Lựa chọn khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh nguy hiểm đang có xu hướng tăng trong nhiều năm gần đây cùng với bệnh tim mạch, ung thư, bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, chế độ ăn uống, vận động… Việc lựa chọn khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng với việc điều trị bệnh. 

Bệnh tiểu đường gây rối loạn chuyển hóa gluxit kéo theo lượng đường trong máu và dẫn đến tình trạng đường trong nước tiểu xuất hiện. 

Rối loạn chuyển hóa đường làm rối loạn chuyển hóa lipid, protid và các chất điện giải gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh về các bệnh khác nhau và nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

1. Các loại bệnh tiểu đường

Trước khi lựa chọn khẩu phần ăn chuẩn cho người bị tiểu đường, bệnh nhân cần nắm rõ các khái niệm về bệnh tiểu đường.

1.1. Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng bệnh mạn tính, đó là khi tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin, một hormone giúp đường có thể nạp vào năng lượng cho các tế bào. Nếu không có đủ insulin, lượng glucose tích tụ dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường cao có thể khiến cơ thể gặp phải các vấn đề về mắt, tim, thận, thần kinh, răng…

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến bệnh đều là do tự miễn và triệu chứng bao gồm uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, đây là dấu hiệu 80% đến 90% tế bào beta tụy bị hư hại. 

Trong số lượng bệnh nhân bị tiểu đường, tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7 – 10%.

Lựa chọn khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường 1
Bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng tăng (Ảnh: Internet).

1.2. Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là do quá trình cạn kiệt tế bào beta và sau này dẫn tới giảm sản xuất insulin, khiến đường huyết trong máu tăng cao. Loại tiểu đường này thường gọi là tiểu đường tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ cao.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là tình trạng kháng insulin và giảm bài tiết insulin, đôi khi cũng liên quan đến một số yếu tố khác như ruột, gan, thận, thần kinh… Những người cao tuổi, thừa cân, béo phì, bị rối loạn lipid máu, huyết áp cao, gia đình có người thân bị tiền sử tiểu đường, phụ nữ sinh con nặng trên 4kg, các bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm tăng đường huyết

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 không nhiều như tiểu đường tuýp 1, thông thường chỉ có các dấu hiệu như sụt cân, đôi khi phải tham gia khám sức khỏe, xét nghiệm mới phát hiện bệnh. 

1.3. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 của thai kỳ, thường là do tình trạng kháng insulin xảy ra trong quá trình mang thai. Hầu như trong giai đoạn khám thai định kỳ, bệnh sẽ được phát hiện sớm.

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời bao gồm: thai nhi bị dị tật, thai to, dễ sảy thai, khó sinh… Vì vậy việc kiểm soát tiểu đường thai kỳ rất cần thiết cho tất cả các phụ nữ mang thai tuần thứ 24 trở đi.

Ngoài các loại tiểu đường trên còn có tiểu đường thứ phát xảy ra do các khiếm khuyết về gen, các bệnh lý nội khoa hoặc sử dụng thuốc. Bệnh nhân nên tích cực kiểm tra và phát hiện bệnh sớm để có phác đồ điều trị đồng thời tiến hành kiểm tra đường trong máu, hoặc nghiệm pháp dung nạp đường, cũng như xét nghiệm HbA1c. Các bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường để tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

2. Tỷ lệ thành phần sinh năng lượng

Để có được khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường, cần chú ý đến việc bổ sung các thành phần sinh năng lượng cũng như hàm lượng thức ăn. 

– Chất đạm: Lựa chọn khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý có lượng protein đạt  0,8g/kg/ngày với người lớn, đây là lượng vừa đủ. Nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng không tốt đặc biệt là với bệnh nhân có bệnh thận. Theo đó, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần là phù hợp nhất. 

– Chất bột đường: Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đường huyết thường có xu hướng tăng sau khi ăn nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng. Chính vì thế trong quá trình lựa chọn khẩu phần ăn cần chú ý hạn chế ăn gluxit. Khuyến cáo nên dùng các dạng gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Không nên ăn các loại gluxit dưới dạng đường đơn cũng như các loại bánh kẹo có đường nhiều. 

+ Gluxit ≤ 5%: có thể ăn hàng ngày các loại thịt cá, đậu phụ, rau xanh, trái cây ngọt như dưa bở, dưa hấu,nho, nhót. 

+ Gluxit 10-20% hạn chế ăn các loại quả ngọt như táo, vú sữa, na, hồng xiêm… 

+ Gluxit từ ≥ 20%: hạn chế ăn các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).

Chất béo ăn ở lượng vừa phải, nên giảm chất béo từ động vật vì có nhiều axit béo bão hòa dễ gây xơ vữa động mạch. Nên ăn các loại axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương… 

Lựa chọn khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường 2
Lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp sẽ tốt cho người tiểu đường (Ảnh: Internet)

3. Khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường

Người tiểu đường nên lưu ý chia thành các bữa ăn nhỏ tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Với bệnh nhân đang điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể sẽ bị hạ đường huyết trong đêm vì vậy trước khi đi ngủ có thể ăn nhẹ. 

Nguyên tắc quan trọng nhất đó là giữ thân hình cân đối, không bị béo phì để kiểm soát điều trị tốt nhất như: quá trình giảm cân, theo dõi cân nặng. Bạn nên kiểm tra lượng calo hấp thụ trong từng ngày thông qua một số điểm lưu ý sau:

– Lượng thực phẩm hấp thụ mỗi ngày:

+ Thịt cá: 85gr

+ Các loại phô mai: 30gr

+ Sữa ít béo: 250gr

+ Rau củ quả: 180gr

+ Bánh mỳ: 1 lát vừa đủ

+ Cơm/mì: 60gr

+ Khoai tây/bắp: 100gr

+ Ngũ cốc: 18gr

– Các bước xác định khẩu phần ăn chuẩn cho người bị tiểu đường

+ Dùng 1 đường thẳng vạch đôi đĩa thành hai phần

+ Ở nửa bên phải tiếp tục chia thành đôi để tạo ra góc phần tư

+ Một góc phần tư là thực phẩm nguyên hạt, các loại khoai củ

+ Góc phần tư thứ 2 là protein như thịt cá

+ Nửa trái của đĩa là rau xanh

+ Sau đó bổ sung một phần trái cây và thực phẩm từ sữa

+ Hoàn thành bữa ăn bằng cốc trà hoặc sữa ít béo.

Trên đây là một số gợi ý về khẩu phần ăn chuẩn cho người bị bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh, việc đảm bảo chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp cân bằng được chỉ số đường huyết, đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh.

Bạn đang xem bài viết: “Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, có nhiều trường hợp bệnh tiến...
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Hoa quả là một trong những loại thực phẩm khó lựa chọn phù hợp...
Tập thể dục khi mang thai làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và béo phì
Một kết quả khảo sát đã được công bố rằng tập thể dục khi...
Người tiểu đường nhổ răng được không?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, sức đề...
Vitamin A (tương đương tác dụng retinol)
Danh mục nội dungVitamin A (tương đương tác dụng retinol) là gì?Vitamin A có...
Đồ uống ngọt gây tác động xấu đến bệnh tiểu đường và tăng chất béo trung tính
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống quá nhiều đồ uống nhiều...
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Tập thể dục khi mang thai làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và béo phì
Người tiểu đường nhổ răng được không?
Vitamin A (tương đương tác dụng retinol)
Đồ uống ngọt gây tác động xấu đến bệnh tiểu đường và tăng chất béo trung tính
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường