Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu – “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý

Cỡ chữ:
A A
“Triple risk” tên gọi của “chuỗi ba bệnh nguy hiểm” bao gồm huyết áp cao, đường huyết cao, và máu mỡ cao. Chỉ cần một trong ba chỉ số tăng quá mức an toàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nếu mắc hai trong số chúng hoặc cả ba, mức nguy hiểm sẽ tăng, cụ thể là tình trạng xơ vỡ động mạch có xu hướng phát triển thêm.

1. Chỉ cần một chỉ số thay đổi sẽ dẫn đến các chỉ số còn lại cũng bị ảnh hưởng

Hơn 10 năm qua mặc dù đã có công bố chính thức về hội chứng chuyển hóa, nhưng số bệnh nhân mắc bệnh vẫn không ngừng gia tăng. Cụ thể là hơn 10  triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, 10 triệu người mắc bệnh tiểu đường, 2,06 triệu người mắc bệnh rối loạn lipid máu (máu nhiễm mỡ). Ba căn bệnh này có điểm tương đồng đó là trong giai đoạn đầu triệu chứng nhận biết ít, vì vậy rất khó để biết được tình trạng sức khỏe nếu không đi xét nghiệm.

Các căn bệnh trên thường được gọi chung là bệnh lối sống – các bệnh liên quan đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Khi xơ vỡ động mạch do các bệnh trên gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng như bệnh tim hay đột quỵ. Những căn bệnh lối sống điển hình là huyết áp cao, đường huyết cao và máu nhiễm mỡ. Chỉ cần một trong ba chỉ số tăng cao sẽ làm tăng khả năng nguy hiểm và kéo theo hai bệnh còn lại, vì vậy thường được gọi là chuỗi 3 bệnh nguy hiểm. Nguy cơ dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng sẽ tăng cao khi mắc từ 2 đến 3 bệnh trong chuỗi này.

Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu - “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý
Một trong ba chỉ số thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số còn lại

Hiệp hội nghiên cứu chuỗi ba bệnh nguy hiểm Nhật Bản đang tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về  cả 3 chỉ số là huyết áp, đường huyết và máu mỡ. Theo một cuộc khảo sát do hiệp hội thực hiện, có hơn 1200 người (cả nam, nữ) ở độ tuổi 30 đến 60, chiếm 32% trả lời rằng họ thường chỉ quan tâm đến 1 chỉ số nhất định, chỉ có 11% quan tâm đến cả ba.

Trong chế độ ăn uống, cần chú ý không nên vượt quá lượng đường, muối và chất béo cho phép. Có khoảng 70% số người chú ý không nạp quá nhiều một trong ba chất này và chỉ có 47% là chú trọng quan tâm không ăn quá nhiều cả đường, muối và chất béo.

Giám đốc phòng khám Tadashi Okabe tại Nhật Bản – ông Okabe đã đưa ra nhận xét chung về việc khám sức khỏe: “Do việc kiểm tra sức khỏe vẫn còn hạn chế, ví dụ như chỉ có thể kiểm tra các chỉ số khi đói mới có được kết quả chính xác nên có khả năng sẽ không thể phát hiện ra các vấn đề như chỉ số đường huyết tăng cao vào buổi sáng hay bệnh mỡ máu tăng cao sau khi ăn… Ngay trong trường hợp kiểm tra và không tìm thấy bất thường, chúng ta vẫn cần quan tâm đến các chỉ số huyết áp, lượng đường trong máu, mỡ máu cũng như khả năng ảnh hưởng của muối, đường và chất béo đến các chỉ số trên”.

Theo ông Okabe, rất nhiều người đã hiểu nhầm hội chứng chuyển hóa là béo phì, đây là nhận thức khá nguy hiểm vì nếu chỉ đánh giá nó đơn giản qua hình thức biểu hiện bên ngoài sẽ không thể hiểu rõ và nắm bắt được tình trạng của bệnh diễn ra như thế nào. 

Ông Okabe nhấn mạnh: “Ban đầu, hội chứng chuyển hóa dùng để chỉ nhóm bệnh xảy ra đồng thời do tích tụ mỡ nội tạng như tăng huyết áp, tăng đường huyết, mỡ máu cao,… được quy định để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng đe dọa đến sinh mạng như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, vì vậy nó không chỉ có một chỉ số. Tôi khuyên các bạn nên chú ý đến ba yếu tố nguy cơ: huyết áp, đường huyết và mỡ máu”.

Tại sự kiện khởi động được tổ chức tại Tokyo vào tháng 2 bởi Hiệp hội nghiên cứu chuỗi ba bệnh nguy hiểm, ông Okabe – một trong những thành viên tham gia đã thuyết trình về chủ đề “Sự nguy hiểm của chuỗi ba bệnh tăng huyết áp, tăng đường huyết và mỡ máu cao”.

Bệnh huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao có một yếu tố chung là “Insulin hoạt động kém hiệu quả”. Khi chức năng làm hạ đường huyết của insulin bị kém đi, để bù đắp lại, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Kết quả là, thận thúc đẩy tái hấp thu natri và làm tăng huyết áp. Ngoài ra, còn kích thích sự tổng hợp chất béo trung tính trong gan khiến mỡ máu tăng lên.

2. Chọn chế độ ăn uống phù hợp để phòng tránh chuỗi ba bệnh nguy hiểm này

Trong sự kiện này, Hiệp hội đã mời Keiko Iwasaki, chuyên gia dinh dưỡng và nhà nghiên cứu bữa ăn đến diễn thuyết về vấn đề phòng tránh các bệnh về đường huyết, mỡ máu và huyết áp. Để tránh mắc phải chuỗi ba bệnh nguy hiểm này, cần phải quan tâm đến cả lượng muối, đường, chất béo và lượng thức ăn bổ sung hằng ngày.Với các menu được chia ra theo món ăn, có thể bù lại bằng việc tăng số lượng nguyên liệu được sử dụng.

Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu - “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý 2
Mỗi người cần chú ý đến lượng gia vị và thức ăn hằng ngày

Ngoài ra, cần chú ý xây dựng các bữa ăn lành mạnh như sử dụng cân đối lượng muối, đường và muối, chú ý không dùng quá nhiều gia vị, nên cho khi nấu xong, tận dụng tối đa hương vị của các nguyên liệu, thay đổi món ăn bằng hương vị của thực phẩm, dùng nhiều giấm, gia vị và rau thơm, cộng với vị chua, vị cay,..

Có một chi tiết khá thú vị trong sự kiện của Hiệp hội đó là sự tham gia của ba diễn viên hài Panther. Cả ba mặc những chiếc áo phông có ghi có dòng chữ “huyết áp”, “đường huyết”, và “mỡ máu”. Tay chân của 3 người được nối với nhau trên một cây gậy, nên nếu một người ngã, cả ba sẽ ngã và khó di chuyển. Mắc xích và chuỗi liên kết giữa ba căn bệnh này đã được hình ảnh hóa thông qua vở hài kịch.

Hiệp hội nghiên cứu chuỗi ba bệnh nguy hiểm cũng cho biết sẽ lên kế hoạch xây dựng các thực đơn giúp xóa bỏ chuỗi ba bệnh nguy hiểm được đưa ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà nghiên cứu các bữa ăn tại địa phương. Bên cạnh đó họ còn cung cấp các thực đơn cho siêu thị và căng tin, tổ chức các buổi diễn thuyết cho người dân.

Cụ thể là: Ở thành phố Aomori – nơi có lượng mua muối khá lớn đang cố gắng trong các hoạt động cải thiện chế độ ăn uống, tỉnh Nagano đang phát triển “Dự án ACE tỉnh Nagano” với mục đích lấy lại vị trí số 1 về tuổi thọ, thành phố Naha – nơi có lượng tiêu thụ dầu ăn lớn lớn cũng đang triển khai hoạt động mang tên “Hạn chế sử dụng dầu ăn khi nấu”…

Bạn đang xem bài viết: “Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu – “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người giảm cân và duy trì cân nặng thành công đã có những...
Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK), 1/3...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng
Nếu bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết kém thì sẽ dễ bị...
Nhóm thuốc Glinide
Nhóm thuốc Glinide là một loại thuốc uống làm tăng tiết insulin từ tuyến...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng
Nhóm thuốc Glinide
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường