Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi nhưng cũng có thể xảy ra sớm ở độ tuổi 40 tuổi. Khi còn trẻ, mọi người cần chú ý giữ khối lượng cơ bắp không bị mất đi nhanh chóng. Nguy cơ mắc chứng béo phì kèm teo cơ tăng gấp ba lần ở bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, tại hội nghị khoa học thường niên lần thứ 59 của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản được tổ chức tại Kyoto, các chuyên gia đã thảo luận về tính cần thiết việc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa béo phì kèm teo cơ ở người tiểu đường.

1. Nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường

Gần đây, hầu hết mọi người đều chuyển sang sử dụng thang máy với lý do leo cầu thang bộ tốn nhiều sức lực. Tuy nhiên, mọi người nên chú ý rằng: việc sử dụng thang máy sẽ làm cho chúng ta trở nên lười vận động và cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ teo cơ.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, sự tích tụ chất béo trong cơ quan nội tạng và cơ bắp sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Tình trạng kháng insulin do tác dụng của insulin suy giảm là một nguyên nhân gây ra bệnh béo phì kèm teo cơ và làm cho sức mạnh cơ bắp suy giảm. Có một báo cáo chỉ ra rằng: những người bị kháng insulin thì lực nắm ở tay sẽ yếu. Hơn nữa, ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, sức mạnh cơ bắp của chi dưới giảm có thể gây cản trở cho việc đi lại.

Teo cơ là sự suy giảm về khối lượng cũng như chức năng cơ bắp theo tuổi già. Nếu khối lượng cơ bắp giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn, mọi người sẽ bị hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL) như ăn uống, bài tiết, vận động, tắm rửa và nguy cơ gãy xương cũng như liệt giường sẽ tăng lên rất nhiều.

Mặt khác, béo phì là nguyên nhân gây ra các bệnh như: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Trên thực tế, trong những năm gần đây, teo cơ (sự suy giảm cơ bắp) và béo phì (lượng mỡ cơ thể tăng) có thể cùng xảy ra và căn bệnh này gọi là “béo phì kèm teo cơ”. Căn bệnh này đang trở thành vấn đề đáng được quan tâm.

Tuổi càng cao, nguy cơ mắc chứng béo phì kèm teo cơ càng cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mắc bệnh sớm khi 40 tuổi và những người ở độ tuổi 70 có xu hướng bị béo phì teo cơ cao hơn so với béo phì bình thường.

Tỷ lệ người cao tuổi mắc chứng teo cơ là trên 10%, có một báo cáo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ teo cơ tăng gấp ba lần ở bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, trong đó có 10% bệnh nhân bị béo phì kèm teo cơ, chất lượng cuộc sống hàng ngày bị suy giảm và nguy cơ tử vong cao. Những người mắc chứng béo phì kèm teo cơ có nhu cầu cần được chăm sóc tăng gấp 10 lần so với người bình thường.

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ ở người cao tuổi

Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi khi thực hiện các bài tập đối kháng có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm lượng mỡ thừa, giúp cơ bắp chắc khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày sẽ được nâng cao.

Nếu mọi không có thói quen tập thể dục, cơ bắp sẽ giảm dần từ những năm 20, 30 tuổi. Vì cơ bắp là bộ phận sử dụng nhiều năng lượng, nên khi lượng cơ bắp giảm các năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích tụ trong cơ thể.

Do số lượng cơ bắp suy giảm, nên những người béo phì kèm teo cơ có thể nhìn từ bên ngoài không có biểu hiện bị béo phì. Tuy nhiên, khi nhìn vào hình chụp cắt lớp MRI đùi, những người này sẽ có ít cơ bắp và nhiều chất béo hơn.

Những người có hình thể, cân nặng vẫn giữ được như lúc còn trẻ cũng không có nghĩa là không thể mắc bệnh béo phì kèm teo cơ. Cho dù chỉ số khối cơ thể (BMI) đạt tiêu chuẩn nhưng những phần cơ bắp vẫn có thể chuyển hóa thành lượng mỡ tích tụ.

Khi về già, lượng cơ bắp sẽ có xu hướng suy giảm, nếu mọi người không duy trì lối sống tập luyện thể thao thì tình trạng teo cơ sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Từ đó mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc vận động hơn, lượng mỡ tích tụ càng nhiều và nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ càng cao.

2. Chế độ vận động giúp phòng ngừa béo phì kèm teo cơ Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường 1

Tập thể dục là cách dễ nhất và hiệu quả nhất để đối phó với chứng teo cơ trong cuộc sống hàng ngày. Tập thể dục có thể khôi phục cơ bắp và loại bỏ chất béo dư thừa.

Một nghiên cứu được công bố cho rằng: việc kết hợp các bài tập đối kháng với các bài tập nhẹ như aerobic và đi bộ làm giảm 1/3 lần nguy cơ teo cơ do chứng teo cơ.

Để đối phó với chứng suy giảm khối lượng cơ, các bài tập đối kháng đưa một áp lực lên cơ thể là phương pháp hiệu quả. Nếu chúng ta rèn luyện cơ bắp, dù có về già xương vẫn chắc khỏe. Khi lượng cơ bắp tăng, sự trao đổi chất cơ bản cũng được cải thiện giúp kiểm soát đường huyết.

Bài tập đối kháng là những bài tập lặp đi lặp lại động tác đưa áp lực lên cơ thể như: squat và tập cơ bụng. Đối với người cao tuổi, có thể tập luyện một bài tập mà sử dụng lực ít hơn so với người trẻ tuổi.

Đặc biệt, nếu chúng ta không thường xuyên tập luyện mỗi ngày thì phần cơ bắp chân và bắp đùi sẽ trở nên dần dần yếu đi. Cơ đùi có chức năng quan trọng giúp mọi người có thể đứng lên, bên cạnh đó, để cơ thể có thể duy trì được trạng thái cân bằng thì cơ bắp chân phải hoạt động.

Vì 70% cơ bắp nằm ở phần dưới cơ thể nên để tăng cơ bắp, mỗi người cần phải tập luyện kích thích các cơ ở phần dưới cơ thể. Thay vì vận động cơ bắp với chế độ tập luyện khắc nghiệt, thì các bài tập nhẹ sẽ giúp tạo ra nhiều hormone tăng trưởng, tăng số lượng cơ bắp và cải thiện quá trình chuyển hóa.

Các bài tập nhẹ như đi bộ, bài tập đối kháng như squat không chỉ hạn chế tình trạng kháng insulin mà có giúp tăng số lượng cơ bắp cũng như nâng cao sức mạnh cơ. Trong squat, chúng ta có thể thay đổi lực tác động lên cơ thể tùy theo mỗi bài tập, nhờ vậy mà chúng ta có thể duy trì bài tập phù hợp với thể lực của bản thân trong thời gian dài.

Dưới đây là phương pháp squat đứng bằng 1 chân theo Hội chấn thương chỉnh hình Nhật Bản đề ra giúp bảo vệ sức khỏe tuổi già. Và quan niệm mới được gọi là sarcopenia – locomotive syndrome – frailty đã được đưa ra.

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường 2
Phương pháp squat đứng bằng 1 chân theo Hội chấn thương chỉnh hình Nhật Bản

3. Chế độ ăn uống giúp phòng ngừa bệnh béo phì kèm teo cơ

Để phát triển cơ bắp và giảm lượng mỡ, mọi người cần phải thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, mọi người nên tích cực hấp thu protein, chất dinh dưỡng quan trọng giúp hình thành cơ bắp.

Chế độ ăn kiêng kiểm soát cân nặng không chỉ làm giảm lượng mỡ mà có nguy cơ làm suy giảm khối lượng cơ bắp. Vì vậy, mọi người cần chú ý để tạo sự cân bằng dinh dưỡng.

Đặc biệt, các axit amin có trong protein động vật là yếu tố hình thành cơ bắp và có xu hướng hấp thu ít hơn khi chúng ta già đi. Có báo cáo cho rằng: việc hấp thu protein ngay sau khi vận động có hiệu quả phòng ngừa bệnh béo phì kèm teo cơ.

Ngoài ra, vitamin D cũng có tác dụng để nâng cao sức mạnh cơ bắp. Vitamin D có hiệu quả không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn giúp xương chắc khỏe. Thực phẩm giàu vitamin D chủ yếu là các loại cá.

Vitamin D có thể được tổng hợp nhờ tắm nắng. Đi bộ dưới ánh mặt trời sẽ giúp loại bỏ thiếu vận động.

Bạn đang xem bài viết:Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì
Hiệp hội các nhà giáo dục tiểu đường Hoa Kỳ (ADDE) đưa ra cảnh...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó...
Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Tình trạng tử vong của nhiễm toan ceton do đái tháo đường (tiểu đường)...
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân và béo phì là một...
Những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường là bệnh thường gặp và ngày càng có dấu hiệu gia...
Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường thường gặp
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường