Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu?

Cỡ chữ:
A A
Bên cạnh những chiếc đèn lồng rực rỡ, tiếng trống lân rộn rã thì bánh trung thu là sản phẩm mang ý nghĩa đặc trưng trong mỗi dịp Trung thu về. Tuy nhiên, đây cũng là loại đồ ăn được coi là nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường do lượng calo quá lớn. Vậy nên ăn bánh Trung thu như thế nào để không ảnh hưởng tới đường huyết?

1. Ảnh hưởng của bánh trung thu tới đường huyết?

Theo các chuyên gia, những lo ngại về việc mắc bệnh tiểu đường có được ăn bánh trung thu không là hoàn toàn chính đáng.

Theo tính toán của viện Dinh Dưỡng Quốc gia, một chiếc bánh trung thu khoảng 170 gram cung cấp từ 500-700 calo tùy theo loại bánh và thành phần. Cụ thể, 1 chiếc bánh trung thu đậu xanh một trứng có trọng lượng 176 gram chứa 19,5 gram chất đạm (protein), 27,5g chất béo (lipid) và 80,6 đường (glucid). Thêm nữa, lượng bột đường trong chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng bột đường có trong 1-2 chén cơm, gấp 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Lượng đường này lại ở dạng đường hấp thu nhanh nên dễ làm tăng lượng đường trong máu.

Vì thế, những người đang mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường, béo phì không nên tùy tiện ăn bánh trung thu. Ăn bánh trung thu không kiểm soát cùng với tăng các yếu tố nguy cơ như tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết…đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu?
Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu? (Ảnh: Internet)

2. Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh trung thu như thế nào để không tăng đường huyết?

Để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong ngày, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý ăn bánh trung thu chừng mực. Dưới đây là một số mẹo ăn bánh trung thu không tăng đường huyết người bệnh có thể áp dụng như:

+ Bỏ khẩu phần tinh bột tương ứng

Một nửa chiếc bánh dẻo hay trung thu nướng tương đương với một bát cơm cùng lượng thức ăn kèm, vì vậy, nếu có ý định ăn bánh trung thu, bệnh nhân nên cắt bớt lượng cơm tương ứng.

+ Bổ sung thêm khẩu phần rau xanh

Chất xơ trong rau xanh có thể giúp ngăn chặn quá trình tăng đường huyết sau ăn, vì thế, bệnh nhân có thể tăng lượng rau xanh ăn hàng ngày để giúp ngăn ngừa lượng đường máu tăng nhanh.

>> Có thể bạn chưa biết: “Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

+ Tăng cường chế độ tập luyện

Bệnh nhân có thể tăng chế độ tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng thừa khi ăn bánh trung thu, đi bộ thêm 30 phút sau ăn là một khuyến nghị không tồi.

+ Chú ý khẩu phần bánh trung thu

Người bệnh không biết cách kiểm soát đường huyết hay mức đường huyết luôn ở tình trạng cao chỉ nên ăn phần bánh rất nhỏ, hoặc nếu được thì không nên ăn. Nhưng nói chung, bệnh nhân tiểu đường ăn bánh trung thu cần chú ý ăn miếng nhỏ, có thể sử dụng bánh trung thu cùng trà để tiêu hóa tốt hơn và hạn chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu? 1
Bệnh nhân tiểu đường khi ăn bánh trung thu nên chú ý khẩu phần ăn hợp lý (Ảnh: Internet)

Năng lượng từ bột đường và chất béo trong các loại bánh trung thu bình thường có thể là một mối nguy cơ rất lớn tới sức khỏe đối với những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như tiểu đường, huyết áp cao….Tuy nhiên, những người bệnh có thể chọn những loại bánh dành riêng cho những người muốn tiêu thụ ít năng lượng, đảm bảo sức khỏe hơn.

3. Bánh trung thu làm từ đường không năng lượng dành cho người tiểu đường

Hiện nay, trên thị trường có sản xuất một số loại bánh trung thu được làm từ đường không năng lượng, do đó, với những loại bánh này nhắm đến đối tượng những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ăn kiêng…có thể sử dụng được.

Loại bánh này được sản xuất từ loại đường không năng lượng Isomalt, là sản phẩm tự nhiên được chế biến từ củ cải đường, năng lượng thấp (2kcal/g), độ ngọt chỉ bằng nửa lượng đường bình thường. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, đường Isomalt có chỉ số GI (chỉ số đường huyết thực phẩm) thấp, được khuyên dùng cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có chỉ số đường huyết cao.

Theo đó, bánh trung thu làm từ đường không năng lượng Isomalt đảm bảo an toàn sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường ăn loại bánh trung thu này sẽ có ít nguy cơ tăng đường huyết hơn, những người thừa cân, béo phì cũng có thể sử dụng loại bánh này để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm lượng mỡ trong máu hay rủi ro về bệnh huyết áp, tim mạch.

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu? 2
Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn loại bánh trung thu làm từ đường không năng lượng (Ảnh: Internet)

Trung thu sắp đến, dù là dịp để cả nhà sum họp bên mâm cơm, bữa chiều trà, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường cần cẩn trọng hơn trong vấn đề ăn uống các loại bánh kẹo, đồ ngọt, các loại đồ ăn dễ gây tăng đường huyết…Bài viết trên đã giải đáp cho bệnh nhân vấn đề: “Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu?”, hy vọng rằng đã đem đến nhiều thông tin hữu ích đối với bệnh nhân.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì? So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì ? Bệnh tiểu đường tuýp 1 và...
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Người tiểu đường thường chú tâm giảm lượng đường máu bằng chế độ ăn...
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có...
Vitamin
Vitamin là gì? Vitamin không phải là thành phần tạo ra nguồn năng lượng...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Rau thuộc họ cải giúp cải thiện tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều các loại rau thuộc...
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì? So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Vitamin
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Rau thuộc họ cải giúp cải thiện tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường