Bệnh nhân tiểu đường có ăn được chè không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường ngoài các nguyên nhân về bệnh lý trong cơ thể, di truyền còn liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Có rất nhiều món ăn người tiểu đường không được ăn hoặc ăn với mức độ vừa phải để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị trong đó có món chè. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc tiểu đường có ăn được chè không. 

1. Người tiểu đường ăn gì thì tốt?

Trước khi tìm hiểu về người bị bệnh tiểu đường có ăn được chè không hãy cùng nắm rõ các món nên ăn và kiêng không được ăn. 

1.1. Đồ ăn chứa tinh bột

Trước hết người bị tiểu đường nên ưu tiên các nhóm thức ăn tinh bột, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ được chế biến bằng cách hấp, nướng. Tốt nhất nên loại bỏ các món ăn chiên rán, có dầu mỡ. Bên cạnh đó các loại ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chấtvitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30%.

1.2. Rau củ quả

Tương tự như nhóm tinh bột, rau củ quả cũng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin tự nhiên. Đây là những loại có tác dụng chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Đối với rau củ quả, người bệnh nên ưu tiên ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

benh-nhan-tieu-duong-co-an-duoc-che-khong 1
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn các loại rau củ quả nhiều chất xơ (Ảnh: Internet)

1.3. Các món ăn thịt cá

Người bị bệnh tiểu đường không nên loại bỏ hoàn toàn thịt trong bữa ăn mà thay vào đó có thể chọn các loại thịt nạc, thịt bỏ mỡ, thịt gai cầm chế biến đơn giản ít dùng dầu mỡ. Trong thịt nạc có chứa chất béo bão hòa, chất đạm dồi dào có chức năng làm giảm cholesterol xấu. 

Ngoài ra trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá rô phi, cá ngừ, các loại tôm, sò… cũng có thể cung cấp lượng protein dồi dào cho người bệnh tiểu đường. 

Video Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc đồng vận GLP-1

1.4. Các món ăn có chất béo không bão hòa

Các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh như hạnh nhân, lạc, hạt vừng, ô liu… Các chất béo đơn không bão hòa không có hại cho sức khỏe và được gọi là chất béo lành mạnh. Tác dụng của loại chất béo này là giảm hàm lượng cholesterol xấu, hỗ trợ điều trị tim mạch. 

1.5. Các loại hoa quả

Chất xơ trong hoa quả thúc đẩy cảm giác no, kiềm chế cơn thèm ăn vặt không lành mạnh như bưởi, dâu tây, cam, cherry… hạn chế ăn các loại quả ngọt như sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

2. Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần kiêng các loại thực phẩm sau:

2.1. Các loại thịt đỏ

Như đã nói ở trên, thịt nạc tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng phải đặc biệt kiêng các loại thịt đỏ vì chúng có thể làm tăng 26 – 40% nguy cơ mắc tiểu đường. Qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao, thịt đỏ sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trong thịt đỏ rất giàu chất đạm, protein nhưng cũng có rất nhiều chất béo bão hòa. Khi nạp quá nhiều chất béo bão hòa, các mạch máu sẽ dễ bị xơ vữa và nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch khác cũng cao hơn.

2.2. Không nên ăn gạo trắng

Gạo trắng có chỉ số đường huyết 79 xếp trong nhóm các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tải trọng đường huyết (GL) là 37 thuộc nhóm thực phẩm nên hạn chế với người tiểu đường. Khi ăn gạo trắng, các chất sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường bột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm ảnh hưởng đến đường huyết. 

2.3. Không nên ăn thịt mỡ

Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga… Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, không được sử dụng rượu bia, chất kích thích.

3. Nguyên tắc ăn người tiểu đường nên biết

Người tiểu đường không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn, nên ưu tiên các loại nguyên chất, ít qua sơ chế để giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.  Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách xen kẽ hoặc ăn các món hỗn hợp, chia nhỏ bữa ăn hằng ngày. Không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.

benh-nhan-tieu-duong-co-an-duoc-che-khong 2
Người bị bệnh tiểu đường nên chú ý đến các món ăn (Ảnh: Internet)

4. Người bị tiểu đường có được ăn chè không?

Có nhiều món chè nấu từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, trước khi lựa chọn, người bệnh cần phải biết chè nấu từ gì, có tốt cho người tiểu đường không. Đa phần các loại chè nấu từ đậu đen, đậu đỏ, hạt sen, hạt bí đều mang đến lượng chất xơ cần thiết, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp. 

Người bị bệnh tiểu đường nên chọn các loại chè nấu bằng được dành riêng cho bệnh tiểu đường để đảm bảo chè vẫn ngọt mà an toàn cho sức khỏe. 

Nhiều cơ sở bán chè nấu sẵn có thể sử dụng các chất phụ gia làm ngọt không đảm bảo, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên không cần quá băn khoăn với tiểu đường có ăn được chè không bởi bạn có thể học cách nấu tại nhà các món chè để kiểm soát được nguyên liệu và mức độ pha chế. 

Các loại trẻ mà người tiểu đường có thể ăn khi đi ra ngoài đó là: Chè bột sắn hạt sen, Chè khoai môn bắp… bởi các nguyên liệu như hạt sen, bột sắn, khoai môn và ngô non rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chè không chỉ là món ăn bổ dưỡng cho ngày hè nóng bức, mà còn giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn đang xem bài viết: “Bệnh nhân tiểu đường có ăn được chè không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Khi nào bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng liệu pháp bằng thuốc?
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường hay sử dụng liệu pháp bằng thuốc? Nếu...
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Những lợi ích sức khỏe của trà xanh Nhật Bản đang thu hút sự...
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Người tiểu đường thường chú tâm giảm lượng đường máu bằng chế độ ăn...
Vitamin E
Danh mục nội dungVitamin E là gì?Vitamin E có hiệu quả gì?Những loại thực...
Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose
Sinh mổ đối với phụ nữ  bị rối loạn chuyển hóa glucose thường có...
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Danh mục nội dung1. Bệnh tiểu đường – quá trình tiến triển và điều...
Khi nào bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng liệu pháp bằng thuốc?
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Vitamin E
Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường