Điều trị tiểu đường khi mang thai có gì khác so với chưa mang thai?
Danh mục nội dung
1. Mối quan hệ giữa chỉ số đường huyết và các biến chứng chu sinh
Trong khi mang thai, việc kiểm soát đường huyết thường xuyên và chặt chẽ là một yêu cầu quan trọng, việc này có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng chu sinh. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi lượng đường trong máu, các bạn có thể tham khảo dữ liệu của nghiên cứu HAPO (một thử nghiệm lâm sàng quốc tế quy mô lớn).
Nghiên cứu này được công bố năm 2008 cho thấy mối liên hệ giữa chỉ số đường huyết của thai phụ bị rối loạn glucose với các biến chứng chu sinh. Cụ thể là: Chỉ số đường huyết tăng thì cân nặng khi sinh, tỷ lệ sinh mổ, tỷ lệ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, C-peptide trong máu cũng sẽ tăng. Điều này cho thấy việc kiểm soát đường huyết trong giai đoạn thai kỳ cần được chú ý, cũng như việc điều trị tiểu đường khi mang thai là vô cùng quan trọng.
>> Bài viết hữu ích cần quan tâm: “Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?”
2. Chỉ số đường huyết mục tiêu trong thai kỳ
Sự biến đổi về lượng đường trong máu của thai phụ bình thường được giới thiệu trong nghiên cứu “Bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai 2010”. Theo đó, chỉ số đường huyết trung bình của thai kỳ từ tuần 33 cụ thể như sau:
+ Chỉ số đường huyết lúc đói: 71 ± 8 mg/dL
+ 1 giờ sau khi ăn: 109 ± 1 3 mg/dL
+ 2 giờ sau khi ăn: 99 ± 10 mg/dL
+ Chỉ số đường huyết trung bình trong 24 giờ: 88 ± 10
Về giá trị mục tiêu của chỉ số đường huyết trong thai kỳ, Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản đã đã đưa ra các số liệu như sau:
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ 2014 | Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản 2010 | Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản | |
Khi đói (mg/dL) | 70 – 100 | ≤ 95 | |
Trước khi ăn (mg/dL) | ≤ 95 | ≤ 100 | |
1 giờ sau ăn (mg/dL) | ≤ 140 | ||
2 giờ sau ăn (mg/dL) | ≤ 120 | 120 | ≤ 120 |
Dựa theo bảng này có thể thấy, chỉ số đường huyết trước khi ăn là 70 – 100 mg/dL, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là từ 120mg/dL trở xuống.
Về mục tiêu kiểm soát đường huyết dài hạn, hướng đến HbA1c dưới 6.2%, Glucose Albumin dưới 15.8%.
3. Phương pháp điều trị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ
Trên thực tế, phụ nữ mang thai bị rối loạn glucose cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng liều lượng và loại insulin để điều trị tiểu đường khi mang thai, duy trì đo đường huyết cẩn thận để có thể điều chỉnh cho phù hợp.
Khi phát hiện bị tiểu đường, thai phụ cần tìm hiểu về các loại được phép sử dụng, nên dùng các loại thực phẩm do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra để hạn chế rủi ro.
Bạn đang xem bài viết: “Điều trị tiểu đường khi mang thai có gì khác so với chưa mang thai?” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/