Bệnh nhân tiểu đường có ăn được su hào không?

Cỡ chữ:
A A
Su hào là một món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam, không chỉ là nguyên liệu nấu các món ăn ngon, su hào còn mang đến những giá trị dinh dưỡng cực kỳ tốt. Vậy đối với bệnh nhân tiểu đường, su hào có gây ảnh hưởng gì không, người bị tiểu đường có được ăn su hào không?

1. Bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm

Trước khi tìm hiểu tiểu đường có ăn được su hào không, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, được coi là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa protein, cacbohydrate và mỡ. Bệnh xuất hiện khi các hormone insulin của tụy bị thiếu hụt. Lúc này, cơ thể sẽ xảy ra một loạt các phản ứng như: Lượng đường trong máu tăng, đi tiểu nhiều về ban đêm, khát nước,…

Bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng gia tăng, gọi chung là “kẻ giết người thầm lặng”. Đó là vì bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 trong số các bệnh nguy hiểm, đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong do lây nhiễm và là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành. 

Mỗi năm có đến hàng triệu người mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân cơ bản thường thấy là do di truyền, chế độ sinh hoạt, ăn uống, các thói quen vận động… Các dấu hiệu bệnh ở mỗi cấp độ sẽ có một vài những biểu hiện khác nhau tuy nhiên thường khó nhận biết, người bệnh dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. 

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được su hào không? 1
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (ảnh: Internet)

Bệnh tiểu đường có các biến chứng nguy hiểm sau:

Biến chứng mắt:  Đây là loại biến chứng rõ rệt nhất, người bệnh thường sẽ bị giảm thị lực, bị đục thủy tinh thể, nặng hơn nữa là mắt mờ dần, dẫn đến mù nếu không được can thiệp sớm.

Bệnh về tim mạch: Tim mạch có mối liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường, đó là do lượng đường trong máu cao dễ  tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch, dòng chảy của máu sẽ chậm hơn, xảy ra việc không thể bơm máu đến tim.

Bệnh suy thận: Suy thận do tiểu đường thường thấy, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm  tổn thương ở tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc dẫn đến suy thận.

Bệnh thần kinh: Bệnh nhân sẽ dẫn đến yếu cơ, tê bì, buốt các ngón tay.

2. Người bị tiểu đường nên ăn các loại rau nào?

Khi đặt câu hỏi tiểu đường có ăn được su hào không, chắc hẳn người bệnh cũng sẽ quan tâm đến các loại rau củ quả khác. Vậy có những loại rau củ nào người tiểu đường nên ăn:

– Dưa leo: Theo các báo cáo khoa học, dưa leo rất tốt cho bệnh tiểu đường, có khả năng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong dưa leo có loại hormone dùng để sản xuất insulin tuyến tụy, ổn định chỉ số đường huyết. Người bệnh có thể dùng dưa leo như món ăn hằng ngày hoặc ăn kèm với các thực phẩm rau xanh khác. 

– Bí ngô: Đây là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, còn được coi là món ăn mà người tiểu đường nên ăn. Bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy sản xuất ra insulin cần thiết mà cơ thể còn thiếu cho cơ thể, ngoài việc giúp kiểm soát đường huyết, bí ngô còn giúp những ngăn ngừa tiểu đường ở giai đoạn tiền tiểu đường.

– Bông cải xanh: Người bị tiểu đường nên ưu tiên các món có bông cải xanh vì có chứa chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ tim mạch, đồng thời giúp cho việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể được tốt hơn.

– Măng tây: Tuy không phải là món ăn được sử dụng nhiều nhưng trên thực tế măng tây rất tốt cho người bị tiểu đường. Măng tây có khả năng giữ lượng đường ổn định, tăng cường sản xuất insulin cần thiết để cơ thể có thể hấp thụ được glucose một cách tốt nhất. 

3. Các loại củ người tiểu đường tuyệt đối nên tránh

Người tiểu đường cần chú ý quan sát lựa chọn các món ăn phù hợp cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tiểu đường có ăn được su hào được không chỉ là một trong những thắc mắc thường thấy của người bệnh. Trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường cần tránh những loại củ sau thường thấy hơn như:

– Khoai lang: Loại củ này chứa hàm lượng tinh bột cao, đồng thời có vị ngọt, nhiều chất béo. Người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng khoai tây trong khẩu phần ăn để không bị tăng đường huyết. 

– Khoai lang: Cũng như khoai tây, mặc dù là loại củ chứa nhiều dinh dưỡng hỗ trợ trí nhớ, điều trị táo bón nhưng lại không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Với lượng đường cao và giàu năng lượng thì đây cũng là loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên tránh dùng.

– Ngô (bắp): thường có vị ngọt, giàu tinh bột và chất xơ thường được dùng làm các món ăn xế. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn bắp vì có thể gây ra sự biến động không kiểm soát được đối với các chỉ số đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được su hào không? 4
Su hào có nhiều giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (ảnh: Internet)

Có khá nhiều loại rau củ quả người tiểu đường cần tránh, tuy nhiên vẫn sử dụng ở mức độ phù hợp, không quá nhiều và cần có sự tư vấn của bác sĩ. 

4. Bệnh nhân tiểu đường có ăn được su hào không?

Nếu thường xuyên sử dụng su hào để chế biến các món ăn vào mùa đông sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn nâng cao tỉ lệ đẩy lùi và phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh.

Su hào chứa ít chất béo hòa tan và cholesterol, điều này rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan được biết đến là có hại cho cơ thể. Nếu ăn uống nhiều chất này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu, dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được su hào không? 4
Su hào có nhiều giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (ảnh: Internet)

Su hào còn có vai trò tốt đối với tiêu hóa, chất xơ giúp duy trì sức khoẻ của ruột và ruột kết, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng lợi khuẩn cho đường ruột. 

Đặc biệt su hào còn chứa nhiều nước và chất xơ, giúp cơ thể nhanh no và kéo dài cảm giác no lâu, giảm bớt việc tiêu thụ những thực phẩm khác, do đó giúp giảm cân. Trong số các nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 2 có béo phì, chính vì vậy nếu người bệnh có được một chế độ ăn giảm cân với những thực phẩm lành mạnh như su hào sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này rõ rệt.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường có ăn được su hào không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường và phụ...
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu được công bố trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng...
Thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu đường
Danh mục nội dung1. Tác dụng của thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu...
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Bệnh tiểu đường là một trong các yếu tố nguy cơ gây tai biến...
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến...
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Từ lâu quả sầu riêng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều...
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường