Bệnh nhân tiểu đường có ăn được măng cụt không?
Danh mục nội dung
1. Bệnh tiểu đường cần tránh các thực phẩm gì?
Muốn biết bệnh nhân tiểu đường có được ăn măng cụt không, hãy cùng xem bệnh tiểu đường cần tránh các loại thực phẩm nào:
1.1. Các thực phẩm chứa tinh bột
Mặc dù đây là thành phần quan trọng trong các bữa ăn nhưng riêng đối với bệnh nhân tiểu đường thì cần đặc biệt chú ý. Người bị tiểu đường hạn chế ăn các loại tinh bột ở các thực phẩm như bún, phở, cơm. Đặc biệt những loại thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền cần tránh tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường.
1.2. Các thực phẩm ngọt
Chắc chắn khi nghe đến các đồ ngọt, bệnh nhân tiểu đường cũng hiểu là các đồ nên tránh, tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng không nhất thiết phải ăn nhiều, ăn ít là được. Trên thực tế, tiểu đường là tình trạng mà cơ thể có lượng đường trong máu vượt qua các ngưỡng giới hạn cần thiết của cơ thể. Nếu tiếp tục cung cấp lượng đường từ nước ngọt, bánh ngọt, vị ngọt… thì đây là hình thức làm cơ thể tồi tệ hơn. Vì vậy nếu có thể tuyệt đối đừng ăn quá nhiều đồ ngọt, đối với các loại thực phẩm có thể ăn kèm hoặc pha loãng hãy tận dụng tối đa.
1.3. Các thực phẩm chứa chất béo
Đối với người bình thường, chất béo chính là năng lượng, giúp tăng cân, tuy nhiên đối với người bị tiểu đường thì đây là chính là nguyên nhân dẫn đến việc khó kiểm soát đường huyết.
Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem,… Các đồ ăn chiên đi chiên lại, các đồ ăn sẵn như đồ hộp, xúc xích, đồ đông lạnh, mì tôm cũng nên tránh dùng…
1.4. Các đồ uống có cồn
Rượu, bia, chất kích thích là những loại đồ uống tuyệt đối tránh xa, khi kết hợp cùng những loại thức ăn có đường khác, nó sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Ngoài các thực phẩm kể trên, bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế uống sữa và ăn trái cây khô, chỉ nên chọn các loại trái cây tươi ít đường để sử dụng. Vậy trong các loại trái cây, bệnh tiểu đường có ăn được măng cụt không?
2. Bệnh nhân tiểu đường có được ăn măng cụt không?
2.1. Giá trị của măng cụt
Măng cụt là một loại quả có nguồn gốc từ Mã Lai, Indonesia, Myanma, Thái Lan,… có vị thơm ngon đặc trưng. Các múi trắng ngần mọng nước, vỏ màu tím đậm bên ngoài nhưng bên trong lại màu đỏ rượu vang khi chín.
Vỏ quả măng cụt chứa 7 -13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan, quả chứa nhiều protein và các loại lipid. Đây đều là những chất rất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt những người suy nhược, thiếu dinh dưỡng, người vừa khỏi bệnh đều có thể dùng loại quả này để có tác dụng điều dưỡng.
Bên cạnh đó, măng cụt còn chưa chất xanthone cao có khả năng chống ung thư, vì chất này có thể tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn, giữ cân bằng môi trường axit trong dạ dạ dày, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Măng cụt từ lâu đã được coi là loại thuốc chống viêm hiệu quả, đó là bởi măng cụt có tác dụng ngăn ngừa dị ứng, viêm nhiễm, giảm đau,…thông qua hiệu ứng ức chế giải phóng histamin và prostaglandin – các chất gây viêm trong cơ thể.
Măng cụt có chứa chất chống oxy hóa có sẵn, từ đó giúp củng cố hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
2.2. Tiểu đường có ăn được măng cụt không?
Một trong những tác dụng quan trọng của bệnh tiểu đường đó là chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Măng cụt có khả năng làm thấp và dung hòa lượng đường trong máu, giúp cải thiện sinh lực, chống viêm thông qua các hợp chất garcimangoson A, B, C; garcinon A, B, C, D, E; mangostino; gartanin; egonol; epicatechin; procyanidin và cả benzophenone glucoside.
Đồng thời còn có thể làm giảm nhu cầu thuốc men vì lượng đường trong máu xuống bất bình thường. Hầu hết bệnh nhân sử dụng loại quả này trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường đều cần có sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát số lượng và mức độ ăn hằng ngày để đảm bảo an toàn.
Lưu ý khi ăn măng cụt:
Măng cụt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên khi ăn măng cụt chúng ta cần đặc biệt chú ý vì đôi khi sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:
– Bị dị ứng vì ăn quá nhiều: Nếu quá số lượng cần bổ sung mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bị nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa, phát ban, nặng hơn là sưng môi, ngứa họng, miệng, tức ngực.
– Bị cản trở quá trình đông máu: Hợp chất xanthone có trong măng cụt có thể gây ra tác hại này, vì vậy nếu có hiện tượng cần kịp thời cấp cứu, nếu không sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.
– Bị nhiễm axit lactic: Theo một nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng nếu ăn măng cụt trong vòng 1 năm liên tục, người bình thường cũng có thể bị nhiễm axit lactic đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, cơ thể ốm yếu.
– Dễ gây xuất huyết tiêu hóa: Khi tương tác với những thuốc làm loãng máu sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên dùng măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật
Như vậy ở trên chúng ta đã tìm hiểu bệnh nhân tiểu được có ăn được măng cụt không, khi đã nắm được các kiến thức cơ bản, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng loại thực phẩm này cho phù hợp.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh nhân tiểu đường có ăn được măng cụt không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/