Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Cỡ chữ:
A A
Nhiều người bệnh tiểu đường thắc mắc: “Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?”. Tại bài viết này, không những được giải đáp về việc bệnh tiểu đường ăn thịt gà được không? Tiểu đường ăn thịt gà có tốt không? mà còn tiết lộ những công thức nấu ăn từ thịt gà tốt cho người tiểu đường.

1. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

– Ăn thịt gà bổ sung protein

Thịt gà có nhiều phần nạc và tương đối ít mỡ, vì thế chứa hàm lượng protein cao và đa dạng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc phát triển cơ bắp và giảm cân hiệu quả.

Ăn thịt gà giúp tốt cho xương

Thịt gà giàu photpho – có lợi cho răng và xương. Ngoài ra, thịt gà còn góp phần đảm bảo chức năng gan thận, thần kinh trung ương, giúp chúng hoạt động tốt.

– Ăn thịt gà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, có thể giúp giảm cân

Khoáng chất selenium là một trong những thành phần chính trong thịt gà. Đây là khoáng chất thiết yếu đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, Selenium còn giúp giảm cân hiệu quả.

>>Bài viết hữu ích nên xem: Tại sao vận động thường xuyên mà không giảm được cân nặng? Tìm hiểu chế độ tập luyện hiệu quả

– Ăn thịt gà giải tỏa căng thẳng

Thành phần tryptophan và serotonin trong thịt gà làm dịu hệ thần kinh.

Thịt gà chứa hàm lượng axit amin gọi là tryptophan, chất này giúp làm dịu hệ thần kinh, tạo giấc ngủ ngon. Khi chán nản, có thể ăn một vài món ăn bổ dưỡng làm từ thịt gà để làm tăng chất serotonin trong não, giải tỏa căng thẳng để tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

>>Mối liên hệ giữa Tiểu đường và stress ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

– Ăn thịt gà tăng cường bảo vệ tim mạch

Việc ăn ức gà giúp điều tiết ổn định loại axit amin homocysteine (loại axit amin gây ảnh hưởng tới tim mạch). Vì thế ăn thịt gà giúp tăng cường bảo vệ tim mạch.

>>Tìm hiểu đái tháo đường và bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cao tại bệnh nhân tiểu đường

– Ăn thịt gà giúp lưu thông mạch máu

Vitamin B6 trong thịt gà giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, dễ dàng tiêu thụ thức ăn và giúp ích trong việc giảm cân. Dưỡng chất này còn giúp mạch máu hoạt động tốt, lưu thông mạch máu.

>> CẢNH GIÁC với Biến chứng tiểu đường ở chân do bệnh nhân tiểu đường khó lưu thông mạch máu

– Ăn thịt gà giúp nâng cao thị lực

Thịt gà nói riêng hay thịt gia cầm nói chung có hàm lượng các chất retinol, alpha, beta-carotene, lycopene, tác dụng tuyệt vời để ổn định và nâng cao thị lực.

Thịt gà có nhiều dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích. Nhưng người tiểu đường là những người cần phải kiêng khem, kiểm soát bệnh qua ăn uống. Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? tại Mục 2.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? 1
Thịt gà nhiều dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích, bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

cta kiến thức tiểu đườngMột số biến chứng nghiêm trọng khác mà bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải nếu không kiểm soát bệnh tốt:

2. Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Hỏi: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Trả lời: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà? Có. Người bệnh tiểu đường có thể ăn thịt gà với khẩu phần tương tự như đối với một người khỏe mạnh. Đây là những nguồn protein loại 1, người tiểu đường ăn thịt gà rất tốt đối với sức khỏe. Thịt ức gà và cá hoặc thực phẩm protein thực vật hoặc các sản phẩm từ sữa, và giảm lượng thịt đỏ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng sử dụng quá nhiều thịt động vật bao gồm thịt đỏ hoặc thịt gà, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Người bệnh tiểu đường huyết áp cao, tim mạch nên chú ý khi ăn thịt gà, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là da gà, bởi da gà có nhiều mỡ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

3. Người tiểu đường ăn thịt gà với cơm có tác dụng làm giảm phản ứng của cơ thể với đường

Các nhà khoa học đã tìm ra một phát hiện quan trọng, hữu ích đối với các bệnh nhân tiểu đường cũng như việc ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này từ việc ăn cơm kết hợp với thịt gà: “Người tiểu đường ăn thịt gà với cơm có tác dụng làm giảm phản ứng của cơ thể với đường”.

Trên thực thế, cơm là thực phẩm có chỉ số đường của thực phẩm cao (GI=96), vì thế khi ăn thực phẩm này lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Đây chính là lý do mà bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế ăn cơm trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Trong khi đó, cơm lại là thực phẩm chính yếu của người Việt Nam, vì thế người bệnh tiểu đường gặp nhiều khó khăn trong khi lựa chọn.

Giáo sư Jeyakumar Henry, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng (CNRC) của Singapore cho biết món ăn cơm gà được nghiên cứu tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Khi cơm chế biến kết hợp với lườn gà, dầu lạc và rau, chỉ số đường của thực phẩm ở mức tốt (GI=50), không ảnh hưởng quá nhiều tới đường huyết của bệnh nhân.

Thêm vào đó, việc uống nước súp gà (nước luộc gà, canh gà) giúp làm giảm phản ứng của cơ thể với đường. Nghĩa là khi uống nước súp này, giúp cơ thể tiết ra insulin. Đó là do súp gà giàu axit amino giúp kích thích cơ thể tiết ra insulin, làm giảm lượng đường trong máu sau ăn. Điều này rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân uống nước cốt gà khoảng 15 phút trước khi ăn, lượng đường trong máu sau bữa ăn sẽ giảm 1/3 so với bình thường.

Các nghiên cứu khác của CNRC cũng đưa ra kết luận, ăn cơm với protein giúp làm giảm chỉ số GI. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm với thịt gà hoặc cá hoặc đậu phụ.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? 2
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? _ Ăn thịt gà với cơm làm giảm sự phản ứng của cơ thể với đường

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm chi tiết: Tìm hiểu về loại đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa

4. Một số công thức nấu ăn từ thịt gà tốt cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường ăn thịt gà với cơm có giúp làm giảm lượng đường máu, tốt cho bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, người tiểu đường có thể lựa chọn ăn thịt gà với các công thức nấu ăn dưới đây.

Đây là công thức các món ăn low-carb được chế biến từ thịt gà tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các công thức món gà low-carb đều có hương vị tuyệt vời và là sự hòa hợp giữa các nguyên liệu và hương vị khác nhau. Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn những món ăn dưới đây thêm vào thực đơn dành cho người tiểu đường.

4.1 Ức gà nhồi

Đây là công thức ức gà nhồi người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng chế biến. Bạn có thể sử dụng nó trong một bữa ăn tối cuối tuần lành mạnh.

Dinh dưỡng: 262 calo – 9 g carbs – 46 g protein – 4 g chất béo

Chuẩn bị: 

– 1 ức gà

– 1 phô mai mozzarella ít béo

– 1 trái atisô

– 1 muỗng cà phê, cà chua thái nhỏ

– 5 lá húng quế lớn

– 1 củ tỏi

– ¼ muỗng cà phê bột cà ri

– ¼ muỗng cà phê ớt cựa gà

– Hạt tiêu

– Tăm xỉa răng

Chế biến:

Làm nóng lò ở 185 độ C. Cắt ức gà nửa chừng bằng dao sắc. Cắt nhỏ phô mai mozzarella, atiso, húng quế, cà chua, tỏi, trộn đều lại và nhồi vào ức gà đã cắt sẵn. Dùng tăm để ghim phần ức gà nhồi xung quanh. Sau đó đặt ức gà lên một tấm nướng hoặc giấy nhôm. Nêm với hạt tiêu, bột cà ri và ớt bột. Nướng trong khoảng 20 phút (tùy thuộc vào kích thước của ức gà bạn lựa chọn). Khi ăn, tháo tăm ra để thưởng thức.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? 3
Ức gà nhồi là món ăn bổ dưỡng

4.2 Súp gà dừa

Vị thơm của dừa trong món súp gà tạo cảm giác ăn ngon miệng. Trong súp gà chứa nhiều loại rau khác nhau và kết hợp với thịt gà nạc, giúp người tiểu đường no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn trong thời gian dài.

Dinh dưỡng: 231 calo – 12g carbs – 17g protein – 13g chất béo

Chuẩn bị: 

Ức gà, hành tây, tỏi và gừng, ớt chuông đỏ, bí ngô, nước cốt dừa, nước gà luộc, rau mùi tươi.

Chế biến: 

Bước 1: Ức gà thái lát nêm với muối và hạt tiêu, xào trong nồi súp trong vòng 4 – 5 phút. Bật bếp lửa lớn.

Bước 2: Cho thêm các nguyên liệu: hành tây, tỏi, gừng thái nhỏ, xào tiếp trong vòng 2-3 phút.

Bước 3: Cho thêm bí ngô, ớt chuông đỏ đã cắt sẵn

Bước 4: Thêm nước cốt dừa và nước dùng gà.

Bước 5: Đun sôi, sau đó hạ nhiệt, đậy nắp và để nhỏ lửa trong khoảng 20 phút hoặc cho đến khi bí ngô chín hoàn toàn.

Bước 6: Tắt lửa. Có thể bỏ thêm rau mùi để gia tăng hương vị.

Chất xơ và nguồn protein từ thịt gà sẽ giúp người tiểu đường no lâu hơn.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? 4
Món súp gà dừa giúp người tiểu đường no lâu hơn

Có thể nói qua bài viết trên đây không những người bệnh tiểu đường không cần băn khoăn việc: “Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?” mà còn làm sáng tỏ nhiều lợi ích từ việc người tiểu đường ăn thịt gà. Bệnh nhân có thể lựa chọn nhiều ý tưởng thực đơn ăn uống từ thịt gà tốt với bệnh tiểu đường. Qua đó, giúp kiểm soát tốt đường huyết và có chế độ ăn uống khoa học.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng dễ xảy ra tình trạng loãng xương...
Canxi
Danh mục nội dungCanxi là gì?Canxi có hiệu quả gì?Những loại thực phẩm chứa...
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Uống quá nhiều các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao như cola,...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của chứng...
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Canxi
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường