Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
Các mẹ ở trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu đường huyết duy trì ở mức cao sẽ dẫn tới tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt bệnh có thể phát triển dần thành tiểu đường, và sau này khi tới giai đoạn giữa và cuối thai kỳ sẽ rất khó điều trị, chính vì vậy mọi người hãy chú ý kỹ càng và cẩn thận.
Những thông tin được đề cập dưới đây sẽ giúp các mẹ đã, đang và chưa mang thai có thể quan tâm hơn tới tiểu đường, từ đó kiểm soát nó và phòng tránh không mắc bệnh nhé.
Chi tiết – Đầy đủ về “Tiểu đường thai kỳ“, bà bầu cùng tìm hiểu ngay
Danh mục nội dung
- 1. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu chỉ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định?
- 2. Tại sao nguy cơ mắc tiểu đường lại tăng trong thời kỳ đầu thai kỳ?
- 3. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu có triệu chứng gì không?
- 4. Ai là người cần chú ý tới bệnh?
- 5. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
- 6. Tiểu đường ở thời gian đầu thai kỳ sẽ trị liệu như thế nào?
1. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu chỉ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định?
Ở giai đoạn đầu thai kỳ và vẫn theo dõi tiểu đường, liệu có phải là không vấn đề gì trong một khoảng thời gian nhất định không?
Trong khi mang thai, tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, cho nên tốt nhất là các mẹ nên kiểm soát đường huyết cẩn thận kể cả sau khi sinh bé.
Tìm hiểu chi tiết:
2. Tại sao nguy cơ mắc tiểu đường lại tăng trong thời kỳ đầu thai kỳ?
Có một lý do chắc chắn sẽ làm tăng khả năng mắc tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn đầu, chính là do trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi rất lớn, chính những thay đổi này sẽ làm người mẹ dễ mắc bệnh hơn.
Đời sống ăn uống của mọi người cho đến nay sẽ có những phần thay đổi, cho nên sẽ có những điều lo lắng, mệt mỏi. Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần chú ý quan tâm đến tiểu đường nhé.
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Không chỉ riêng trong thời gian đầu của thai kỳ, mà cả trước khi mang thai mà các mẹ cũng đã ăn nhiều đồ ngọt rồi thì lượng đường trong máu có khả năng cao trong thời gian đầu thai kỳ.
Đặc biệt những mẹ ăn toàn đồ ngọt vào lúc nghén cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Người ta thường nói lúc nghén sẽ thích ăn đồ chua, nhưng không phải tất cả mọi người giống nhau, tất nhiên sẽ có những người nghén thích ăn đồ ngọt .
Kể cả là chất tạo ngọt nhân tạo hay gì đi nữa cũng không thể nói là không sao hay an toàn được, tốt nhất là nên hạn chế sử dụng những đồ mà bạn cảm nhận được vị ngọt. Ngoài ra cacbonhidrates cũng sẽ chuyển hóa thành đường khi vào trong cơ thể, cho nên cũng nên hạn chế các thực phẩm có gạo, bánh mỳ, bún, phở mì,v.v…
Thiếu nước
Các bà mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ có cơ thể nóng hơn bình thường vì lượng nước sẽ được tập trung lại ở tử cung gây ra thiếu nước.
Vì cơ thể thiếu nước nên máu cũng sẽ đặc lại, làm lượng đường trong máu cũng tăng lên. Do đó nếu không cung cấp nước đầy đủ, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên, và xấu nhất là mẹ sẽ mắc tiểu đường thai kỳ đó.
Ít vận động
Trong giai đoạn đầu thai kỳ các mẹ nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, thế nhưng nằm lâu một chỗ lại dẫn tới việc thiếu vận động. Khi thiếu vận động thì máu sẽ khó lưu thông đều khắp cơ thể và tích tụ các chất thải lại. Chính vì vậy thiếu vận động cũng sẽ làm cho thai phụ giai đoạn đầu dễ mắc tiểu đường hơn.
Nhiễu loạn trao đổi chất
Đối với các mẹ trong thai kỳ thời gian đầu, cơ thể có nhiều rối loạn lớn ở các chức năng trao đổi chất. Vì mẹ cần cung cấp một lượng lớn nước và máu,v.v… tới cho em bé trong bụng nên sẽ có nhiều thay đổi trong chức năng trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, em bé cũng chủ yếu sử dụng đường như năng lượng chính của cơ thể, cho nên cơ thể sẽ làm ức chế sự bài tiết insulin – chất làm giảm sự gia tăng đường trong máu. Và tất nhiên điều này sẽ dẫn tới đường huyết tăng đột ngột, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn nhiều lần.
Mọi người nên hiểu rằng rối loạn trao đổi chất trong cơ thể mẹ là điều hiển nhiên, vì thế nên việc bài tiết insulin sẽ bị ức chế, dẫn tới lượng đường nhận được từ bữa ăn sẽ vượt quá mức cần thiết, cho nên mọi người hãy hạn chế cacbonhidrates trong bữa ăn nhé.
3. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu có triệu chứng gì không?
Các mẹ nên chú ý rằng tiểu đường thai kỳ giai đoạn đầu sẽ tiến triển mà hầu như không có dấu hiệu nào. Thông thường cũng giống như tiểu đường bình thường, các mẹ có thể nhận ra được rất ít các triệu chứng đó. Tuy nhiên khi khám sức khỏe thai phụ định kỳ 1 tháng 1 lần, vào lúc đó bác sỹ sẽ biết được mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không.
Sau đây là 1 số triệu chứng mà các mẹ có thể chú ý:
Hay ở gần nhà vệ sinh
Khi mắc tiểu đường thai kỳ giai đoạn đầu, hoặc là có nguy cơ cao mắc bệnh thì rất hay thấy các mẹ ở gần nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, triệu chứng này đối với mẹ đang ở thai kỳ giai đoạn đầu mà nói thì không hẳn là triệu chứng tiểu đường, đơn giản là thai nhi phát triển nên có những dấu hiệu trên là điều mà các bà mẹ đều phải trải qua, cho nên không cần quan tâm lắm tới dấu hiệu này.
Hay khát nước
Tình trạng thiếu nước trong người xuất hiện thường xuyên, hay cảm thấy khát nước khi lượng đường trong máu tăng cao.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ cần cung cấp nhiều nước và máu cho em bé, nên triệu chứng này cũng rất khó phân biệt và cũng thường bị bỏ qua.
Vì vậy, nếu các mẹ bị khát trong thời gian dài, dù có uống nước nhưng vẫn thấy khát thì hãy nghĩ tới khả năng là do đường huyết tăng nhé.
4. Ai là người cần chú ý tới bệnh?
Đối với tiểu đường thai kỳ giai đoạn đầu, các dấu hiệu hầu như không thể tự mình nhận ra được. Hầu hết được phát hiện trong khi khám sức khỏe định kỳ, cho nên tất cả các bà mẹ cần phải chú ý tới các triệu chứng bất thường và nhớ hỏi bác sỹ nhé.
Các sản phụ cao tuổi
Các mẹ từ 35 tuổi trở lên mà mang thai, thì khả năng mắc tiểu đường thai kỳ giai đoạn đầu cũng tăng theo số tuổi của mẹ. Tức là mẹ càng mang thai khi lớn tuổi thì càng dễ mắc tiêu đường.
Từ sau tuổi 35 sự trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra kém hơn, mà vào trong thời gian đầu của thai kỳ cơ thể lại diễn ra một loạt các sự thay đổi, thế nhưng các chức năng cơ thể của thai phụ cao tuổi lại không đáp ứng kịp với những thay đổi đó.
Chẳng hạn như thiếu nước, hạn chế tiết ra insulin,v.v… như đã nói ở trên, tuổi càng cao thì chức năng trao đổi chất càng yếu dần, và vì thế nên các mẹ mang thai cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn.
Gia đình có người mắc tiểu đường
Nếu trong gia đình có người đang hoặc đã từng mắc tiểu đường, các mẹ mang thai cũng cần phải chú ý đi kiểm tra cẩn thận nhé.
Tiểu đường cũng được cho rằng có di truyền, dù chính xác là không truyền bệnh nhưng cơ địa dễ bị cao đường trong máu thì có di truyền.
Trước khi mang thai bị béo phì
Vì mẹ trước khi mang thai đã béo phì thì cơ bản là lượng đường huyết ở mức cao, sau khi có những thay đổi ở cơ thể trong thời kỳ đầu thai kỳ, lượng đường huyết có thể sẽ còn cao hơn nữa. Chính vì vậy các mẹ bị béo phì trước khi mang thai cũng cần đặc biệt quan tâm tới lượng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhé.
Lượng đường trong nước tiểu được cho là cao trong quá khứ
Không phải ở các mẹ lần đầu mang thai, mà các mẹ đã từng mang thai, và trong thời gian mang thai đi khám nghiệm được bác sỹ báo rằng lượng đường trong nước tiểu cao. Thêm nữa nếu được báo là lượng đường trong máu cao thì càng đặc biệt cần chú ý.
Kể cả các sản phụ dù chưa bị thông báo là lượng đường trong nước tiểu cao đi chăng nữa, nhưng cơ địa có xu hướng có lượng đường trong máu cao, thì đặc biệt cũng sẽ dễ phát triển thành bệnh tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn đầu mang thai.
Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên chú ý gì?
5. Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
Rối loạn bẩm sinh
Nếu mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu thai kỳ, thì khả năng em bé trong bụng mẹ có những rối loạn bẩm sinh cũng cao hơn.
Do có những ảnh hưởng nguy hiểm tới nhiễm sắc thể, làm thai nhi có thể bị dị dạng, hoặc có nguy cơ mắc các chứng bệnh bẩm sinh khác cao hơn,v.v…
Hypoplasia
Khi bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển dẫn tới khả năng lưu thông máu sẽ trở nên kém hơn, em bé sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Hơn thế nữa khi lượng đường huyết tăng hơn mức cần thiết, các chức năng của nhau thai và tử cung sẽ kém hơn, dẫn tới có thể thành trạng thái hypolasia.
Và khi đã có dấu hiệu về hypolasia rõ ràng thì nguy cơ em bé bị sinh non cũng tăng cao, khi thai kỳ càng phát triển càng trở nên khó khăn hơn, và tệ nhất là tim bé có thể ngừng đập ngay khi còn trong bụng mẹ.
Sinh non hoặc sẩy thai
Các mẹ bị tiểu đường ở giai đoạn đầu thai kỳ đều có khả năng sinh non hoặc sẩy thai, và nhất là nếu có dấu hiệu của hypoplasia thì việc sẩy thai không hề ít.
Vì đặc biệt nguy hiểm nên các mẹ cần chú ý để tránh mắc tiểu đường thai kỳ. Để làm được điều đó, hãy tạo cho mình thói quen sống lành mạnh. Hơn nữa hãy đi khám định kỳ, nếu phát hiện mắc bệnh hay cố gắng trị liệu càng sớm càng tốt .
Tìm hiểu chi tiết: Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi như nào, tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
6. Tiểu đường ở thời gian đầu thai kỳ sẽ trị liệu như thế nào?
Nếu bạn mới được chẩn đoán mắc tiểu đường vào giai đoạn đầu của thai kỳ thì cũng không nên lo lắng quá, và có rất ít trường hợp phải dùng thuốc ngay lập tức, điều quan trọng là mẹ phải tự có ý thức kiểm soát lượng đường huyết của mình.
Dưới đây sẽ là một số phương pháp giúp giảm lượng đường trong máu.
Cải thiện thực đơn ăn uống
Khi bạn thường xuyên ăn những đồ ăn quá ngọt hay quá mặn (chứa nhiều muối) thì khả năng mắc tiểu đường là cao. Chính vì vậy mà có phương pháp trị liệu là cải thiện nội dung bữa ăn ra đời.
Hiển nhiên trong phương pháp này sẽ có hạn chế lượng đường trong các bữa ăn, ngoài ra cũng cần giảm cacbonhydrat (tinh bột), kèm theo đó kết hợp với thói quen ăn uống, dần dần sẽ tìm ra được những món đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn ngon miệng cho mọi người.
Tập thể dục đều đặn
Vì trong thời gian mang thai sẽ bị hạn chế vận động, thành ra nguy cơ mắc tiểu đường cũng tăng theo. Chính vì vậy các mẹ hãy cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng, vận động hàng ngày nhé.
Tất nhiên phải tùy thuộc vào tình trạng của em bé để có thể đưa ra phương pháp vận động tốt nhất mà không ảnh hưởng gì xấu tới bé và mẹ. Các bài tập gợi ý có thể là đi bộ, hoặc là bơi nhẹ nhàng. Mục đích ở đây là để lưu thông máu đều đặn khắp cơ thể, nâng cao sự trao đổi chất, loại bỏ các chất thải tồn đọng.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu” tại Chuyên mục: “Kiểm soát bệnh“.
https://kienthuctieuduong.vn/