Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Cả Gout và tiểu đường đều là 2 căn bệnh khó chữa, 2 bệnh này có quan hệ mật thiết. Chính vì vậy người bị tiểu đường có thể sẽ bị bệnh gút và ngược lại. Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường phải kiêng kị các thực phẩm ảnh hưởng tới nồng độ axit uric và insulin bên trong cơ thể.

1. Bệnh tiểu đường và bệnh Gout

Nguyên nhân dẫn tới bệnh Gút

Gout là 1 loại bệnh viêm khớp do axit uric bị dư thừa tích tụ trong máu lắng đọng thành tinh thể muối urate. Quá trình chuyển hóa purine của cơ thể sẽ sản xuất axit uric. Purine là các hợp chất có thành phần nito được sản xuất bên trong cơ thể hay trong các đồ uống và thức ăn nhất định.
Những tinh thể muối urate tích tụ bên trong các khớp, gây đau đớn dữ dội và bị viêm là lúc bạn bị bệnh gút. Các tinh thể urate có thể được hình thành khi nồng độ axit uric có trong máu tăng cao.

Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường 1
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh Gout (ảnh: Internet)

Bệnh gút xuất hiện khá đột ngột và sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy đau đớn dữ dội, bị sưng tấy và nóng đỏ ở vùng khớp bị tấn công. Gout sẽ tác động xấu lên phần ngón chân cái hoặc có thể là vùng mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay hay bàn tay.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Tiểu đường lại là căn bệnh có lên quan tới việc dùng glucose – là 1 nguồn năng lượng của cơ thể. Để dùng glucose thì cơ thể chúng ta cần có insulin. Insulin là 1 loại hocmon hỗ trợ lượng đường có trong máu vận chuyển hoặc là insulin có trong các tế bào như 1 nguồn năng lượng.

Nếu như không có đủ insulin, lượng đường trong máu có thể không được hấp thụ do các tế bào và vẫn còn đọng lại trong máu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể của họ sản xuất ít hay không đủ lượng insulin phù hợp để hấp thụ đường trong máu.

Đái tháo đường hay tiểu đường được phân ra thành 2 loại

+ Tiểu đường tuýp 1: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào bê ta của tuyến tụy (tế bào bê ta có chức năng chính là sản xuất insulin).

+ Tiểu đường tuýp 2: Tuyến tụy vẫn có thể sản xuất insulin thế nhưng cơ thể không đáp ứng, tương tác tốt với nó, chính vì vậy insulin không có hiệu quả.

Trong cả 2 loại bệnh tiểu đường, lượng đường không thể hấp thụ vào các tế bào và vẫn còn trong máu, dẫn tới nồng độ đường bên trong máu cao.

Triệu chứng của bệnh Gút

+ Đau khớp và viêm: Triệu chứng này do các tinh thể axit uric kết tinh trong khớp gây viêm. Bệnh nhân phải chịu những cơn đau cực dữ dội và đau đớn.

Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường 2
Bệnh nhân cảm thấy đau xương khớp nhiều nơi đau dữ dội (ảnh: Internet)

+ Biến chứng bệnh về thận: Tăng axit uric có thể gây sỏi thận, dẫn tới các vấn đề khi đi tiểu.

cta kiến thức tiểu đườngCẢNH BÁO: Hậu quả khôn lường khi ăn 9 loại trái cây này vào buổi tối

2. Mối quan hệ của bệnh gout và tiểu đường

Một số nghiên cứu cho biết bệnh nhân gout có nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 nhiều hơn so với người không bị gút. Báo cáo từ tài liệu khảo sát tại trường Y Harvard được công bố vào 2014 thì số người bị gút có 70% nguy cơ mắc thêm bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Tương tự, người bệnh gout thông thường sẽ có triệu chứng béo phì và cao huyết áp. Mà béo phì lại có mối quan hệ mật thiết tới bệnh tiểu đường. Khi bị béo phì sẽ làm cho nồng độ Insulin có trong máu tăng cao quá mức dẫn tới tăng đường huyết và giảm chức năng bài tiết urat của ở thận, không hề tốt đối với người bị gout.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với bạn nếu như bạn bị cả 2 bệnh gout và tiểu đường cùng 1 lúc? Bạn đừng quá lo lắng, bạn hãy tuân thủ thực đơn cho người bị gout và tiểu đường để sống cùng với bệnh thật vui khỏe.

3. Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với bệnh nhân gút và tiểu đường vô cùng quan trọng. Bởi vì thức ăn vào cơ thể sẽ ảnh hưởng to lớn tới nồng độ insulin và acid uric.

Chính vì vậy, thực đơn cho người bị gout và tiểu đường hay chế độ ăn uống cho người bị gút và tiểu đường có mục tiêu giảm nồng độ axit uric và cân bằng lượng insulin bên trong cơ thể.

Kiêng thực phẩm giàu purin

Do axit uric được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purin, mà việc gia tăng axit uric có thể làm giảm sự nhạy cảm của insulin. Nên bạn hãy tránh ăn các loại thực phẩm có chứa purin, tiêu biểu như hải sản, thịt đỏ hay nội tạng động vật, mì ăn liền, rượu bia, chất kích thích…

Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường 3
Kiêng thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật (ảnh: Internet)

Kiêng đồ ăn chứa nhiều đường fructose

Đồ ăn giàu fructose tốn rất nhiều adenosine triphosphate. Điều này dẫn tới khiến axit uric tăng lên đồng thời đưa lượng đường huyết tăng cao. Những món ăn chứa fructose thường khá hấp dẫn, bạn nên kiểm soát được sự thèm muốn của mình. Thực phẩm giàu fructose điển hình gồm có: đồ ăn nhanh, socola, bánh kẹo, trái cây sấy khô, bột ngũ cốc, siro, nước ngọt có ga…

Nên ăn nhiều chất xơ hơn

Khi bạn ăn nhiều chất xơ sẽ không phải lo lắng về các bệnh như gút và tiểu đường nữa. Chất xơ khi được cơ thể dung nạp sẽ giúp hấp thụ axit uric tốt, cho phép nó được loại bỏ đường thận. Ngoài ra, chất xơ còn có công dụng làm giảm cholesterol và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

>> Cần biết Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu anthocyanin và omega 3

Cả 2 chất này đều rất tốt cho người bệnh tiểu đường và gout chính vì vậy thực đơn cho người bị gout và tiểu đường cần có thực phẩm giàu anthocyanin và omega 3. Chất anthocyanin ngăn chặn sự kết tụ của các phân tử urat và giúp hoạt động giảm đường huyết tốt hơn còn omega – 3 có thể giúp giảm thiểu tình trạng kháng insulin của người bệnh đái tháo đường tuýp 2.

+ Anthocyanin: có nhiều trong cà tím, quả việt quất, mận, nho, lựu, đào thịt đỏ…

+ Omega – 3: có nhiều trong cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ, súp lơ…

Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường 4
Người tiểu đường và gút nên ăn đậu nành … những loại thực phẩm omega 3 (ảnh: Internet)

Tránh rượu bia

+ Rượu bia ảnh hưởng xấu vào việc loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể. Khi rượu được chuyển thành acid lactic, nó làm giảm lượng acid uric được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua thận. Điều này xuất hiện là do acid lactic cạnh tranh với acid uric khi thận thải chúng qua nước tiểu.

+ Hơn nữa, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.

4. Thay đổi thói quen ăn uống xấu

Ăn 6 bữa nhỏ trong 1 ngày

Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường tốt nhất nên được chia nhỏ thành: 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn.

Tính lượng thực phẩm của mỗi nhóm thực phẩm nên ăn một ngày

+ Về cơ bản, carbohydrate và protein mỗi gram sẽ cung cấp 4 calo, trong khi đó chất béo lại cung cấp lên đến 9 calo trong mỗi gam.

+ Biết những nguyên tắc chung về chế độ ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường và dùng để tính toán, bạn có thể dễ dàng biết được thực đơn cho người bị gout và tiểu đường này có trong phạm vi tốt hay không.

Áp dụng 45-60 gram tinh bột trong một bữa ăn

Mỗi sản phẩm trong thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường dưới đây có chứa khoảng 15 gram tinh bột trong chúng.

+ 200ml sữa hoặc nước cam.

+ ¼ củ khoai tây chiên.

+ 1 lát bánh mì.

Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường 7
1 lát bánh mỳ (ảnh: Internet)

+ 1 chén soup.

+ ½ chén bột yến mạch.

+ 1/3 chén cơm hoặc mì pasta.

+ 4 đến 6 miếng cracker.

+ 2 miếng bánh cookies nhỏ.

+ 3 oz khoai tây nướng

+ 1 miếng trái cây (khoảng 4 oz)

Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường 6
1 lát hoa quả (ảnh: Internet)

+ 6 miếng gà nugget.

Ăn 0.8 gram thịt chất lượng tốt cho mỗi kg cân nặng của cơ thể bạn

Ví dụ, nếu người bệnh nặng 64 kg, lượng thịt nên có trong chế độ ăn uống cho người bệnh gout và tiểu đường nên dưới 51.2 gram.

Đảm bảo rằng 25-35% lượng calo bạn nạp cho cơ thể mỗi ngày là từ các chất béo

Đối với bệnh tiểu đường, 1500 đến 1800 calo tổng số là lượng ăn hàng ngày lý tưởng. Chất béo cung cấp 9 calo / gram. Vậy nên, bạn nên dùng khoảng từ 41,6 đến 58,3 gram chất béo mỗi ngày. Đối với bệnh nhân tiểu đường, hãy nên dùng chất béo lành mạnh như chất béo Omega-3.

Không bỏ bữa

Bạn phải tuân thủ đúng chế độ ăn uống cho người bệnh gout và tiểu đường. Tuyệt đối bạn không được bỏ bữa để tránh dẫn tới bị hạ đường huyết.

Ăn uống đúng giờ giấc

Điều này sẽ giúp cơ thể bạn phát triển 1 thói quen về tiêu thụ glucose từ thực phẩm, giúp ngăn ngừa việc lượng đường trong máu cao hay thấp bất thường.

Hy vọng những kiến thức về bệnh tiểu đường – thực đơn cho người bị gout và tiểu đường ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về 2 loại bệnh này và có thể lập ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn đang xem bài viết: Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường tại chuyên mục Thực đơn ăn uống

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Uống quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhồi máu não
Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên...
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở...
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Ăn sáng sớm giúp giảm đường huyết, tại sao ăn nhiều vào buổi tối lại có hại?
Thay đổi thói quen ăn uống thành “hình thức ăn sáng sớm” để cải...
Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Nghiên cứu Hisayama (được thực hiện tại Nhật Bản) đã chỉ ra rằng phần...
Uống quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhồi máu não
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Ăn sáng sớm giúp giảm đường huyết, tại sao ăn nhiều vào buổi tối lại có hại?
Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường