Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Một cuộc khảo sát với hơn 70.000 người tham gia đã chỉ ra rằng lượng sữa chua ăn vào càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới và phụ nữ cao huyết áp càng thấp. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho biết việc ăn sữa chua cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sữa chua giúp duy trì sức khỏe của tim mạch

Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và suy tim. Một tỷ người trên toàn thế giới được dự đoán là bị cao huyết áp, do đó các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả là rất cần thiết.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bằng cách ăn các sản phẩm từ sữa như sữa chua thì có thể ngăn ngừa, cải thiện chứng cao huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2,…và cải thiện tình trạng kháng insulin khiến insulin hoạt động kém hiệu quả. Đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và cuộc khảo sát với đối tượng tham gia là hơn 70.000 người đã chỉ ra rằng các bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách ăn sữa chua.

Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường 1
Sữa chua giúp duy trì sức khỏe tim mạch, cải thiện cao huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2,…(ảnh: Internet)

Justin Brendia thuộc Khoa Dịch tễ học – Y học dự phòng, Đại học Boston nói rằng “Đây là một nghiên cứu trên quy mô lớn theo dõi nam giới và phụ nữ bị huyết áp cao trong hơn 30 năm, kết quả đã cho thấy sữa chua giúp duy trì sức khỏe của tim mạch. Cùng với các loại rau và trái cây giàu chất xơ, sữa chua là một loại thực phẩm khuyến khích mọi người nên ăn”.

Sữa chua làm giảm 30% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, 19% ở nam giới

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu nghiên cứu từ 55.898 phụ nữ (từ 30~55 tuổi) tham gia vào nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện tại Hoa Kỳ, “Nghiên cứu sức khỏe của y tá” (Nurses’ Health Study) và 18.232 nam giới (từ 40 đến 75 tuổi) tham gia “Nghiên cứu theo dõi chuyên gia sức khỏe” (Health Professionals Follow-up Study).

Những người tham gia nghiên cứu đã được yêu cầu trả lời phiếu câu hỏi với 61 mục về chế độ ăn uống và ghi chép về sự khởi phát của bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…, lịch sử điều trị như phẫu thuật tái tạo mạch máu. Trong thời gian này, 3.300 phụ nữ và 2.148 nam giới được chẩn đoán mắc các bệnh này và được điều trị.

Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường 2
Ăn nhiều sữa chua có hiệu quả giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim (ảnh: Internet)

Theo kết quả phân tích, người ta thấy rằng với tất cả những người bị cao huyết áp, khi lượng sữa chua ăn vào tăng lên, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 30% ở phụ nữ và giảm 19% ở nam giới. Ở phụ nữ, bằng cách ăn sữa chua, tỷ lệ tiếp nhận phẫu thuật tái tạo mạch máu giảm 16%.

Hơn nữa, trong cả hai nhóm, những người ăn sữa chua nhiều hơn 2 lần 1 tuần đã có thể giảm 20% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành và đột quỵ trong thời gian theo dõi.

“Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các sản phẩm từ sữa như sữa chua rất tốt cho sức khỏe. Trong nghiên cứu này đã chứng minh rằng nếu tiếp tục ăn sữa chua trong một thời gian dài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ông Brendia nói.

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua (trong 100g sữa chua không đường)

– Năng lượng: 62 kcal

– Protein: 3.6 g

– Lipid: 3.0 g

– Carbohydrate: 4.9 g

– Canxi: 120 mg

Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường 3
Sữa chua có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (ảnh: Internet)

Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra rằng việc tích cực ăn sữa chua cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do một loại hormone làm giảm chỉ số đường huyết “insulin” không được tiết ra đủ hoặc do tình trạng “kháng insulin”, insulin trở nên kém hiệu quả.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu việc ăn sữa chua ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường như thế nào là từ nhóm nghiên cứu của Giáo sư Frank Hu- Khoa dinh dưỡng, Đại học Y tế Công cộng Harvard.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát dựa trên đối tượng nam nữ tham gia các nghiên cứu quy mô lớn trên toàn nước Mỹ như “Nghiên cứu sức khỏe của y tá” (1980~2010), “Nghiên cứu sức khỏe của y tá II” (1991~2009), “Nghiên cứu theo dõi chuyên gia sức khỏe” (1986~2010).

Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường 4
Sữa chua giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Số người tham gia và độ tuổi lần lượt là 41.436 người từ 40 đến 75 tuổi, 67.138 người từ 30 đến 55 tuổi, 85.884 người từ 25 đến 42 tuổi. Trong thời gian nghiên cứu, có 15.156 người bị khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo kết quả phân tích, người ta thấy rằng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm 18% khi ăn 28g sữa chua mỗi ngày. 28g sữa chua tương ứng với nửa 2 muỗng cà phê đầy.

Sữa chua cải thiện độ nhạy cảm với insulin và giảm viêm

Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng “Khi ăn sữa chua, độ nhạy cảm với insulin được cải thiện, hoạt động giúp hạ đường huyết của insulin cũng được cải thiện tốt hơn và có khả năng đạt được hiệu quả giảm viêm”.

Ngoài ra, việc ăn các sản phẩm sữa trước khi ăn carbohydrate sẽ kích thích bài tiết “Glucagon-like peptide-1” (GLP-1), một loại hormone kích thích tiết insulin, do đó dễ dàng ức chế tăng đường huyết sau khi ăn.

Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường 5
Sữa chua cải thiện độ nhạy cảm với insulin và giảm viêm (ảnh: Internet)

Giáo sư Frank Hu- Khoa dinh dưỡng, Đại học Y tế Công cộng Harvard chỉ ra rằng “Ngoài việc duy trì thói quen vận động cùng với chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc,…,việc ăn sữa chua nên được thêm vào chế độ ăn uống”.

Bạn đang xem bài viết: Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tại Chuyên mục Ăn uống

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Loại bỏ lượng ăn quá nhiều trong dịp cuối năm và đầu năm mới bằng cách tập luyện
Trong kỳ nghỉ cuối năm và đầu năm mới kéo dài, mọi người thường...
Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Columbia đã công bố một nghiên cứu...
Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm sẽ hỗ trợ bệnh nhân...
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Một nghiên cứu quy mô lớn của người Nhật Bản đã chỉ ra rằng...
Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Nghiên cứu Hisayama (được thực hiện tại Nhật Bản) đã chỉ ra rằng phần...
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?
Các kỳ nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà...
Loại bỏ lượng ăn quá nhiều trong dịp cuối năm và đầu năm mới bằng cách tập luyện
Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường