Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu

Cỡ chữ:
A A
Vào những bữa tiệc cuối năm và tiệc mừng năm mới, cơ hội uống rượu của mỗi người sẽ tăng lên. Nếu uống rượu với một lượng thích hợp, rượu có thể mang lại hiệu quả giúp giảm căng thẳng, nhưng nếu uống với lượng quá nhiều chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giới thiệu về “cách để uống rượu hiệu quả”.

1. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây béo phì

Người ta cho rằng “Uống rượu một cách điều độ sẽ có hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc nào”, và việc uống rượu liên quan mật thiết đến các sự kiện khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Việc uống rượu mang lại những ảnh hưởng đáng mong đợi như phục hồi sự mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, tạo sự trơn tru trong mối quan hệ của con người,…,tuy nhiên những hiệu quả này của rượu chỉ có thể đạt được khi uống rượu với lượng thích hợp.

Rượu chứa 7 kcal calo ứng với mỗi gram và đây là loại thực phẩm có lượng calo cao thứ hai sau chất béo với 9 kcal. Ngoài ra trong rượu gần như không có thành phần dinh dưỡng nào khác ngoài calo (rượu không có nồng độ cồn cao có chứa đường).

Rượu là loại đồ uống dù lúc đầu nghĩ rằng “chỉ uống một chút thôi” nhưng sau đó lại vô thức uống quá nhiều. Ngoài ra, rượu cũng có tác dụng làm tăng sự thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều và gây béo phì.

“Việc uống rượu với lượng thích hợp là rất quan trọng. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây béo phì”

Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu 1
Uống nhiều rượu là nguyên nhân gây bệnh béo phì (ảnh: Internet)

2. Biện pháp để không uống quá nhiều rượu

Người ta nói rằng thể trạng có thể uống nhiều rượu hay không được xác định bởi gen di truyền và khoảng 40 đến 50% người Nhật có gen về thể trạng yếu đối với rượu. Đối với những người không uống được rượu thì việc nên uống gì trong những bữa tiệc là vấn đề rất quan trọng.

Những điểm cần lưu ý khi uống rượu

+ Những người đang dùng thuốc giúp giảm đường huyết nếu uống rượu mà không ăn có thể bị hạ đường huyết. Khi lượng ăn uống giảm, glycogen trong gan sẽ giảm và việc tạo glucose mới (tạo glucose từ các loại khác không phải đường từ việc ăn uống) bị ức chế bởi những thay đổi trong quá trình trao đổi chất liên quan đến chuyển hóa rượu.

+ Những người đang dùng thuốc tiêm insulin hoặc thuốc uống giảm đường huyết đặc biệt dễ bị hạ đường huyết, vì vậy tránh uống rượu mà không ăn gì.

+ Rượu ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết do tác động chính của rượu và sự chuyển hóa rượu. Dù uống rượu hay không thì điều quan trọng là phải bổ sung đủ ba bữa ăn mỗi ngày. Nếu uống rượu mà bỏ bữa thì sẽ rất nguy hiểm.

+ Những người không uống được rượu hoặc phải hạn chế uống rượu nên nói trước cho những người xung quanh “Tôi không thể uống rượu” để tránh bị mời uống.

+ Trong bữa tiệc hoặc cuộc hội họp, thay vì uống bia hoặc sử dụng rượu whisky pha loãng với nước, hãy sử dụng trà ô long và đồ uống không cồn có màu tương tự rượu để uống.

+ Nên bổ sung nước khi uống rượu. Rượu có tác dụng lợi tiểu và khiến người uống đi vệ sinh nhiều hơn. Nhưng nếu người uống rượu không bổ sung lượng nước đã thải ra sẽ có nguy cơ bị tình trạng mất nước.

3. Giới hạn lượng rượu nguyên chất xuống khoảng 20g

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, tiêu chuẩn lượng rượu uống mỗi ngày được cho là khoảng 20g với rượu nguyên chất (phụ nữ là khoảng từ ½ ~ ⅔ so với lượng của nam giới).

Nếu chuyển đổi lượng này với các loại đồ uống có cồn khác, một chai bia (500mL), một cốc rượu sake (180mL), 0.6 cốc rượu Shochu (khoảng 110mL), một cốc rượu whisky (60mL), ¼ chai rượu vang (180mL), 1.5 lon đồ uống Chuhai (khoảng 520mL).

Theo Hiệp hội Y tế về Sức khỏe khi uống rượu, nếu nồng độ cồn trong máu là 0.02~0.04%, người uống sẽ cảm thấy sảng khoái vì đây là “giai đoạn làm khoan khoái”. Ở giai đoạn này, màu da người uống chuyển sang đỏ và người uống có tâm trạng vui vẻ. Nồng độ cồn trong máu 0.05~0.10% là “giai đoạn ngà ngà”. Ở giai đoạn này, nhiệt độ cơ thể người uống tăng lên, mạch đập nhanh.

Khi tình trạng say rượu tiến triển, hoạt động của vỏ não chịu trách nhiệm về lý trí sẽ giảm dần. Trong “giai đoạn đầu khi say rượu”- nồng độ cồn từ 0.11~0.15%, người uống sẽ phát ra tiếng nói lớn và trở nên tức giận. Hơn nữa, khi nồng độ cồn lên đến 0.16~0.30%, “giai đoạn say rượu”, ảnh hưởng thần kinh trở nên mạnh hơn, tình trạng tê liệt lan đến tiểu não và người uống không kiểm soát được hành vi, mất điều hòa động tác. Hơi thở trở nên nhanh hơn, đi đứng loạng choạng và bắt đầu nói đi nói lại một điều giống nhau.

Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu 2
Khi nồng độ cồn lên đến 0.16~0.30% là “giai đoạn say rượu” (ảnh: Internet)

Nhìn chung, có thể nói rằng việc giới hạn lượng rượu nguyên chất xuống khoảng 20g là cách uống rượu hiệu quả. Đây là lượng rượu mà người uống có thể thưởng thức thoải mái mà vẫn có thể duy trì tình trạng ở “giai đoạn làm khoan khoái” và ngay cả tăng lượng uống nhưng vẫn trong giới hạn, tình trạng vẫn có thể duy trì ở “giai đoạn ngà ngà”.

Nếu một người nặng khoảng 60kg uống 2 cốc rượu sake trong vòng 30 phút, rượu sẽ lưu lại trong cơ thể trong khoảng 3~4 giờ và sẽ mất khoảng 6~7 giờ để rượu có thể được chuyển hóa, bài tiết hết khỏi cơ thể.

Do có sự khác biệt tùy từng thể trạng mỗi người trong trường hợp này nên ở phụ nữ và những người có thể trạng yếu đối với rượu thì thời gian này sẽ dài hơn. Nếu uống đến nửa đêm, rượu sẽ tồn tại trong cơ thể người uống cho đến sáng hôm sau sau khi thức dậy và gây cảm giác buồn nôn.

cta kiến thức tiểu đườngXem ngay bài viết: Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết

4. Dù đồ uống có cồn có ghi “không đường” nhưng không phải là không có Calo

Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bày bán những loại đồ uống có cồn như Happoshu (bia mạch nha) và bia với nhãn hiển thị trên bao bì ghi “không đường” hoặc “ít calo”. Tuy nhiên, ngay cả khi được hiển thị là “không đường” nhưng lượng calo không phải là bằng “0”, vì vậy người dùng cần lưu ý. Theo tiêu chuẩn của bảng thành phần dinh dưỡng dựa trên Luật nâng cao sức khỏe, trong các loại đồ uống, nếu lượng đường ít hơn 0.5g trên 100mL, sản phẩm có thể hiển thị “không đường” và nếu giá trị hàm lượng calo thấp hơn 20kcal thì nó có thể được hiển thị là “ít calo”.

Trên thực tế, ngay cả khi lượng đường và calo ít nhưng cũng có trường hợp vẫn chứa đường và calo. Lượng calo trong các loại rượu có ảnh hưởng đến người có tần suất uống nhiều lớn hơn lượng đường. Trong bảng thành phần dinh dưỡng, lượng calo trong rượu được tính là 7kcal trên mỗi gram. Vì 100mL là khoảng 100g, nếu nồng độ cồn là 5% thì lượng calo là 35kcal trên 100mL và lượng calo tiêu chuẩn là 123 kcal trên 350mL (kích thước rượu thông thường).

5. Uống trước khi đi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ

Rượu sẽ giúp người uống ngủ nhanh hơn, vì vậy nhiều người thường uống rượu để có thể ngủ. Tuy nhiên, uống rượu trước khi đi ngủ được biết là làm rối loạn nửa sau của giấc ngủ dù chỉ uống một lượng nhỏ. Nói cách khác, mặc dù rượu giúp người uống ngủ nhanh nhưng sẽ dễ gây ra tình trạng “tỉnh giấc giữa chừng” vào giữa đêm và không thể dễ dàng ngủ được nữa.

Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu 3
Uống rượu trước khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ (ảnh: Internet)

Nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, mọi người không nên uống rượu trước khi đi ngủ. Cần khoảng 6~7 tiếng để rượu chuyển hóa và bài tiết khỏi cơ thể. Nếu không uống rượu trong khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ, mọi người sẽ có một giấc ngủ ngon.

6. Rượu làm tăng huyết áp

Khi uống rượu với một lượng thích hợp, huyết áp thường giảm và cholesterol HDL của cholesterol tốt tăng lên. Nếu tiếp tục duy trì uống rượu với lượng thích hợp, sự kết tập tiểu cầu bị ức chế và giúp hạn chế bệnh nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục uống với lượng lớn, phản ứng co bóp của mạch máu tăng lên, tim đập nhanh hơn và ngược lại, huyết áp tăng. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng đối với những người uống rượu hàng ngày, huyết áp trung bình cao hơn và nguy cơ tăng huyết áp cũng cao.

7. Rượu cũng làm tăng chỉ số chất béo trung tính

Hiện tượng rối loạn mỡ máu với lượng chất béo quá nhiều trong máu sẽ gây ra xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, thiếu máu cơ tim như nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực. Nếu cholesterol và chất béo trung tính tăng lên bất thường sẽ ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể.

Một trong những nguyên nhân làm tăng chất béo trung tính là do sự tổng hợp chất béo trung tính tăng ở gan. Và nếu uống quá nhiều rượu, sẽ thúc đẩy việc giải phóng axit béo tự do từ mô mỡ được, cùng với đó, quá trình chuyển hóa rượu ở gan được tăng cường, dẫn đến tăng sự tổng hợp quá nhiều chất béo trung tính từ axit béo.

Uống rượu quá mức gây ra gan nhiễm mỡ. Ngoài ra người uống rượu cần chú ý hơn bởi nếu ăn những đồ nhắm rượu nhiều calo, đường và chất béo sẽ dễ bị gan nhiễm mỡ hơn. Đồ nhắm rượu được khuyến khích cho những người uống rượu là những thực phẩm giàu chất xơ và ít calo như các loại rau, thực phẩm từ đậu tương,…

8. Rượu làm tăng nguy cơ hạ đường huyết

Rượu ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết do tác động chính của rượu và sự chuyển hóa rượu. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát hơn nếu xuất hiện thêm rối loạn gan hoặc rối loạn tuyến tụy, vì vậy tốt hơn là bệnh nhân tiểu đường nên tránh uống nhiều rượu.

Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu 4
Rượu làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (ảnh: Internet)

Ngoài ra rượu có thể gây hạ đường huyết. Đặc biệt là khi uống rượu mà không dùng đủ bữa, tình trạng hạ đường huyết càng dễ xảy ra hơn. Đó là do khi lượng ăn uống giảm, glycogen trong gan sẽ giảm và việc tạo glucose mới (tạo glucose từ các loại khác không phải đường từ việc ăn uống) bị ức chế bởi những thay đổi trong quá trình trao đổi chất liên quan đến chuyển hóa rượu.

Trường hợp bệnh nhân đang được điều trị bằng cách tiêm insulin hoặc thuốc uống giảm đường huyết thường dễ bị hạ đường huyết hơn, do đó, về nguyên tắc, uống rượu mà không dùng bữa là bị cấm. Nếu uống rượu khi đang đi ăn, nên ăn thực phẩm ít chất béo và có hàm lượng protein cao (đậu phụ, đậu xanh, cá mòi,…).

9. Rượu cũng làm bệnh tiểu đường chuyển biến xấu hơn

Rượu gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết thông qua các yếu tố khác nhau như rối loạn gan và tuyến tụy ngoài tác động của chính rượu. Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến việc uống rượu.

Người ta thường nói rằng bằng cách giảm cân có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường và ở những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết có thể được cải thiện. Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania ở Hoa Kỳ cho biết việc uống quá nhiều rượu sẽ gây cản trở việc giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường đã được công bố.

Nghiên cứu bao gồm 4.901 nam nữ(45~76 tuổi) với tên gọi “Look AHEAD”, trong đó điều tra làm thế nào bệnh nhân tiểu đường có thể giảm các bệnh về tim mạch bằng cách cải thiện lối sống và giảm cân đã được tiến hành. Những người tham gia là những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoặc béo phì, và cuộc điều tra được theo dõi trong 4 năm.

Nghiên cứu chia những người tham gia thành hai nhóm: nhóm cải thiện triệt để lối sống như bữa ăn và tập luyện và nhóm chỉ nhận được hướng dẫn về lối sống rồi tiến hành so sánh, người cải thiện lối sống và hạn chế rượu ở mức trung bình đã thành công giảm 5,1% trung bình cân nặng. Mặt khác, trong số những người uống nhiều rượu, chỉ có hai người đạt được mức tiêu chuẩn giảm cân từ 10% trở lên.

Người ta cũng biết rằng uống rượu quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “tính kháng insulin”, trong đó hiệu quả của insulin bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu 5
Rượu làm bệnh tiểu đường chuyển biến xấu hơn (ảnh: Internet)

Rượu cũng có tác dụng tăng cường sự thèm ăn. Khi một lượng lớn rượu được tiêu hóa, hormone “leptin” được tiết ra từ tế bào mỡ và có hiệu quả ức chế sự thèm ăn sẽ giảm.

“Uống quá nhiều rượu sẽ có tác động đáng kể lâu dài đến cân nặng cơ thể của người uống. Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế uống càng nhiều càng tốt”, Ariana Chao, Khoa Khoa học sức khỏe của Đại học Pennsylvania cho biết.

Bạn đang xem bài viết: Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu tại Chuyên mục Đồ uống

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa
Cà chua là một món rau quen thuộc của mùa hè và cũng được...
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các nhà nghiên cứu tại đại học Melbourne, Úc, hấp thu đủ vitamin...
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Tình trạng tăng đường huyết ẩn trong đó mức đường huyết tăng cao đột...
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất...
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng dễ xảy ra tình trạng loãng xương...
Rau thuộc họ cải giúp cải thiện tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều các loại rau thuộc...
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Rau thuộc họ cải giúp cải thiện tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường