Để kiểm soát bệnh: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Danh mục nội dung
1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Đối tượng mắc bệnh này là phụ nữ mang thai tới tuần thai thứ 24. Giống như loại tiểu đường thông thường thì tiểu đường thai kỳ sẽ tác động xấu tới các chức năng dùng glucozo của bệnh nhân. Vấn đề này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Có thể liệt kê điểm khác biệt giữa tiểu đường thai kỳ và bệnh nhân tiểu đường thông thường đó là bệnh nhân tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh con. Thế nhưng, một số người đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, 2 khá cao nếu như không có chế độ ăn uống phù hợp sau khi sinh.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ:
- Bệnh nhân cảm thấy khô miệng.
- Hay cảm thấy khát nước, muốn uống nước nhiều hơn hẳn bình thường.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Thường xuyên đi tiểu hơn.
- Tương tự các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 khác thì bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, và trong đó ăn nhiều hoa quả là lời khuyên của bác sĩ.
Những vấn đề về tiểu đường thai kỳ mà bà bầu tiểu đường cần quan tâm:
2. Tầm quan trọng của việc ăn hoa quả đối với sức khỏe của bà bầu bị tiểu đường
Nếu các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ muốn có một thai kỳ khỏe mạnh cần phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy, mẹ bầu không được quên bổ sung thêm chất xơ và vitamin từ các thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp như hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.
==>> Xem ngay bài viết Chỉ số GI là gì? nắm rõ kiến thức về bệnh tiểu đường cơ bản này
Để giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh thì các bà bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học. Chính vì thế, trong chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ bầu không được quên bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin từ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp như là hoa quả, trái cây.
Trái cây tươi là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ. Trong hoa quả có chứa cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Tác dụng của chất xơ hòa tan là gắn kết cùng các axit mật có trong ruột từ đó làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn, giúp nối kết với các cholesterol và đào thải chúng ra khỏi cơ thể người bệnh. Còn đối với tác dụng của chất xơ không hòa tan là giúp hạn chế sự tăng đường trong máu sau ăn, giúp phòng ngừa tăng cholesterol và bệnh ung thư trực tràng.
Trái cây còn cung cấp 1 lượng chất chống oxy hóa khá cao như vitamin C và vitamin A giúp gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn cho cơ thể. Bên cạnh đó, trái cây còn chứa lượng vitamin B cùng các khoáng chất Na, K, Ca dồi dào – đây đều là các chất có ích cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi.
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường mà bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo
3. Lưu ý khi người bị tiểu đường thai kỳ ăn trái cây
Các loại trái cây khác nhau có hàm lượng đường sẽ khác nhau. Theo đó, chúng ta chắc hẳn sẽ biết rằng quả chuối, xoài, quả dứa, hay sầu riêng, nhãn… sẽ ngọt hơn những loại trái cây khác như dâu tây, mâm xôi, quả phúc bồn tử, trái việt quất. Những loại trái cây ngọt thường sẽ chứa lượng đường cao hơn nên sẽ làm đường huyết của bạn tăng cao sau ăn nhiều hơn những loại còn lại. Chính vì vậy, nếu như bạn muốn ăn các loại trái cây ngọt, mẹ bầu nên ăn số ít hơn bình thường, ăn ngay sau bữa chính và mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng ít hơn 1 lần…Bạn nên ăn những loại trái cây ít đường, mọng nước như bưởi hay thanh long, táo…
Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn nhiều so với các loại hoa quả đã sấy khô, ăn nguyên miếng trái cây tốt hơn nhiều so với xay ép hay làm sinh tố. Bởi vì, khi chế biến xay ép trái cây thì nhiều chất xơ đã bị loại bỏ nên hàm lượng đường sẽ cao hơn, hấp thụ vào máu nhanh hơn.
Một số hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người tiểu đường mà người bệnh cần tuân thủ
4. Một ngày ăn lượng trái cây bao nhiêu là vừa?
Lượng trái cây bạn có thể ăn mỗi ngày sẽ tương đương khoảng 15 gam đường. Tùy thuộc vào mức độ ngọt của các loại trái cây mà 1 phần có khối lượng khác nhau. Ví dụ như, quả chuối có vị ngọt hơn quả dâu tây nên 1 phần chuối sẽ ít hơn 1 phần dâu tây.
Những hôm mẹ bầu lỡ ăn trái cây nhiều hơn 1 chút thì mẹ bầu nên chủ động cắt bớt phần tinh bột của bữa ăn trong ngày. Làm như vậy, mẹ bầu sẽ đảm bảo được tổng lượng chất bột đường nạp vào trong ngày cân bằng và phân bổ đều các bữa ăn.
Một phần trái cây chứa 15g đường bao gồm: 2 quả mận, 2 quả kiwi, 6 quả vải, 7 quả dâu tây, 14 quả cherry nhỏ, 1 quả táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.
Dưới đây là hình ảnh những loại trái cây ít đường nhất mà bạn có thể dùng chung trong những bữa ăn chính như là 1 món salad.
Bà bầu tiểu đường chú ý thêm về cách ăn uống:
5. Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?
Tổng hợp các loại hoa quả tốt cho bà bầu được tổng hợp, bà bầu nên bỏ túi và ăn khi bị chứng tiểu đường thai kỳ:
Bưởi đỏ
Bưởi đỏ rất giàu vitamin C, beta-carotene, lại chứa nhiều chất chống oxy. Chính vì thế bưởi đỏ là lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân bị tiểu đường. Trong thai kỳ chẳng may mẹ bầu bị tiểu đường thì nên ăn một nửa trái bưởi một ngày. Điều này vừa bổ sung lượng vitamin cần thiết, lại giúp nâng cao hệ thống miễn dịch mà còn giúp lượng đường huyết trong máu ổn định.
Quả việt quất
Đây là những loại hoa quả nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ mà các bác sĩ khuyên dùng. Giống như bưởi việt quất cũng có thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp nhưng lại nhiều chất xơ và các vitamin.
Dưa hấu
Trái dưa hấu có hàm lượng vitamin B và C, beta-carotene, kali và lycopene khá cao vô cùng tốt cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường.
Đào
Là loại trái cây giàu vitamin A và C, kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp giúp mẹ luôn ổn định lượng đường trong máu hiệu quả.
Táo
Đây là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đi lượng cholesterol, giúp hệ tiêu hóa sạch hơn, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể tốt hơn.
Kiwi
Mỗi trái kiwi đều chứa hàm lượng lớn các chất như kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, giúp điều chỉnh mức đường huyết hiệu quả cho phụ nữ trong thai kỳ.
Chuối
Bởi chuối là loại trái cây có rất nhiều khoáng chất, song trên thực tế chúng cũng có lượng đường khá cao. Nhiều bệnh nhân tiểu đường thai kỳ băn khoăn về việc liệu có nên ăn chuối trong khi bị tiểu đường thai kỳ hay không? Câu trả lời là “CÓ”, nhưng, mẹ bầu phải nắm rõ cách chọn cũng như ăn loại quả này vào các thời điểm phù hợp.
- Nên ăn những quả chuối hơi xanh: phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không ăn quả chín quá do khi chín quá chuối có lượng đường rất cao
- Nên ăn chuối cách xa các bữa ăn: trường hợp mẹ bầu muốn ăn các món ăn làm từ chuối, mẹ hãy giảm ngay lượng tinh bột trong bữa ăn của bạn.
- Tuyệt đối không ăn chuối kèm với nước ngọt, kẹo bánh: do bản thân các thứ này có chứa lượng đường quá cao rồi.
- Chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối/ngày.
Một số loại hoa quả khác
Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì? Ngoài các loại hoa quả đã liệt kê ở trên thì cam, đu đủ, roi… cũng là trái cây có công dụng khống chế được lượng đường trong máu. Nhưng, hiện nay rất nhiều chị em loại trừ các loại trái cây ngọt, nhưng giàu vitamin và khoáng chất ra khỏi thực đơn của mình. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Do đối với người bệnh tiểu đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ngọt ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về vấn đề tăng đường huyết. Người tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn lượng vừa phải các loại quả chín, trái cây ngọt, khoảng 150-200g/ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo không bị vượt quá ngưỡng đường cho phép.
Với những kiến thức tiểu đường ở trên thì chắc hẳn mẹ đã nắm rõ được tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì và vai trò của trái cây đối với các phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, cũng như cách sử dụng chúng rồi. Mẹ bầu hãy tăng cường ăn hoa quả để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và thai nhi.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì? tại chuyên mục ăn uống và vận động, bạn có thể tìm hiểu thêm về các Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ phổ biến
https://kienthuctieuduong.vn/