Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn đậu phụ không?

Cỡ chữ:
A A
Đối với người bình thường, việc sắp xếp lựa chọn các thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe đã quan trọng, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lại càng quan trọng hơn. Bên cạnh một số món ăn như bánh kẹo.. có chứa nhiều đường thì cũng có một số thực phẩm nằm trong danh sách nên và không nên ăn, đặc biệt là chú ý đến liều lượng. Bài viết dưới đây sẽ nói đến một món ăn vô cùng gần gũi đối với mỗi người đó là đậu phụ đồng thời giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn đậu phụ được không?

Để có được câu trả lời chính xác cho việc tiểu đường ăn đậu phụ được không, bạn phải nắm rõ về các chế độ ăn, thực phẩm mà người tiểu đường nên hoặc không nên ăn.

1. Người mắc bệnh tiểu đường được khuyên nên ăn uống như thế nào?

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải nắm rõ về chế độ ăn cần thiết để phù hợp với lượng đường huyết trong cơ thể trước khi tìm hiểu tiểu đường ăn đậu phụ được không. Khi ăn uống đặc biệt chú ý những điều sau:

– Nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày

Bệnh nhân tiểu đường nếu không uống đủ nước sẽ bị dẫn đến tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa và các chất không thể đào thải, làm tăng áp lực thẩm thấu huyết. Nếu các cơ quan chức năng trong tình trạng đường huyết cao thì nước trong phủ tạng bị hút ra sẽ làm cho các tế bào mất nước nghiêm trọng dẫn đến tình trạng hôn mê do đái tháo đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn đậu phụ không? 4
                                                           Người bị tiểu đường cần chú ý lựa chọn thực phẩm (Ảnh: Internet)

– Nên ăn các loại thức ăn tự nhiên và giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa tạo thành

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì bản thân chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu, giúp đẩy lùi những tác động của carbohydrate. Khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.

– Nên ăn nhiều trái cây như bưởi, chuối, táo, kiwi… và các loại thực phẩm khác như dưa chuột, rau diếc, củ cải, cà chua, củ cải rau bina, cải bắp…

Các loại trái cây, rau củ này này chứa ít đường và nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều rau, trái cây, chúng sẽ giúp cơ thể của người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn do trong những loại thực phẩm này có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytychemical cao có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.

– Nên ăn các loại chất béo

Bên cạnh các loại trái cây được liệt kê ở trên, người tiểu đường cũng nên chọn các loại thực phẩm như bơ, hồ đào, hạnh nhân, óc chó, dầu đậu phộng… Tất cả các chất béo này có thể giảm lượng choresterol trong máu.

2. Người tiểu đường được không nên ăn gì?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được đậu phụ không, bệnh nhân cũng cần chú ý thêm một số loại thực phẩm không nên ăn. Cụ thể là:

– Không nên ăn nhiều muối và giảm đến mức tối thiểu lượng muối được tiêu thụ

Bệnh tiểu đường có vô số các dấu hiệu kèm theo như tăng cholesterol, rối loạn lipid và dẫn đến các bệnh lý tim mạch, huyết áp, có thể bị biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy người bị tiểu đường cần có chế độ kiểm soát lượng muối hấp thụ mức an toàn nhất, chỉ khoảng 1.500 kcal, càng ăn nhạt càng tốt.

– Không nên uống các loại nước ngọt có ga

Những nước ngọt thường được khuyến cáo là nên sử dụng nhiều với người bình thường, đối với người tiểu đường càng phải chú ý hơn. Các loại nước ngọt có ga hay quá ngọt cần chú ý, các loại nước ngọt nhân tạo tuyệt đối không được sử dụng.

– Không nên ăn nội tạng

Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật. Như vậy rất có hại cho cơ thể.

– Không nên ăn gạo trắng hay bánh mì

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, gạo trắng sẽ làm tăng lượng đường trong máu vì vậy các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên ăn gạo lứt vì loại thực phẩm này có tác dụng làm giảm lượng đường glucose trong máu, cung cấp khoáng chất và chất xơ.

– Không nên uống các loại có cồn

Các loại nước uống có chứa cồn nếu kết hợp với một số thực phẩm sẽ làm tăng lượng đường đột biến gây hại cho cơ thể.

3. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu được ăn đậu phụ có được ăn đậu phụ không?

Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn đậu phụ được không hoặc bệnh tiểu đường có ăn được đậu phụ không bởi đây là món ăn thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày. Giá trị dinh dưỡng mà đậu phụ mang lại thường rất bổ ích cho cơ thể với người bình thường.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn đậu phụ không? 5
                                             Đậu phụ là một món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Đậu phụ bao gồm nhiều loại chất khác nhau như canxi, magie… có tác dụng bồi bổ cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải khát đồng thời còn mang đến các giá trị khác như bổ trợ cho sự phát triển răng và xương, tăng hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu.

Đậu phụ có giá trị phòng và chữa các loại bệnh như sau:

– Ngừa ung thư: Bã đậu phụ có tác dụng chứa chất chống ung thư như ung thư tiền liệt tuyế, ung thư vú, ung thư đường tiết niệu, chính vì thế khá nhiều nhà sử dụng các sản phẩm chế biến từ bã đậu nành.

– Phòng bệnh tim mạch: Cơ thể khi có hàm lượng cholesterol cao, khi ăn đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu phụ sẽ có khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch.

– Giảm béo: Trong quá trình làm đậu phụ sẽ xuất hiện một loại chất có tính axit có khả năng làm tan lượng mỡ tích tụ. Đặc biệt khi ăn đậu phụ đông lạnh sẽ có tác dụng giảm béo nhanh và hiệu quả.

Đối với người bị tiểu đường, đậu phụ cũng là một món ăn được khuyến khích dùng, tuy nhiên đều phải dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ về mức độ và liều lượng sử dụng mỗi bữa ăn.

Người tiểu đường có nên ăn đậu phụ khi chế biến thành các món ăn như sau:

– Đậu phụ nấu với mướp đắng: Rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột, thái miêng sau đó cho vào xào gần chin thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc và cho gia vị vào. Món ăn này sẽ có tác dụng làm hết khát, hạ đường huyết, dùng cho người tiểu đường thuộc thể táo nhiệt (miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều).

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn đậu phụ không? 6
Đậu phụ khi kết hợp với một số thực phẩm như mướp đắng, nấm rơm sẽ có thể có lợi cho người bị tiểu đường (Ảnh: Internet)

– Đậu phụ nấu với nấm rơm: Thái mỏng đậu phụ, sau đó cho dầu lạc vào chảo đun nóng già, cho đậu phụ và nấm vào xào cùng nhau, cho gia vị vừa đủ và ăn nóng. Món ăn này giúp giảm béo, thích hợp cho người bị tiểu đường béo phì, tăng huyết áp và động mạch vành tim.

– Đậu phụ khô nấu với rau cải xoăn: Lượng đậu khô vừa đủ là 100mg kết hợp xào với rau cải xoăn 500g, kết hợp với dầu đậu tương. Món ăn này rất tốt cho người bị tiểu đường bị tiêu hóa kém.

4. Tiểu đường thai kỳ ăn đậu phụ được không?

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể sử dụng các món ăn từ đậu phụ hoặc ăn đậu phụ. Tuy nhiên, nên xin ý kiến của bác sĩ về mức độ và các món ăn có thể kết hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

Bệnh nhân còn thắc mắc tiểu đường ăn đậu phụ được không đã có được câu trả lời cho mình thông qua một số gợi ý như trên.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn đậu phụ không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Trái cây tốt hay xấu đối với bệnh tiểu đường?
Phần lớn mọi người luôn chú ý đến việc ăn rau củ nhưng thường...
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường và phụ...
Bệnh thận do tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị thì chỉ sau một thời gian có...
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện...
Thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu đường
Danh mục nội dung1. Tác dụng của thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu...
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa...
Trái cây tốt hay xấu đối với bệnh tiểu đường?
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Bệnh thận do tiểu đường
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu đường
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường