Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Danh mục nội dung
- Hỗ trợ việc khám chữa bệnh thận với toàn bộ sức mạnh
- Hệ thống phối hợp với bác sĩ điều trị, chuyên gia thận, chính quyền
- Bắt đầu “Hệ thống hướng dẫn chăm sóc điều trị bệnh thận”
- Cứ trong 8 người trưởng thành thì có 1 người bị “bệnh thận mãn tính” (CKD)
- “Bệnh tiểu đường” và “tăng huyết áp” ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính (CKD)
- Khi bệnh thận đã tiến triển thì sẽ không thể phục hồi
Hỗ trợ việc khám chữa bệnh thận với toàn bộ sức mạnh
Bệnh thận có liên quan đến bệnh tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim, rối loạn chức năng nhận thức, …và bệnh thận là một yếu tố làm suy yếu cuộc sống khỏe mạnh của bệnh nhân. Để khắc phục căn bệnh này, cần có sự hợp tác hỗ trợ của nhân viên y tế, gia đình, người bệnh. Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản sẽ trở thành nòng cốt của sự hợp tác giữa các bên và trở thành một nền tảng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận.
“Hội đồng về giải pháp với bệnh thận mãn tính Nhật Bản” (J-CKDI) được thành lập chủ yếu bởi Hội nghiên cứu thận học Nhật Bản (JSN), Hiệp hội chạy thận nhân tạo Nhật Bản (JKA), Hiệp hội bệnh thận nhi khoa Nhật Bản với sự hợp tác của Quỹ thận Nhật Bản và Hiệp hội y khoa Nhật Bản và nhận được sự chấp thuận của 28 tổ chức”.
Kết quả sau mười năm kể từ khi thành lập J-CKDI là lập Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản mới, củng cố nền tảng và mở rộng phạm vi hoạt động. Người ta nói rằng J-CKDI sẽ ngày càng mở rộng hơn nữa và tăng cường hoạt động để đối phó với bệnh thận mãn tính (CKD).
Ông Naoki Kashiwabara (Giáo sư Nội tiết về Thận và Tăng huyết áp, Trường Y khoa Kawasaki) sẽ được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hiệp hội. Ngoài ra các hội viên sẽ là các bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm…Hiện nay, Hiệp hội cũng đang kêu gọi các công ty và tập đoàn bao gồm các công ty dược phẩm tham gia với tư cách là đối tác hỗ trợ.
Hệ thống phối hợp với bác sĩ điều trị, chuyên gia thận, chính quyền
Bốn hoạt động chính của Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản cụ thể là: (1) nâng cao hiểu biết sâu rộng trên cả nước về bệnh thận mãn tính (CKD) và mở rộng hệ thống hợp tác y tế, (2) vận hành hệ thống hướng dẫn chăm sóc điều trị bệnh thận, (3) hỗ trợ phát triển thuốc điều trị dựa trên KRI-J (Sáng kiến nghiên cứu thận Nhật Bản) trong nền tảng học thuật, (4) phối hợp với các hiệp hội bệnh nhân và các tổ chức liên quan.
Trong số những hoạt động này, điều quan trọng là cần mở rộng hệ thống hợp tác điều trị y tế. Cần xây dựng một hệ thống hợp tác với bác sĩ điều trị, bác sĩ chuyên khoa thận, bác sĩ hợp tác và chính quyền theo hình thức phù hợp với hoàn cảnh thực tế của khu vực. Hiệp hội đang hướng tới việc tạo ra một môi trường mà bệnh nhân thận có thể được điều trị y tế chất lượng cao ở bất cứ đâu tại Nhật Bản.
KRI-J nhằm mục đích phát triển y học sáng tạo cho bệnh thận. Hiệp hội thận, các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế hợp tác cùng nhau để làm cho KRI-J trở thành một nền tảng để thúc đẩy đổi mới.
>> Các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường cũng không ngừng tìm ra những phương pháp chữa trị cho bệnh nhân. Xem thêm chi tiết bài viết: “Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường“.
Bắt đầu “Hệ thống hướng dẫn chăm sóc điều trị bệnh thận”
Ngoài ra, năm 2017, Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản, Hiệp hội chăm sóc suy thận Nhật Bản, Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản, Hiệp hội điều trị bệnh thận Nhật Bản đã hợp tác và thành lập “Hệ thống hướng dẫn chăm sóc điều trị bệnh thận”. Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản sẽ quản lý, vận hành hệ thống này trong tương lai.
Người đưa ra các hướng dẫn trong “Hệ thống hướng dẫn chăm sóc điều trị bệnh thận” là các bác sĩ, y tá và dược sĩ. Các chuyên gia này sẽ đưa ra các biện pháp toàn diện, hiệu quả trong điều trị bệnh thận. Hệ thống sẽ cung cấp cho bệnh nhân những hướng dẫn thực tế về sinh hoạt, dinh dưỡng, thuốc điều trị và cách lựa chọn phương pháp trị liệu, ngoài ra bệnh nhân còn được nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ, hệ thống này đóng vai trò như một thành viên của nhóm y học điều trị.
Các biện pháp đối phó với bệnh thận mãn tính có thể được tóm tắt trong 3 bước (1) phòng ngừa khởi phát, (2) phát hiện sớm và can thiệp sớm, (3) phòng ngừa mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng là phải điều chỉnh đúng cách tập luyện, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ,…mỗi ngày. Hệ thống sẽ hỗ trợ cải thiện lối sống của bệnh nhân thông qua những hướng dẫn từ các chuyên gia khác nhau như bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ,…
Cứ trong 8 người trưởng thành thì có 1 người bị “bệnh thận mãn tính” (CKD)
“Bệnh thận mãn tính” (CKD) là một tình trạng trong đó việc xuất hiện tổn thương thận và suy giảm chức năng thận tiếp tục kéo dài mãn tính. Chức năng thận (GFR) giảm xuống dưới 60% của người khỏe mạnh (GFR dưới 60 ml/ phút/ <1.73㎡), hoặc những bất thường ở thận như protein niệu vẫn tiếp tục kéo dài.
Bệnh nhân bệnh thận mãn tính tại Nhật Bản đang có xu hướng tăng dần qua từng năm và ước tính vượt quá 13 triệu người trên toàn quốc. Cụ thể cứ trong 8 người trưởng thành thì có 1 người bị “bệnh thận mãn tính” (CKD).
Trong giai đoạn đầu của CKD hầu như không có triệu chứng cơ năng. Khi các triệu chứng như thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù xuất hiện, có khả năng bệnh thận đã tiến triển đáng kể. Điều quan trọng với bệnh nhân là nên đi xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu định kỳ. Nếu bệnh thận không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối và bệnh nhân không thể sống nếu không chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
“Bệnh tiểu đường” và “tăng huyết áp” ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính (CKD)
“Bệnh tiểu đường” và “tăng huyết áp” có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính và béo phì, hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu, tăng axit uric máu cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, người ta đã làm rõ rằng người bị CKD cũng có khả năng mắc các bệnh tim mạch như bệnh tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, việc làm thế nào để ngăn ngừa bệnh thận mãn tính và bệnh tim mạch là một vấn đề lớn.
Khoảng 330.000 bệnh nhân tiểu đường biến chứng suy thận đang được chạy thận nhân tạo và con số này đang tăng thêm 5.000 người mỗi năm. Suy thận giai đoạn cuối tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới và điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị sớm từ khi bệnh còn trong giai đoạn “bệnh thận tiềm ẩn”.
“Bệnh thận tiểu đường” (38.8%) là nguyên nhân số 1 của việc chạy thận nhân tạo. Năm 2016, bệnh thận tiểu đường (43.2%) cũng được xếp hạng đầu tiên trong số các nguyên nhân khiến bệnh nhân bắt đầu phải chạy thận nhân tạo. Bệnh thận tiểu đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường và làm chức năng của thận bị suy giảm.
Kiểm soát đường huyết rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị bệnh thận tiểu đường, nhưng việc kiểm soát huyết áp cũng không thể thiếu. Mục tiêu kiểm soát huyết áp là dưới 130/80 mmHg, nghiêm ngặt hơn so với điều trị cao huyết áp bình thường.
>> Bài viết hữu ích liên quan: “Bệnh tiểu đường và huyết áp cao“.
Khi bệnh thận đã tiến triển thì sẽ không thể phục hồi
Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản có chính sách cơ bản về cam kết đối với các hoạt động xã hội, bao gồm các hoạt động đối phó với bệnh thận mãn tính và tăng cường truyền thông, hợp tác.
Bệnh thận tiến triển dần dần nếu vượt quá một ngưỡng nhất định, khả năng chữa khỏi sẽ giảm xuống và cuối cùng bệnh nhân cần điều trị thay thế thận như lọc máu nhân tạo để hỗ trợ duy trì cuộc sống.
Để có phương pháp sớm đối với bệnh thận, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, gia đình, bệnh nhân và các tổ chức liên quan. Hiệp hội đang phát triển các hoạt động rộng rãi cho xã hội và khẳng định rằng họ sẽ công khai rộng rãi những nỗ lực khắc phục bệnh thận.
Ông Naoki Kashiwabara, chủ tịch Hiệp hội bệnh thận Nhật Bản, cho biết: “Chúng tôi lên kế hoạch quá trình hoạt động sẽ dần dần đào sâu vào cốt lõi đồng thời kết hợp đi theo các vòng xoắn ốc, không bằng phẳng hoặc tuyến tính. Hiệp hội sẽ đẩy mạnh việc đào tạo các thế hệ sau để ngày càng mở rộng quy mô và hoạt động của hiệp hội“.
Tiêu chuẩn đề xuất mọi người đến những cơ sở, bác sĩ chuyên khoa về bệnh thận
Bệnh ban đầu | Loại protein niệu | A1 | A2 | A3 | ||
Bệnh tiểu đường | Định lượng albumin niệu (mg/ngày)
Tỷ lệ albumin niệu/Cr (mg/gCr) |
Bình thường | Albumin niệu đại thể | Albumin niệu vi lượng | ||
< 30 | 30~299 | ≥300 | ||||
Cao huyết áp
Viêm thận Bệnh thận đa nang Khác |
Định lượng protein niệu (g/ngày)
Tỷ lệ protein niệu/Cr (g/gCr) |
Bình thường
(-) |
Protein niệu thấp (±) | Protein niệu thấp (+~) | ||
<0.15 | 0.15~0.49 | ≥0.50 | ||||
Phân loại GFR (ml/ phút/ 1.73m²)
(Mức lọc máu cầu thận) |
G1 | Bình thường hoặc cao | ≥90 | – Nước tiểu có thêm máu: nên đề xuất
– Chỉ có protein niệu: tiếp tục điều trị và hướng dẫn về lối sống |
Nên đề xuất | |
G2 | Bình thường hoặc giảm nhẹ | 60~89 | – Nước tiểu có thêm máu: Nên đề xuất
– Chỉ có protein niệu: tiếp tục điều trị và hướng dẫn về lối sống |
Nên đề xuất | ||
G3a | Giảm nhẹ ~ trung bình | 45~59 | – Người dưới 40 tuổi: Nên đề xuất
– Người trên 40 tuổi: tiếp tục điều trị và hướng dẫn về lối sống |
Nên đề xuất | Nên đề xuất | |
G3b | Giảm trung bình ~ mạnh | 30~44 | Nên đề xuất | Nên đề xuất | Nên đề xuất | |
G4 | Giảm mạnh | 15~29 | Nên đề xuất | Nên đề xuất | Nên đề xuất | |
G5 | Suy thận giai đoạn cuối | <15 | Nên đề xuất | Nên đề xuất | Nên đề xuất |
Ngoài những điều ghi trên, trường hợp chức năng thận suy giảm nghiêm trọng trên 30% trong vòng 3 tháng, cần nhanh chóng đề xuất đến bác sĩ thận.
Dựa trên những tiêu chuẩn ghi trên, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc và đề xuất bệnh nhân đến những cơ sở, bác sĩ chuyên khoa về bệnh thận để nhận điều trị phù hợp.
Mục đích đề xuất đến cơ sở, bác sĩ chuyên khoa về bệnh thận
(1) Kiểm tra nguyên nhân tiểu ra máu, xuất hiện protein niệu, chức năng thận suy giảm.
(2) Tăng cường điều trị nhằm mục đích ngăn chặn sự tiến triển bệnh (Xem lại việc điều trị với các tình trạng như protein niệu (Albumin niệu vi lượng) kháng điều trị, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp và phân biệt với tình trạng tăng huyết áp thứ phát).
(3) Kiểm soát sự suy giảm chức năng thận, phát triển phương pháp cấy ghép, thay thế thận.
Trường hợp bệnh ban đầu là bệnh tiểu đường
(1) Ngoài trường hợp bệnh nhân đúng với các tiêu chuẩn đề xuất ghi trên, trường hợp bệnh tiểu đường là bệnh ban đầu, bệnh nhân cần được xem xét về việc đề xuất đến những cơ sở, bác sĩ chuyên khoa về bệnh thận.
(2) Ngoài những trường hợp nêu trên, các trường hợp sau cũng cần xem xét về việc đề xuất đến những cơ sở, bác sĩ chuyên khoa về bệnh thận.
(a) Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia về việc quyết định phương pháp điều trị tiểu đường (hướng dẫn về chế độ ăn uống, tập luyện, lựa chọn thuốc khi không thể đạt được giá trị mục tiêu HbA1c dù đã điều trị bệnh hơn 3 tháng).
(b) Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao khởi phát các biến chứng tiểu đường (bệnh võng mạc, thần kinh, bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên…) (những bệnh nhân khó kiểm soát đường huyết, huyết áp, cân nặng, béo phì).
(c) Trường hợp bệnh nhân bị các biến chứng nêu trên.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)