 19 |
Đậu tương | 18 | |
Hạt đậu | 49 | |
Sữa | Sữa gầy | 32 |
Sữa chua | 52 | |
Kem | 52 | |
Glucema | 41 | |
Đường | Đường kính | 86 |
Các sản phẩm bánh, ngũ cốc | Bánh bích quy | 50-65 |
Thông qua bảng chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm bạn sẽ biết được nên và không nên ăn các loại thực phẩm nào cũng như biết cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường của mình. Bệnh nhân đái tháo đường hãy kiểm soát bệnh và cải thiện tình trạng bệnh bằng 1 chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
https://kienthuctieuduong.vn/