Phát triển loại “Smart Insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết
Danh mục nội dung
Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường
Các nhà sinh học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã nghiên cứu ra loại insulin mới có cơ chế không gây nguy cơ hạ đường huyết cho bệnh nhân. Và nghiên cứu này đang trong quá trình chuẩn bị cho các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai. Nếu có thể phát minh thành công được loại insulin này, thì phương pháp điều trị bệnh tiểu đường sẽ có bước tiến đáng kể. Chi tiết nghiên cứu được trình bày trong “Bài báo cáo phương pháp nghiên cứu mới của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ”.
Sau khi ăn, lượng đường (glucose) trong máu sẽ tăng lên. Insulin (một hormone tiết ra từ tuyến tụy) sẽ có vai trò tác động tới quá trình dự trữ và sử dụng glucose trong các tế bào gan, cơ và mô mỡ. Khi lượng tiết insulin không đủ, đường sẽ dư thừa trong máu, lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.
Cơ thể không tự sản sinh insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 và nếu lượng insulin hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc tiêm bổ sung insulin là một phương pháp kiểm soát lượng đường trong giúp bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp insulin cần theo dõi lượng đường trong máu bằng phương pháp tự theo dõi lượng đường trong máu hoặc CGM (đo glucose liên tục), từ đó điều chỉnh lượng insulin tiêm vào cơ thể sao cho phù hợp. Để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường, bệnh nhân cần hấp thu carbohydrate đầy đủ trước khi ăn.
Tuy mục tiêu của việc sử dụng insulin điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường trong máu, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết quá mức với các triệu chứng như kiệt sức, ra mồ hôi lạnh, run rẩy, hồi hộp… và trường hợp nặng có thể mất ý thức, thậm chí tử vong. Vì thế trong điều trị bệnh tiểu đường, bên cạnh việc cải thiện lượng đường máu, bệnh nhân nên chú ý tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, khi so sánh giữa nhóm người kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt và nhóm người kiểm soát đường huyết lỏng lẻo thì nhóm người kiểm soát đường huyết lỏng lẻo có tỷ lệ mắc đột quỵ, bệnh tim mạch như đau tim…cao hơn nhóm còn lại. Nguyên nhân của vấn đề này được cho là liên quan tới tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng trong quá trình bệnh nhân kiểm soát bệnh.
Phát triển “Smart insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết quá mức
Nhóm nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Henry Samueli UCLA đã thành công trong việc phát triển “Smart insulin” để ngăn chặn tình trạng hạ đường huyết và đặt tên là “i-insulin”.
Trong cơ thể, insulin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp glucose từ máu hấp thụ vào tế bào với cơ chế kích hoạt một loại protein được gọi là “chất vận chuyển glucose” ở bề mặt tế bào. Nhờ đó khi insulin đưa glucose trong máu đến bề mặt tế bào, protein sẽ đảm nhận vai trò vận chuyển glucose từ máu vào bên trong tế bào.
Nhóm nghiên cứu đã thêm một phân tử gọi là “chất ức chế vận chuyển glucose” vào insulin để phát triển “i-insulin”. Mặc dù insulin giúp glucose được đưa vào tế bào, các chất ức chế mới được phát triển có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu glucose khi glucose trong máu bình thường.
Giáo sư Zhen Gu thuộc nhóm nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Henry Samueli, UCLA chia sẻ rằng: “Các chất ức chế này không có chức năng làm gián đoạn con đường hấp thụ glucose bằng cách ngăn chặn những phân tử chuyên vận chuyển mà chỉ hoạt động khi lượng glucose bị giảm xuống. Nhờ đó mà đường huyết được duy trì ổn định, giảm được nguy cơ hạ đường huyết”.
Ví dụ đối phó với tình trạng tăng đường huyết sau ăn, cơ thể cần gia tăng sản xuất insulin để hạ lượng đường trong máu. “I-insulin” mới được phát triển đáp ứng nhanh chóng với tình trạng tăng đường huyết và cũng có tác dụng giữ cho lượng đường trong máu bình thường.
Nhóm nghiên cứu đã làm thí nghiệm trên những con chuột mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và kết luận i-insulin có thể kiểm soát đường huyết ở mức cho phép trong 10 giờ sau lần tiêm đầu tiên và ngăn hạ đường huyết sau ba giờ ở lần tiêm thứ 2.
Tiến tới tiến hành thí nghiệm lâm sàng
Nghiên cứu này được tiến hành nhờ Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health- NIH) và Tổ chức tiểu đường vị thành niên Quốc tế (International Juvenile Diabetes Foundation – JDRF) cùng tài trợ hợp tác.
Giáo sư John Buse, giám đốc Trung tâm chăm sóc bệnh tiểu đường tại Đại học Y khoa Bắc Carolina tại Chapel Hill cho biết: “Để có thể tiến tới thí nghiệm lâm sàng cần thực hiện những đánh giá tương thích thời gian dài trên động vật. Nếu thí nghiệm “Smart Insulin” thành công thì đây sẽ là một bước tiến lớn trong việc điều trị bệnh tiểu đường”.
Giáo sư Zhen Gu cũng chia sẻ thêm: “Hiện giờ vẫn còn nhiều vấn đề cần tối ưu hóa như thời gian phản ứng, thời gian tiêm, liệu lượng…tuy nhiên cũng có khả năng chúng tôi sẽ phát minh miếng dán theo dõi đường huyết liên tục hay insulin dạng uống”.
Bạn đang xem bài viết: “Phát triển loại “Smart Insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết ” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)