Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?

Cỡ chữ:
A A
Trong chế độ ăn uống hằng ngày có rất nhiều món ăn người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý vì có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị.  Bài viết dưới đây sẽ nói về việc tiểu đường có ăn được củ từ hay không?

Một trong những điểm lưu ý đầu tiên đối với bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đó là đưa ra thực đơn phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi chọn lựa nhóm thực phẩm có đường, cần ưu tiên sử dụng các loại thức ăn, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt không nên loại bỏ hoàn toàn bởi mỗi món ăn đều có giá trị dinh dưỡng nhất định. 

Hầu hết, thức ăn vào cơ thể sẽ tham gia vào việc sản xuất glucose khác nhau, với chỉ số đường huyết khác nhau. Ví dụ cơm sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn bánh mì… Trước khi tìm hiểu tiểu đường có ăn được củ từ không, người bệnh nên hiểu rõ về chỉ số đường huyết cũng như các cách để lựa chọn thực phẩm cho phù hợp. 

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose, hay một loại đường đơn có trong máu. Nồng độ glucose trong máu sẽ thay đổi liên tục tùy vào thể trạng, mức độ hấp thụ đồ ăn của từng người. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường. Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO (75)2.

Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không? 1
Người bị tiểu đường phải thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết (ảnh: Internet)

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mỗi người nên tự cân bằng chế độ ăn uống của bản thân bằng cách kết hợp các món ăn có chỉ số đường huyết cao và thấp với nhau. VÍ dụ như các món ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh mì, gạo… nên ăn với các loại rau củ, các loại dinh dưỡng chuyên biệt. 

2. Người bị bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm như thế nào?

Mức độ đường huyết không chỉ phụ thuộc ở thức ăn mà còn do lượng dung nạp vào cơ thể như thế nào, cách chế biến ra sao, thành phần chất đạm, xơ béo ở mức nào… Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm cân đối hai loại dinh dưỡng là chất xơ và chất bột đường để ổn định đường huyết sau khi ăn. 

Chỉ số đường huyết của thực phẩm được xếp theo bậc từ 0-100, nếu thực phẩm có chỉ số GI càng cao, thì khả năng làm tăng đường huyết sau ăn càng cao. 

– Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn 55: Người bệnh có thể sử dụng thường xuyên như rau quả không ngọt, nhiều chất xơ. Các thực phẩm này sẽ giúp hấp thu đường vào máu chậm hơn, lượng đường huyết sau ăn tăng chậm, ổn định hơn, không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 

– Các thực phẩm có chỉ số đường huyết  ≥ 70: Đây là các thực phẩm gây tăng đường huyết như đường, đồ uống có gas, hoa quả sấy khô… Nếu chỉ số đường huyết dao động từ  56 – 69 sẽ chỉ tăng đường huyết ở mức trung bình, chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải (như một số loại hoa quả…).

Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không? 2
Nên chú ý khi lựa chọn các loại thực phẩm (ảnh: Internet)

Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm dành cho người tiểu đường:

Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý trong quá trình chọn thực đơn, nên ăn gì không nên ăn gì cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Đối với các thực phẩm hằng ngày nên lưu ý những quy tắc sau:

– Thực đơn cần đa dạng, không nên chỉ ăn một loại cố định, nên đổi món thường xuyên. 

– Bữa ăn nên có nhiều thành phần thực phẩm như bột đường, đạm  (thịt, cá, trứng, đậu hũ), chất béo và chất xơ (rau củ quả, đậu, ngô). Các loại này có thể giúp hấp thu đường vào máu chậm.

– Một số loại cá như cá hồi giàu omega-3 có thể giúp ích cho tim mạch của người bệnh, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch. Các chất béo tốt như MUFA, PUFA, DHA còn có lợi cho các bệnh huyết áp hay mỡ máu. 

– Bổ sung nhiều rau xanh để cung cấp lượng chất xơ cần thiết và phù hợp, ổn định chỉ số đường huyết. 

– Nên uống các loại sữa ít chất béo, chất xơ hòa tan. 

– Tránh các loại protein có hại như các loại thịt đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường, trái cây đóng hộp cũng. Thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hay thịt xông khói cũng khiến đường huyết của người bệnh không ổn định trong mức an toàn.

3. Tiểu đường có ăn được củ từ không?

Nhiều bệnh nhân tiểu đường khá thắc mắc liệu tiểu đường có ăn được củ từ không hay củ từ có làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết hay không… Mặc dù ít được nhắc đến nhưng trên thực tế củ từ là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Về thành phần hoá học, trong 100g củ từ có 75g nước, 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt… cung cấp được 94Kcal. Giá trị dinh dưỡng được đánh giá là tương đương khoai tây.

Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?
Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không?

Các tác dụng chữa bệnh của củ từ bao gồm:

– Hỗ trợ phòng chống nhiễm độc kim loại nặng

Củ từ cực kỳ có giá trị với những người sống nhiều trong môi trường kim loại độc hại. Nhiều quốc gia còn đưa củ từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để giúp họ bảo vệ sức khỏe lâu dài.

– Phòng ngừa bệnh tim mạch

Vitamin và nguyên tố vi lượng đa dạng trong củ từ có tác dụng ngăn cản tích tụ chất béo trong thành mạch máu, giảm nguy cơ mắc tim, huyết áp thấp và giúp tinh thần ổn định. 

– Tốt cho đường tiêu hóa

Khi ăn củ từ sẽ giúp giảm bớt lượng cholesterol cung cấp vào cơ thể, đồng thời  ngăn ngừa bệnh ung thư một cách đáng kể. 

– Kiểm soát huyết áp

Củ khoai từ giàu khoáng chất như canxi, chất sắt, kali, phốt pho,…có tác dụng bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp. 

Với những công dụng như trên vậy tiểu đường có được ăn củ từ không? Trên thực tế vì có công dụng kiểm soát huyết áp cũng như hỗ trợ tim mạch, củ từ thường được lựa chọn là món ăn thường ngày của bệnh nhân tiểu đường tăng huyết áp, béo phì. Mặc dù vậy người bệnh cần kiểm soát lượng ăn một cách phù hợp, nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong thời gian sử dụng loại thực phẩm này. Ăn nhiều củ từ cũng dễ dẫn đến đầy bụng vì vậy cũng nên hạn chế. 

Bạn đang xem bài viết:Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không? tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Danh mục nội dungHội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường...
Phân loại bệnh tiểu đường
Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh...
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Dịp cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà mọi người thường...
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực là...
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Bệnh tiểu đường là một trong các yếu tố nguy cơ gây tai biến...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Phân loại bệnh tiểu đường
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer