Tiểu đường ăn xôi được không?
Danh mục nội dung
1. Bệnh tiểu đường và gạo nếp
Gạo nếp là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao, nghĩa là ăn những món ăn chế biến từ gạo nếp sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Các chuyên gia khuyến cáo người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều đồ nếp. Người bị tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu và không làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng ở người bệnh.
Nếu người bệnh muốn thưởng thức đồ nếp thì không nên ăn quá nhiều vào một lúc, chia nhỏ bữa ăn và ăn kèm với rau xanh, salad trộn để làm giảm hấp thu đường.
Khi ăn thực phẩm chế biến từ gạo nếp, nên kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu. Cụ thể, 2 tiếng sau khi ăn, nếu lượng đường trong máu của bạn lớn hơn 10mmol/l với người bệnh đang chữa trị bằng insulin và 7.8 mmol/l với người tiểu đường dùng thuốc thì nên hạn chế, giảm bớt khẩu phần ăn đồ nếp ở những lần sau.
Người bệnh nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm để kiểm soát ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường
2. Tiểu đường ăn xôi được không?
Theo y học cổ truyền phương Đông thì xôi có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn nên ăn xôi rất tốt khi người có chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai,…Nhưng lại là một loại thực phẩm sau khi ăn sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu, xôi có tác động như thế nào đến người tiểu đường?
– Nếu ăn thường xuyên và ăn nhiều thì xôi là món ăn không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể ăn xôi nhưng nên ăn với khẩu phần ít, cách xa nhau để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao.
– Hạn chế ăn xôi buổi sáng, vì sau một khoảng thời gian dài không tiếp thu thức ăn vào cơ thể (thời gian ngủ), ăn xôi sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường.
– Ăn xôi nên ăn kèm với salad rau quả để giảm hấp thu lượng đường.
Có thể bạn không biết:
3. Một số lưu ý đối với người tiểu đường khi ăn xôi
Những người dưới đây không nên ăn xôi
– Người bệnh tiểu đường đang trong tình trạng giảm cân không nên ăn xôi.
– Người đau dạ dày, ăn không tiêu không nên ăn xôi.
Đỗ xanh và gạo nếp theo đông y là lành tính, nhưng khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ tăng nguy cơ ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản, bị trướng bụng. Cùng các gia vị hành, tỏi, tiêu,… ăn kèm xôi sẽ khiến người tiểu đường có nguy cơ bị dạ dày nặng hơn.
– Người đang bị nóng trong người, nổi mụn trứng cá, lở miệng không nên ăn.
Xôi là món đồ ăn nóng, người bệnh cơ địa nóng, ăn càng nhiều sẽ càng sinh mụn và nóng trong người.
– Đối với những người tiểu đường bị mẩn ngứa, mề đay, bị vết thương tuyệt đối không ăn xôi dễ gây biến chứng trầm trọng, vết thương khó lành, mưng mủ.
Chú ý khi ăn xôi
– Sau khi ăn xôi nên kiểm tra đường huyết, nếu tăng cao cần có biện pháp hạ đường huyết nhanh chóng.
– Nên ăn xôi ít dầu mỡ, không nên ăn xôi có mỡ động vật: như mỡ gà, mỡ lợn thường cho vào xôi để tăng hương vị.
– Xôi bọc trực tiếp bằng giấy báo có hại cho sức khỏe.
Người bán xôi thường dùng giấy báo để bọc xôi vì giấy báo khá rẻ tiền. Nhưng giấy báo chứa nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, mực in giấy báo có nhiều thành phần chì rất nặng và nguy hiểm cho người ăn. Khi gói xôi, ở nhiệt độ cao, lượng chì trong giấy báo sẽ ảnh hưởng nguy hiểm hơn mức bình thường. Vì thế, người tiểu đường hay người không bị bệnh đều không nên ăn xôi có bọc giấy báo, nguy cơ nhiễm độc chì nếu ăn xôi bọc giấy báo là rất cao.
Ngoài ra, giấy báo còn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, vì giấy báo đã qua tay nhiều người, đã qua sử dụng, người bị tiểu đường khả năng miễn dịch kém hơn nên vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng tấn công sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh. Nên ăn xôi đựng trong bát hay hộp xốp dùng một lần sẽ tốt hơn. Hoặc xôi được bọc qua một lần lớp lá chuối, lá dong riềng rửa sạch,…rồi mới bọc qua giấy báo sẽ đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng.
– Ăn xôi quá nhiều sẽ bị tăng cân, không tốt cho người tiểu đường. Vì vậy không nên ăn xôi quá 2 lần/ tuần và ăn quá nhiều vào buổi sáng.
Một vài lựa chọn ăn sáng cho người tiểu đường
– Mì ăn liền: ½ gói + 50g rau cải. Tráng miệng bằng 1 quả cam.
– Xôi đỗ xanh: 30g gạo tẻ + 15g đậu xanh ( hạn chế sử dụng gạo nếp).
Tráng miệng: 1 miếng dưa hấu 100g
– Phở thịt gà: 100g bánh phở + 30g thịt gà. Ăn tráng miếng với 1 miếng táo 100g.
Những gợi ý người bị đái tháo đường nên ăn gì vào buổi sáng mà bạn không nên bỏ qua
4. Nhóm thức ăn người bị tiểu đường cần đặc biệt tuân thủ
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Cần lựa chọn những loại thực phẩm tốt, tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng cao lượng đường trong máu của người tiểu đường.
– Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không kèm phụ gia, ăn mì sợi, gạo với số lượng vừa phải, sữa nên tách kem, các loại thịt nạc, thịt lợn nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích,…ăn lòng trắng trứng gà, rau xanh và hoa quả có lượng đường thấp như rau cải, mồng tơi, bí bầu, bưởi đỏ, táo,…
– Nhóm thức ăn hạn chế: Những loại rau quả đóng hộp, loại quả chín như chuối, chuối chín có hàm lượng đường cao hơn rất nhiều so với chuối xanh, các loại cá béo, chè, cà phê, thịt dê, cừu,…
– Nhóm thức ăn cần tránh hoặc sử dụng ít: Đường (trừ lượng cho phép, dùng đường cho người ăn kiêng), các loại nước quả có đường, thịt nhiều mỡ, cá nhiều mỡ (cá basa), các món chế biến từ gạo nếp, lòng đỏ trứng, các loại đồ ngọt, thực phẩm sấy khô, các loại đồ uống có hại như rượu, bia,…
Gợi ý xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường
Tiểu đường ăn xôi được không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Xôi là một trong những món ăn không thể thiếu ở những dịp giỗ chạp, đám hỏi, lễ tết trong phong tục của người Việt Nam. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì người tiểu đường nên hạn chế ăn loại thức ăn này vì có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu của người bệnh và tăng nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường ăn xôi được không” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
https://kienthuctieuduong.vn/