Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Cỡ chữ:
A A
Ba trong số năm người mắc bệnh tiểu đường có kinh nghiệm gặp phải các vấn đề về cảm xúc và tâm lý, tuy nhiên một kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ có 1 trên 5 bệnh nhân tiểu đường nhận được sự hỗ trợ bởi một cố vấn được đào tạo chuyên môn để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Các chuyên gia chỉ ra rằng “Cần phải thay đổi cách điều trị bệnh tiểu đường để những người mắc bệnh tiểu đường có thể nhận được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần”.

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần

Hiệp hội Tiểu đường Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát trên hơn 9.000 bệnh nhân tiểu đường ở Anh năm 2017. Các nội dung của cuộc khảo sát liên quan đến gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường. Các kết quả khảo sát được tóm tắt trong bản báo cáo “Tương lai của bệnh tiểu đường (The future of diabetes)”.

Cuộc khảo sát cho thấy nhiều người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy rằng bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 1
Sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường đang là một vấn đề phổ biến hiện nay (ảnh: internet)

Hai trong số ba người tham gia khảo sát (64%) trả lời rằng “Vì bệnh tiểu đường mà họ đôi khi hoặc thường xuyên cảm thấy chán nản”. Ngoài ra, cứ trong ba người thì có một người (33%) cảm thấy “Bản thân phải thay đổi cách sống do bệnh tiểu đường nên dẫn đến gây bất tiện cho gia đình”.

Ba trong số năm người mắc bệnh tiểu đường có kinh nghiệm gặp phải các vấn đề tâm lý, trong khi đó 3 trong số 10 bệnh nhân (30%) cảm thấy rằng họ đang kiểm soát bệnh tiểu đường một cách chắc chắn.

Một trong số ba bệnh nhân tiểu đường (32%) đang sử dụng các tài liệu học tập như sách và video, tài liệu giảng dạy trực tuyến trên Internet, trong khi đó chỉ một trong năm người (19%) nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và người hướng dẫn được đào tạo chuyên môn về sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 2
Kết quả khảo sát về sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường (ảnh: kienthuctieuduong.vn)

cta kiến thức tiểu đườngTham khảo: Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường

Cảm giác lo lắng và cô lập thường xuyên

“Nhiều người mắc bệnh tiểu đường đang phải chịu những gánh nặng về tâm lý. Để thúc đẩy hiệu quả việc chăm sóc bệnh tiểu đường, cần phải chăm sóc không chỉ cho cơ thể mà còn cả tinh thần. Cần phát triển một hệ thống chẩn đoán bệnh tiểu đường để có thể hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhân tiểu đường”, Chris Aster thuộc Hiệp hội Tiểu đường Anh cho biết.

Những người tham gia khảo sát đã đưa ra những ý kiến cụ thể như sau:

“Định kiến đối với bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến trên thế giới và tôi muốn mọi người sớm nhận ra rằng việc loại bỏ định kiến ​​này là cần thiết trong vấn đề chăm sóc y tế tốt hơn cho bệnh tiểu đường.”

“Chỉ trong vài phút với tất cả những người không mắc bệnh tiểu đường, tôi muốn có cơ hội giải thích loại bệnh nào thực sự là bệnh tiểu đường.”

“Việc bị bệnh tiểu đường là một gánh nặng lớn, nhưng bây giờ có thể nói căn bệnh này là một phần của cuộc sống của tôi. Mặc dù khó khăn, tôi đang cố gắng để sống cùng với bệnh tiểu đường.”

“Tôi muốn bệnh nhân tiểu đường có thể dễ dàng tiếp cận hơn với những tiến bộ trong thuốc trị tiểu đường như bơm insulin, CGM, flash monitoring.”

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 3
Bệnh nhân tiểu đường đang chịu nhiều gánh nặng về tâm lý (ảnh: internet)

Chris Aster nói rằng “Các phương pháp điều trị y tế hiện tại không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân tiểu đường đang phải chịu đựng sự lo lắng và cô lập thường xuyên. Nếu không thực hiện điều trị bệnh tiểu đường một cách phù hợp, bệnh sẽ chuyển biến trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng như suy tim, đột quỵ, bệnh thận, bệnh võng mạc, tổn thương bàn chân,…Tuy nhiên, vì bệnh tiểu đường là căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên mọi người thường có xu hướng không nhận thấy bệnh. Để những người mắc bệnh tiểu đường có thể sống tốt hơn, cần cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho việc chăm sóc bệnh tiểu đường“.

Video 3 phút về: Cuộc sống thường nhật của bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường và stress. Bốn biện pháp để ngăn ngừa stress

Nhiều người cảm thấy stress do công việc hoặc môi trường làm việc và phàn nàn về rối loạn tinh thần. Stress gây ra các vấn đề về rối loạn tinh thần như trầm cảm và lo lắng (rối loạn lo âu), và stress cũng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.

Khi cảm thấy stress, sự tiết ra các hormon như cortisol và adrenaline tăng lên. Những hormon này có tác dụng làm tăng chỉ số đường huyết. Stress cũng làm tăng bài tiết hormon gây kháng insulin. Kháng insulin là tình trạng suy giảm tính nhạy cảm với insulin – loại hormon giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 4
Bệnh tiểu đường và stress có tác động qua lại lẫn nhau (ảnh: internet)

Khi tình trạng stress trở thành mãn tính, người bệnh có khả năng rơi vào một vòng luẩn quẩn mà sự khởi phát trầm cảm gia tăng và bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn. Vòng luẩn quẩn tiêu cực giữa căng thẳng và bệnh tiểu đường làm cho việc điều trị bệnh tiểu đường trở nên khó khăn. Do đó cần chú ý xử lý tình trạng căng thẳng từ giai đoạn đầu.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra những lời khuyên sau đây để những bệnh nhân tiểu đường có thể đối phó với stress.

1. Chấp nhận tình trạng hiện tại và hướng suy nghĩ theo mặt tích cực

Đôi khi những suy nghĩ như không thể chấp nhận việc bản thân bị bệnh tiểu đường và việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress.

Stress thường có xu hướng xảy ra nếu mọi người nghĩ rằng tình trạng bệnh lý tưởng bắt buộc phải như vậy ban đầu hoặc khi xem xét tình trạng bệnh hiện tại của bản thân và so sánh với những người khác, cảm thấy rằng tình trạng của bản thân không được như người khác. Một biện pháp quan trọng đối phó với căng thẳng là chấp nhận tình trạng hiện tại và hướng suy nghĩ theo mặt tích cực.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 5.1
Bệnh nhân tiểu đường nên sẵn sàng đối mặt với stress và suy nghĩ tích cực hơn (ảnh: internet)

Nếu suy nghĩ một cách cẩn thận thì có thể cảm thấy rằng tình hình hiện tại không quá tệ ở một khía cạnh nào đó. Các phương pháp chăm sóc y tế tiểu đường tiếp tục tiến bộ. Thực tế việc tiếp tục duy trì điều trị cũng có thể được coi là một mặt tích cực.

2. Tạo thời gian để thư giãn

Để có thể thoải mái với tình trạng stress, điều quan trọng là phải chuẩn bị một lối sống phù hợp. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giấc ngủ chất lượng tốt, thói quen tập thể dục sẽ là nền tảng của lối sống lành mạnh.

Ngoài ra, một biện pháp chống lại sự tích tụ stress là có một thời khoảng gian thư giãn trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách tạo một khoảng thời gian của riêng mình, mọi người sẽ có thể thư giãn và làm mới tâm trạng, có thể khởi động lại với một cảm giác mới.

Ví dụ, điều quan trọng là cần tạo khoảng thời gian để tận hưởng như tắm nước ấm, đọc sách, đi bộ, nghe nhạc, xem các chương trình TV yêu thích, nghe radio, gọi điện cho bạn bè, thiền định.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 6
Cần tạo ra một khoảng thời gian thư giãn cho bản thân (ảnh: internet)

Tuy nhiên, uống rượu và cố gắng quên đi sự căng thẳng mệt mỏi có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm sức khỏe tinh thần xấu hơn nữa, vì vậy cần đặc biệt chú ý.

3. Có bạn bè và người thân có thể tham khảo ý kiến

Thay vì tự mình đối phó với stress, sẽ hiệu quả hơn khi tham khảo ý kiến ​​người khác và yêu cầu giúp đỡ. Mọi người có thể dễ dàng chia sẻ tâm sự với những người thân quen như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, cộng đồng và người cùng sở thích.

Nếu không có bạn bè hoặc người thân để tham khảo ý kiến, có một phương pháp là tham gia cuộc thảo luận của các nhóm hỗ trợ- nơi các bệnh nhân tập trung lại với nhau và thảo luận với những người có cùng kinh nghiệm bị bệnh.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 7
Bệnh nhân tiểu đường nên chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè, người thân (ảnh: internet)

Bằng cách nói chuyện với những người có cùng bệnh, bệnh nhân có thể nhận thấy rằng vấn đề bản thân đang gặp phải không phải chỉ của riêng mình. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể học hỏi được cách xử lý vấn đề của người khác. Điều quan trọng tích cực tham gia các hoạt động xã hội và mở rộng quan hệ giữa con người với con người.

4. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia điều trị

Khi gặp một vấn đề lớn mà bản thân không thể tự giải quyết, nếu nỗ lực tự giải quyết thì sẽ mất nhiều thời gian. Kết quả là có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và thể chất.

Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến ​​của những người đáng tin cậy và các chuyên gia. “Không thể ngủ ngon”, “thường có cảm giác lo lắng”, “cảm giác chán nản trở nên mạnh mẽ hơn” là những dấu hiệu của stress như một sự rối loạn tinh thần.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 8
Tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường (ảnh: internet)

Nếu một trong những dấu hiệu như vậy xuất hiện, hãy nói với bác sĩ điều trị về các triệu chứng chi tiết hoặc đến khám sớm tại khoa thần kinh, khoa trị liệu tâm lý. Trong trường hợp khó nói chuyện với bác sĩ điều trị, có thể nói chuyện với những người dễ chia sẻ như một người hướng dẫn y tế hoặc nhân viên y tế.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường

Hiệp hội Tiểu đường Anh đã công bố một tuyên bố “Hỗ trợ về mặt cảm xúc và tâm lý cho những người mắc bệnh tiểu đường (Emotional and psychological support for people with diabetes)” vào tháng 7 năm 2018. Các chuyên gia y tế tiểu đường đã cùng nhau thảo luận về các biện pháp đối với sức khỏe tâm thần ở người tiểu đường và đang tìm cách để giúp cho bệnh nhân dễ nhận được hỗ trợ hơn.

Tuyên bố đã chỉ ra rằng “Ở Anh, một dự án quốc gia đang được tiến hành để cải thiện hơn nữa việc tự quản lý cho bệnh nhân tiểu đường và giáo dục tại các cơ sở y tế. Số người mắc bệnh tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường đang ngày càng tăng nhanh và ở Anh Khoảng 700 người mỗi ngày được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường”.

Hiệp hội Tiểu đường Anh đã nêu ra trong tuyên bố “Hơn 4 bệnh nhân trong 10 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã trải qua các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo lắng và đau khổ liên quan đến bệnh tiểu đường. Có một báo cáo đã nêu ra rằng 42% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, 36% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đang trải qua tình trạng trầm uất liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân tiểu đường không thể duy trì tình trạng tốt về sức khỏe tâm thần thì chất lượng cuộc sống (QOL) sẽ giảm đáng kể. Một trong những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường là bệnh nhân cần nhận được sự chăm sóc sức khỏe tâm thần”.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần 9
Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần là vấn đề cần được chú trọng nhiều hơn (ảnh: internet)

Ông Risu Warren đã bị rối loạn chế độ ăn uống kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 vào năm 1965, khi đó ông 13 tuổi. Ông nói rằng “Khi tôi bị bệnh tiểu đường, căn bệnh này được cho là một tình trạng liên quan đến y tế thể chất nên tôi không nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lý. Ở tuổi thiếu niên, tôi cố gắng không hấp thụ carbohydrate nhiều nhất có thể để tránh tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, tôi thường bị hạ đường huyết và cuối cùng bị rối loạn ăn uống”.

Ông Warren hiện đang dành nhiều thời gian để tình nguyện hỗ trợ những bệnh nhân tiểu đường giống như bản thân ông. Ông nói rằng “Nếu bệnh nhân tiểu đường nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lý, việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ tốt hơn, 40 năm trước, tôi cũng muốn được hướng dẫn về chế độ ăn uống và kiểm soát đường huyết”.

Bạn đang xem bài viết: Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần tại Chuyên mục Biến chứng thần kinh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch
Bệnh tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới...
Những điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý để phòng tránh virus Covid-19
Hiện nay tình trạng lây nhiễm virus corona ngày càng diễn biến phức tạp,...
Chỉ số HbA1c là gì và những điều cần biết
Chỉ số HbA1c được coi là chỉ số vàng trong kiểm soát đường huyết,...
Tiểu đường biến chứng suy tim
Tiểu đường biến chứng suy tim là một trong những biến chứng tim mạch...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Theo Hội nghiên cứu nội tiết, cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau...
Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch
Những điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý để phòng tránh virus Covid-19
Chỉ số HbA1c là gì và những điều cần biết
Tiểu đường biến chứng suy tim
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường