Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông

Cỡ chữ:
A A
Bệnh chân tay lạnh, sưng, tê buốt là nỗi khổ đối với nhiều người đặc biệt là vào mùa đông. Trên thực tế, căn bệnh này liên quan đến việc lưu thông khí huyết ở bàn chân và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, vì vậy mọi người không nên chủ quan. 

1. Lưu thông khí huyết giúp cải thiện bệnh chân tay bị sưng và tê buốt

Vào mùa đông, đặc biệt là những ngày nhiệt độ xuống thấp, không ít người lo lắng về các bệnh lạnh chân tay hay bàn chân bị sưng và tê liệt do khí huyết lưu thông kém. 

Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông 0
Việc lưu thông khí huyết tốt sẽ cải thiện tình trạng tê buốt chân tay (Ảnh: Internet)

Từ năm 2012, Hiệp hội chăm sóc bàn chân, Hội nghiên cứu và cứu trợ các bệnh về chân và công ty dược Medtronic ở Nhật Bản đã lấy ngày 10 tháng 2 hàng năm là “Ngày chăm sóc bàn chân”. Một công ty dược cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát những lo lắng của nữ giới về bàn chân, lấy đối tượng là 10.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 20 – 50.

Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi cho đối tượng khảo sát như sau: “Bạn thường gặp các vấn đề về bàn chân vào mùa nào trong năm?”. Kết quả là có đến 79,9% trả lời là mùa đông. Khi hỏi cụ thể về các vấn đề gặp phải, có 39,8% người trả lời bị lạnh chân, 31% bị nứt nẻ gót bàn chân và 9,1% bị sưng và khô chân.

Ngoài ra, khi hỏi về các tác dụng của việc giúp máu lưu thông tốt hơn ở bàn chân, có 89,8% người trả lời là “giúp cải thiện bệnh lạnh chân”, 74,5% cho rằng sẽ “giúp giảm sưng bàn chân”. Điều này cho thấy rất nhiều người nhận thức được việc lưu thông khí huyết sẽ giúp cải thiện các bệnh lý về chân như lạnh chân, sưng và tê buốt bàn chân,…

Tuy nhiên, khi được hỏi về các phương pháp chăm sóc cụ thể giúp lưu thông khí huyết, có 32% trả lời là “không làm gì cả”. Điều này có nghĩa là có đến 1/3 số người nhận khảo sát không hề quan tâm và chăm sóc cho bàn chân của mình.

2. Mạch máu là con đường quan trọng để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể

Khi được hỏi vấn đề nào gây lo lắng nhất khi chăm sóc bàn chân, các đối tượng khảo sát trả lời như sau:

– Có 72,1% trả lời: “Khi xỏ chân vào những đôi giày mới hoặc những đôi giày chưa đi quen, ngay lập tức sẽ bị rộp chân và phải dán băng gạc vào vết thương”.

– Có 67,4% trả lời:  “Không thể ngủ được do chân bị lạnh dù nằm trong chăn ấm”.

– Có 30,5% trả lời: “Trước khi đi ngủ đã cố gắng làm ấm bàn chân bằng nước nóng, nhưng nước bị nguội trước khi bàn chân ấm lên”.

Giáo sư Akira Kubo (Phó Giám đốc Phòng khám Ginza và Giám đốc Trung tâm Chống lão hóa) của khoa Khoa học Sức khỏe, Đại học Tokoha cũng cho biết: “Mạch máu là một con đường quan trọng để mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu tuần hoàn máu không tốt, các cơ quan trong cơ thể có thể không nhận đủ oxy, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, hay nói cách khác là lão hóa mạch máu, với những biểu hiện như bàn chân hay bị lạnh và mỏi”.

Ngoài ra, Mika Masuda, một nhà báo y tế (thành viên của Hiệp hội Nhà báo Y khoa Nhật Bản) cho biết: “Để cải thiện bệnh chân tay lạnh, việc cải thiện tuần hoàn máu, chất lượng máu và bình thường hóa các hoạt động lưu thông của mạch máu là vô cùng cần thiết”.

3. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Trong khảo sát này, người ta đã nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì tốt thông huyết mạch ở chân trong phòng ngừa xơ vữa động mạch máu. Các động mạch của bàn chân có chức năng đưa máu về phía ngón chân, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Việc mạch máu ở chân thường xuyên bị tắc nghẽn hay nói cách khác là mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD) – bệnh gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu, khiến cho quá trình lưu thông máu đến các chi bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng. Ở Nhật Bản, bệnh này cũng được gọi là bệnh xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn động mạch ở các chi.

Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông 1
Bị tê buốt chân ảnh hưởng đến sinh hoạt (Ảnh: Internet).

Các động mạch dẫn máu đi đến các chi dưới thường truyền máu về phía ngón chân thông qua đùi và bắp chân. Nếu các mạch máu lớn đi qua bắp chân, đùi và xương chậu bị hẹp hoặc bị tắc, máu không lưu thông đủ sẽ dẫn đến tình trạng bàn chân bị thiếu oxy và dinh dưỡng.

PAD có thể gây tê, đau, loét chân và nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn sẽ có thể gây hoại tử nghiêm trọng. Bệnh thường đi kèm với xơ vữa động mạch toàn cơ thể nên có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc não.

4. Tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu và thói quen hút thuốc sẽ làm tình trạng bệnh xấu đi

Bệnh PAD tiến triển thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một khi đã có các triệu chứng thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Các giai đoạn của PAD bao gồm:

– Đầu tiên là xuất hiện các cảm giác lạnh và tê liệt tay chân.

– Đau theo cơn (cảm giác đau xuất hiện khi bạn đi lại và biến mất khi bạn nghỉ ngơi).

– Khi bệnh nặng, các cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, không vận động.

Nếu bạn mắc cả tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu hoặc có thói quen hút thuốc, các mảng xơ vữa sẽ có xu hướng phát triển trong thành động mạch. Do đó, việc điều trị các bệnh trên đúng cách là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết kém ở bệnh nhân tiểu đường không chỉ khiến các mảng xơ vữa phát triển nhanh ở thành động mạch, mà còn gây tắc các mạch máu ở chân. Nếu tuần hoàn máu không tốt, tình trạng thiếu máu ở bàn chân sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa và cải thiện bệnh PAD, cần từ bỏ thói quen hút thuốc, cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục vừa phải. Ngoài ra, cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch như hút thuốc, tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, căng thẳng và béo phì.

Nếu bệnh vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên điều trị bằng thuốc và thực hiện các vận động trị liệu. Trong điều trị đau theo cơn bằng thuốc, người ta thường sử dụng thuốc kháng tiểu cầu giúp máu lưu thông tốt, từ đó ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng bệnh và ngăn ngừa tắc nghẽn các phần khác trong động mạch.

Trong vận động trị liệu, nếu đi bộ trên 30 phút mỗi ngày, từ 3 lần một tuần trở lên ít nhất trên 3 tháng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh có thể cải thiện tùy vào từng trường hợp. Duy trì việc đi bộ sẽ giúp các mạch máu nhỏ phát triển và lưu thông máu ở bàn chân.

Trong trường hợp đau theo cơn, liệu pháp vận động trị liệu như đi bộ kết hợp nghỉ ngơi sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt. Bạn nên đi lại cho đến khi cảm thấy đau, sau đó nghỉ ngơi cho đến khi các cơn đau biến mất và bắt đầu đi bộ lại lần nữa.

Khi điều trị bằng thuốc và các liệu pháp vận động trị liệu không có hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp tái lưu thông mạch – mở lại các mạch máu bị tắc. Cách điều trị này gồm có các phương pháp sau: 

– Phương pháp nong mạch vành: điều trị bên trong mạch máu, mở rộng các mạch máu bị xơ vữa động mạch từ bên trong. Một ống thông y tế sẽ được đưa vào động mạch bị xơ vữa. Tại đây một bong bóng nhỏ sẽ được bơm phồng lên để mở rộng mạch và san phẳng những thứ làm tắc nghẽn trên thành động mạch, đồng thời làm căng động mạch để làm tăng lượng máu. Hoặc bác sĩ có thể đặt ống đỡ động mạch vào động mạch để giữa nó được mở rộng.

– Phương pháp phẫu thuật bắc cầu: Bác sĩ sẽ dùng một đoạn ống ghép bằng tĩnh mạch hoặc động mạch nối phía sau đoạn động mạch vành bị hẹp. Hoặc có thể lấy tĩnh mạch ở chân, động mạch quay từ cổ tay, động mạch vú trong bên trong thành ngực để làm đoạn mạch ghép.

Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và các dụng cụ trị liệu trong những năm qua, phạm vi điều trị đã được mở rộng đến những vị trí tưởng chừng không thể thực hiện điều trị được trong cơ thể. PAD là một bệnh chứng về mạch máu trên toàn cơ thể nên việc chăm sóc toàn diện là vô cùng quan trọng. Thông qua điều trị, chúng ta không chỉ đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh mà còn cải thiện được các bệnh liên quan đến mạch máu sẽ xảy ra trong tương lai sau khi đã hồi phục.

Bạn đang xem bài viết:Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông“ tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư...
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa...
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó...
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, vì thế việc tiêm...
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân và béo phì là một...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường