Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu đã đưa ra rằng bóng đá là phương pháp vận động phù hợp nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Ngay cả đối với những người lớn tuổi, dù không tập thể dục thường xuyên nhưng khi chơi bóng sẽ giúp cải thiện mật độ xương, cơ thể khỏe khoắn hơn và có thể phòng ngừa loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường.

Loãng xương là tình trạng suy giảm khối lượng xương, xương giòn và thậm chí khi chỉ có một tác động nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và nhóm tiền tiểu đường là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao. Đặc biệt, ở đối tượng người cao tuổi thường có mật độ xương thấp nên rất khó có thể giảm nguy cơ gãy xương.

1. Bóng đá giúp cải thiện tình trạng loãng xương ở người tiểu đường

Kết quả công trình nghiên cứu chung của trường Đại học phía nam Đan Mạch và Đại học quần đảo Faroe chỉ ra rằng: “Ngoài tác dụng giúp tăng khả năng vận động và chức năng tim thì bóng đá còn có hiệu quả trong việc giúp xương chắc khỏe, xương chắc khỏe sẽ giúp hạn chế rủi ro ngã và gãy xương”. Nghiên cứu này chỉ giới hạn ở những đối tượng ít tập luyện thể dục thể thao nên sự chênh lệch về thể chất thấp, tạo ra sự đồng đều khi tham gia tập luyện.

Bóng đá là môn thể thao cho mọi lứa tuổi và quen thuộc với mọi người. Bóng đá rất được yêu thích tại Châu Âu với luật thi đấu đơn giản và đây được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy giao lưu xã hội toàn cầu.

Ông Peter Krastrap, giáo sư Khoa khoa học thể thao và sức khỏe tại Đại học Nam Đan Mạch cho biết: “Mọi người đều nghĩ rằng bóng đá là một môn thể thao khắc nghiệt, tuy nhiên nếu biết cách thay đổi cách chơi thì bóng đá sẽ trở thành một cách vận động thể chất phù hợp với sức khỏe”. Bóng đá chuyên nghiệp đem lại cho người xem ấn tượng là một môn thể thao khắc nghiệt, tuy nhiên, đối với những vận động viên không chuyên, chơi bóng đá giúp tăng thời gian di chuyển nên được coi là một phương pháp vận động phù hợp để cải thiện sức khỏe. Giáo sư Peter Krastrap nhấn mạnh rằng: “Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể coi bóng đá là một phương pháp vận động hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng sức bền”.

Khi tập những bài tập tạo áp lực tới xương, xương sẽ trở nên chắc khỏe hơn và giúp tăng mật độ xương. Cách hiệu quả nhất để bảo vệ xương là tập thể dục với tác động và cường độ mạnh. Và bóng đá chính là một bài tập phù hợp giúp tăng cường sức khỏe xương.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc tạo động lực tập luyện cũng như làm thế nào để tập luyện an toàn. Nhưng theo kết quả của cuộc nghiên cứu, họ thấy rằng: “Hầu hết các đối tượng được nghiên cứu đều có cảm giác hài lòng cao nhờ duy trì chơi bóng đá. Chính động lực muốn được luyện tập này đã trở thành nguồn sức mạnh trong họ. Và khi tập luyện trong môi trường vui vẻ, bệnh nhân có thể duy trì luyện tập lâu dài”.

Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường 1
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường

2. Hiệu quả cải thiện tình trạng loãng xương bằng tập luyện bóng đá trong vòng 16 tuần

Đối tượng của nhóm nghiên cứu trên gồm 50 người: 25 nam và 25 nữ, độ tuổi từ 55 đến 70 tuổi, có thể lực yếu do không thường xuyên vận động, được chẩn đoán thuộc nhóm tiền tiểu đường và bị béo phì, 3/4 đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán xương yếu và có nguy cơ mắc chứng loãng xương. Các đối tượng nghiên cứu sẽ phải thực hiện theo những lưu ý nhất định từ người hướng dẫn, duy trì luyện tập trong vòng 16 tuần, và sau quá trình này kết quả cho thấy tất cả các thông số sức khỏe đều được cải thiện.

Đối tượng nghiên cứu được tham gia quá trình luyện tập bóng đá hai lần một tuần, mỗi lần từ 30-60 phút, đồng thời tuân theo chế độ ăn uống phù hợp. Thử nghiệm diễn ra trong 16 tuần, ban đầu thời gian luyện tập bóng đá chỉ là 30 phút, sau đó tùy theo khả năng của từng đối tượng để có thể kéo dài thời gian tập luyện. Và trong 10 tuần sau, thời gian của mỗi lần tập luyện đã được kéo dài 60 phút. Khi thực hiện bài tập chơi bóng, các đối tượng sẽ được khởi động một cách tỉ mỉ, người hướng dẫn chia các đối tượng thành từng cặp và thực hiện lặp đi lặp lại các bài tập chuyền, sút bóng…trên sân tập có diện tích thích hợp. Họ cũng nhấn mạnh rằng các đối tượng tham gia không nên chạy quá sức.

Trước kia, khi kiểm tra tình trạng xương của những đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp DXA (*), thấy rằng có 73% số người tham gia được chẩn đoán bị suy giảm khối lượng xương đùi và 24% số người được chẩn đoán mắc chứng loãng xương đùi. Sau quá trình 16 tuần tập luyện, hàm lượng khoáng xương của đối tượng nghiên cứu tăng 3,2% ở vùng cổ xương đùi và 2,5% ở trục xương đùi, và tổng hàm lượng khoáng xương đạt 32g. Osteocalcin (**) trong máu cũng tăng 23%.

(*) DXA là phương pháp đo mật độ xương sử dụng bước sóng bức xạ khác nhau để quét đối tượng)

(**) Osteocalcin là một exosome điển hình được xương tiết ra, được làm từ các nguyên bào xương và có quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành xương. Osteocalcin được cho rằng là chất kích thích tiết insulin và tăng tính nhạy của các tế bào với insulin.

3. Người cao tuổi bị suy giảm thể lực cũng có thể tập luyện bóng đá

Thông thường mọi người đều nghĩ rằng bóng đá là môn thể thao không dành cho các đối tượng như: người già trên 70 tuổi có thể lực suy giảm, đối tượng suy giảm năng lực thể chất, đối tượng yếu xương…

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng người cao tuổi bị suy giảm thể lực cũng có thể thực hiện các bài tập luyện bóng đá. Giáo sư Magni Mall từ Khoa Dinh dưỡng và Vận động tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển cho biết: “Trên thực tế khi người tham gia được luyện tập trong môi trường được trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp thì sẽ có hiệu quả luyện tập đáng kinh ngạc”.

Đặc trưng của nghiên cứu này là tỷ lệ người tạm dừng tham gia giữa chừng rất thấp và họ có mối quan hệ khá tốt nên có thể dễ dàng chơi bóng thoải mái với nhau.

Người chơi cần chú ý nếu tập luyện quá khắc nghiệt gây tác dụng ngược lại và sẽ gây chấn thương cho cơ thể, điều quan trọng là không được tập luyện quá sức. Giáo sư Mall cũng chỉ ra rằng khi luyện tập trong không gian nhỏ, mọi người có thể vừa trò chuyện, giao lưu xã hội vừa tập luyện bóng đá hiệu quả.

Khi chức năng tim phổi ổn định, sức khỏe thể chất được cải thiện nhờ tập luyện bóng đá, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày như leo bậc thang, đi mua sắm, đạp xe đạp, làm vườn. Sức khỏe thể chất tốt sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và từ đó giảm thiểu nguy cơ sống phụ thuộc vào chế độ chăm sóc đặc biệt.

Chi tiết về nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí “Scandinavian Journal of Medicine” và “Science in Sports“.

Xem thêm: Chú ý khi thực hiện các bài vận động

Vận động giúp tăng sức mạnh thể chất của xương cột sống và phần nửa thân dưới, nhờ vậy, mật độ xương cũng tăng theo. Vận động là phương pháp cần thiết giúp duy trì cảm giác cân bằng. Ngoài ra, để củng cố xương chắc khỏe, người bệnh cần phải tạo đủ lực kích thích cho xương đặc biệt là kích thích theo chiều dọc.

Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ là vô cùng cần thiết. Và quan trọng là người tập phải giữ tư thế thẳng, bước đi nhịp nhàng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các bài tập tạ với trọng lượng vừa phải cũng là một phương pháp mang lại hiệu quả cao. Xương sẽ chắc khỏe hơn khi chịu tác động bởi các kích thích vật lý. Xương được kết nối với cơ bắp thông qua gân, vì vậy khi tập luyện cơ bắp bằng các bài tập tạ, mỗi lần người tập nâng tạ lên thì cơ bắp co bóp mạnh và tác động đó được truyền đến xương.

Tuy nhiên, dù tập bất kỳ bài tập nào, để giữ an toàn khi tập luyện, điều quan trọng là người tập cần kiểm tra mật độ xương định kỳ để biết liệu bài tập đó có phù hợp với bản thân hay không. Trong trường hợp người tập có triệu chứng đau khớp hay có tiền sử gãy xương hoặc đau thắt lưng, nên tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình trước khi lựa chọn một phương pháp vận động phù hợp.Ngoài ra, đối với bệnh nhân tiểu đường, trước khi bắt đầu tập luyện thể dục, bệnh nhân cần phải xác nhận lại với bác sĩ điều trị về tình trạng bản thân. Nếu người bệnh không mắc các biến chứng bệnh tiểu đường như: bệnh võng mạc, bệnh thận hoặc bệnh tim mạch có thể được xem xét tập luyện.

Bạn đang xem bài viết:Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường ăn xôi được không?
Liệu người tiểu đường ăn xôi được không vì gạo nếp là thực phẩm...
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Một cuộc khảo sát quy mô lớn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
Bài tập yoga cho người tiểu đường
Xu hướng ngày nay, chúng ta hay sử dụng các loại nước giải khát...
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu được công bố trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Tiểu đường ăn xôi được không?
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bài tập yoga cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường