Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Người bị bệnh tiểu đường thường phải chú ý đến các chế độ ăn uống sinh hoạt để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường có thể dễ dàng lựa chọn thực phẩm và nguyên liệu hơn. 

Khi bị mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải kiêng khem, không được thưởng thức những món ăn ngon. Ngược lại, ăn kiêng quá mức càng khiến người bị bệnh luôn trong trạng thái thèm ăn, thiếu dinh dưỡng. Khi biết những nguyên tắc cơ bản và một số mẹo chọn đồ ăn trong khẩu phần dinh dưỡng, người bị tiểu đường vẫn có thể nấu và ăn những món yêu thích. 

Nguyên tắc khi lựa chọn đồ ăn cho người bệnh tiểu đường

Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường bao gồm cả việc tuân thủ nguyên tắc lựa chọn đồ ăn. 

Dưới đây là lời khuyên về cách nấu ăn dành cho người bệnh tiểu đường:

1.1. Lựa chọn các loại thức ăn tinh bột cung cấp chất xơ và năng lượng

Đối với mỗi người đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường, tinh bột chính là nguồn năng lượng quan trọng, cũng là loại carbonhydrate cần được tiêu thụ trong mỗi cơ thể. Tinh bột có trong nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên nếu không nắm được lượng tinh bột cần thiết có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường 1

Ví dụ một số loại thực phẩm có chứa tinh bột như: bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng… có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Khi hấp thụ, tinh bột chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu hỗ trợ sự hoạt động của tuyến tụy

Thông thường, người Việt Nam hay chuộng các đồ ăn như cơm trắng, kèm theo đó là bún, phở, mì… Lượng đường được chuyển hóa từ các loại này khá cao. Đa phần các bác sĩ khuyến nghị nên ăn, có thể thay thế bằng gạo lứt, bột mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt. 

Trong khi đó, chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu do không thể tiêu hóa, từ đó giúp đẩy lùi các tác động của carbohydrate, tạo ra năng lượng… khi ăn chất xơ, ruột sẽ tiêu hóa lâu hơn và quá trình tăng glucose cũng hạn chế hơn. 

1.2. Giảm chất béo

Trong số các mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường, việc giảm chất béo là vô cùng quan trọng. Chất béo có trong thực phẩm hằng ngày có thể tăng khả năng béo phì của cơ thể, không tốt cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 

Chất béo bao gồm chất béo lành mạnh và chất béo không lành mạnh:

– Chất béo lành mạnh bao gồm các loại chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ cá, thực vật, dầu hạt cải, ô liu, các loại hạt, bơ. Loại chất béo này tập trung vào các omega 3 có khả năng chống viêm và tốt cho tim mạch. 

– Chất béo không lành mạnh bao gồm các loại chất béo bão hòa có trong các loại thịt động vật, các sản phẩm trứng sữa; các loại chất béo trans có trong các loại dầu hydro hóa một phần. Các nhà sản xuất thường sử dụng loại dầu này trong các thực phẩm lỏng để tránh việc bị hỏng thức ăn. 

Người bị bệnh tiểu đường cần chú ý chọn các thành phần dinh dưỡng dựa trên các thông số được in trên bao bì. Nên hạn chế dùng các loại bơ, dầu ăn không cần thiết, thay vào đó là ưu tiên dầu thực vật, chứa chất béo không bão hòa. 

Gợi ý cho người bị bệnh tiểu đường là nên chọn các loại  dầu hạt cải, dầu nành, dầu ô liu, dầu hạt nho, bơ thực vật không chứa chất béo.

Riêng các thực phẩm làm từ sữa thường chứa hàm lượng chất béo cao dễ dẫn đến béo phì, chính vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên đổi thói quen dùng sữa chua nguyên kem bằng sữa chua ít béo. 

Giảm tối đa các thực phẩm đường, đồ ngọt

Theo một số báo cáo,việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, tuy nhiên, đó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường.

Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường 2

Chất bột đường có nguồn gốc từ tinh bột sẽ chuyển hóa chậm, nhưng đường tinh thì nhanh hơn. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đồ ngọt, thay vì dùng quá nhiều đường hay giảm khẩu vị món ăn, hiện tại có rất nhiều loại đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường. Các món ăn hằng ngày cũng có thể bổ sung hoặc thay thế bằng các loại củ quả có vị ngọt tự nhiên. 

Bệnh nhân tiểu đường cần biết cách lựa chọn cho mình những loại đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp. Bạn nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng có tỷ lệ thành phần dưỡng chất hợp lý: 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm.

Lựa chọn các thực phẩm cần thiết

Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường không thể bỏ qua việc lựa chọn các thực phẩm chế biến hoặc sử dụng hằng ngày hạn chế tối đa khả năng làm tăng đường huyết đối với bệnh nhân. 

Nên chọn nhiều loại rau củ quả xanh nhiều chất xơ, khi chế biến nên chọn cách hấp luộc. 

Nên chọn các loại hoa quả có nhiều vitaminchất xơ, khi sử dụng nên ưu tiên việc dùng trực tiếp, hạn chế uống nước ép vì sẽ giảm tác dụng. 

Tích cực ăn các loại hạt để bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Loại bỏ một số loại thực phẩm trong thực đơn dành cho người tiểu đường

Khi nắm được mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn cần biết về một số loại đồ không nên sử dụng nhiều như sau: 

Gạo

Nhiều người lầm tưởng rằng ăn nhiều cơm sẽ không béo và còn tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường. Gạo trắng có thể làm cho bệnh tiểu đường tiến triển xấu hơn, vì trong gạo có hàm lượng đường cao, làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

Mật ong

Mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da và mang lại giá trị cho sức khỏe của con người… Tuy nhiên mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường càng tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

Rượu

Rượu nằm trong danh sách người bị tiểu đường hạn chế dùng nhất, thường xuyên uống rượu mà không ăn cơm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, lượng đường giảm, khiến đường máu xuống thấp.

Đường mía

Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

Trên đây chỉ là một số loại đồ cần chú ý vì ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường, ngoài ra còn một số đồ ăn người bệnh không nên dùng như bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng, các loại bánh kẹo, các loại hoa quả ngọt như: dưa hấu, nhãn, na, xoài, mít,…

Lưu ý, mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường đó là trong quá trình chế biến không nên cắt, thái thực phẩm quá nhỏ, không nên nấu, ninh thực phẩm quá nhừ. Vì thực phẩm nhỏ sẽ nhanh chóng được tiêu hóa, hấp thụ làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và hạ đường huyết khi đói, khi cách xa bữa ăn.

Bạn đang xem bài viết: “Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường