Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?

Cỡ chữ:
A A
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai có tần suất xuất hiện bất thường bẩm sinh cao hơn phụ nữ bình thường nói chung. Đặc biệt, nguy cơ khởi phát bất thường tăng lên nhiều lần nếu người mẹ có rối loạn chuyển hóa glucose từ trước khi mang thai và kiểm soát đường huyết không tốt. Những bất thường bẩm sinh ở trẻ có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan trên toàn cơ thể bé, nhưng nguy cơ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh là cao nhất. Do đó, thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần đặc biệt chú ý quản lý sức khỏe để tránh những bất thường bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ.

1. Tình trạng xảy ra bất thường bẩm sinh ở trẻ tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tỷ lệ bất thường bẩm sinh được tìm thấy ở trẻ sơ sinh được cho là khoảng 2%, nhưng nếu người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose từ trước khi mang thai, tần suất xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ tăng gấp 3~10 lần. Mặt khác, trong trường hợp người mẹ bị tiểu đường thai kỳ, tần suất xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ sơ sinh chỉ tăng khoảng 1.2~1.3 lần và tần suất xuất này chênh lệch khá ít so với phụ nữ mang thai bình thường nói chung. Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai béo phì, người ta chỉ ra rằng tần suất xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ tăng khoảng 1.2~2.2 lần, tuy nhiên béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, trong trường hợp bệnh tiểu đường thai kỳ, sự xuất hiện rối loạn dung nạp glucose trong thai kỳ sẽ làm tăng tần suất phát sinh bất thường bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, tình trạng rối loạn dung nạp glucose trước khi mang thai cũng có khả năng cao liên quan đến sự gia tăng tần suất xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ. Nói cách khác, phụ nữ bị tiểu đường từ trước khi mang thai và phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cần phải theo dõi tình trạng thai nhi và chú ý đặc biệt đến những bất thường bẩm sinh ở em bé.

Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose? 1
Bảng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ tại Nhật Bản

2. Cơ chế xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ em

Tần suất xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ và nồng độ HbA1c của người mẹ trước khi mang thai có quan hệ tương ứng với nhau, tần suất này sẽ giảm nếu phụ nữ kiểm soát tốt đường huyết từ trước khi mang thai.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra lượng đường trong máu cao bất thường có thể là dẫn đến sự xuất hiện bất thường bẩm sinh ở trẻ. Cụ thể, nếu phôi thai trong giai đoạn hình thành cơ quan bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng đường huyết của thai phụ ở tuần 3~8 thai kỳ, sự hình thành của một cơ quan bình thường bị rối loạn. Bên cạnh đó, cơ chế xuất hiện bất thường bẩm sinh ở đứa bé có người mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 từ trước khi mang thai được cho rằng không có sự khác biệt đáng kể. Và mức độ bất thường của chỉ số đường huyết trong giai đoạn khi bắt đầu mang thai tác động tương ứng với sự xuất hiện của bất thường bẩm sinh.

Tuy nhiên, ngay cả khi lượng đường trong máu được duy trì trong phạm vi bình thường từ trước khi mang thai, tần suất dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose từ trước khi mang thai cao hơn so với phụ nữ mang thai bình thường nói chung, do đó chỉ số đường huyết không phải là nguyên nhân duy nhất gây bất thường bẩm sinh ở trẻ. Tương tự, ngay cả khi nồng độ HbA1c giai đoạn đầu thai kỳ cao, nhưng cũng không có nhiều trường hợp trẻ bị xuất hiện bất thường bẩm sinh.

3. Sự bất thường bẩm sinh ở trẻ em tác động tới các cơ quan nào?

Khoảng 3 đến 8 tuần của thai kỳ, sự phát triển của từng cơ quan trên toàn cơ thể trẻ diễn ra. Có thể thấy rằng sự hình thành của hầu hết các cơ quan trong toàn bộ cơ thể trẻ tiến triển vào thời điểm tuần 6~9 thai kỳ. Do đó, những bất thường bẩm sinh của các cơ quan do tăng đường huyết ở mẹ có thể xảy ra ở tất cả các vị trí và rất biến thể. Tuy nhiên, những bất thường bẩm sinh ở trẻ của phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose thường là xuất hiện ở hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và hệ cơ xương khớp.

Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?
Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?

4. Các loại bất thường bẩm sinh ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

Bảng 1 chỉ ra những bất thường bẩm sinh xảy ra ở từng cơ quan trong cơ thể của trẻ. Những bất thường bẩm sinh có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan trong cơ thể trẻ, nhưng người ta chia ra hai loại là những bất thường bẩm sinh phổ biến (*) và những bất thường bẩm sinh đặc biệt thường xuyên(**). Ngoài ra, tỷ lệ chênh lệch xảy ra bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ thai phụ bị tiểu đường tuýp 1 so với thai phụ bình thường được hiển thị cho từng hệ cơ quan. Phần trong ngoặc đơn là giới hạn tin cậy 95%. Theo đó, người ta đã chỉ ra rằng tỷ lệ chênh lệch của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ từ thai phụ bị tiểu đường là cao nhất, cao hơn gấp 6 lần so với trẻ từ thai phụ bình thường. Điều này phần lớn là do sự cải thiện gần đây về tỷ lệ chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh bằng siêu âm tim, khác biệt đáng kể so với kiểm tra thông thường tập trung vào những bất thường của bề mặt bên ngoài như hệ thống cơ xương. Nhiều bệnh tim bẩm sinh đã được báo cáo, chẳng hạn còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, bất thường van tim, tứ chứng Fallot, hội chứng thiểu sản thất trái…

Mặt khác, hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh (caudal regression syndrome) đặc biệt được biết đến như một bất thường bẩm sinh xảy ra ở trẻ sinh ra từ phụ nữ mang thai có rối loạn chuyển hóa glucose đang giảm dần và có tần suất xuất hiện chênh lệch thấp hơn so với phụ nữ mang thai bình thường nói chung do những tiến bộ gần đây trong quản lý bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, có khả năng nhiều bất thường bẩm sinh có thể xảy ra cùng một lúc.

Bảng 1: Những bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ thai phụ có rối loạn chuyển hóa glucose

Cơ quan Bất thường bẩm sinh Tỷ lệ chênh lệch
Hệ thần kinh trung ương Rối loạn quá trình đóng ống thần kinh (*)

Tật đầu nhỏ

Não úng thủy (*)

Tật mắt nhỏ

Dị tật tai ngoài

3.48 (3.55~4.76)
Hệ tim mạch Bệnh tim bẩm sinh (**)

Nội tạng đảo ngược

6.55 (5.89~7.29)
Hệ xương khớp Bất thường trong hình thành chi dưới

Co cứng khớp

Biến dạng khớp đầu gối

Khiếm khuyết tay chân (*)

Bất thường tứ chi

Thừa ngón- Dính ngón (*)

Bất thường về cột sống (*)

Bất thường về xương

0.99 (0,84~1.18)
Hệ hô hấp Tịt lỗ mũi sau

Phổi giảm sản

U nang phổi

Thoát vị cơ hoành

NA (not available)
Hệ tiêu hóa Sứt môi và hở hàm ếch (*)

Thực quản đóng (*)

Đóng ống tiêu hóa (*)

Ruột ngắn 

Đại tràng lớn

Ruột xoay bất toàn

Dị tật hậu môn trực tràng

Đường mật bất thường

Vỡ thành bụng

3.06 (2.20~4.25)
Hệ bài tiết Thận loạn sản

Thận ứ nước

Lỗ tiểu thấp (*)

Viêm bàng quang

1.92 (1.64~2.45)
Khác Bất thường nhiễm sắc thể

Sinh đôi dính liền

U bướu bẩm sinh

Nếu thai phụ có rối loạn chuyển hóa glucose, đặc biệt là nếu có rối loạn chuyển hóa glucose từ trước khi mang thai thì sẽ có nhiều bất thường bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ. Do đó, thai phụ cần phải luôn luôn chú ý kiểm tra thường xuyên, và đặc biệt cần phải biết rằng tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ là cao nhất.

Bạn đang xem bài viết:Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai...
Xây dựng THỰC ĐƠN hàng ngày cho bà bầu tiểu đường ✅
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể mẹ và bé như...
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ
Thời kỳ mang thai ở phụ nữ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý và tìm hiểu kỹ...
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai hay bệnh tiểu đường...
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Xây dựng THỰC ĐƠN hàng ngày cho bà bầu tiểu đường ✅
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường