Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?

Cỡ chữ:
A A
Có lẽ chúng ta đều biết rằng, nếu chế độ ăn uống tiêu thụ quá nhiều đường hay chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, tại bài viết này sẽ đề cập đến một loại thực phẩm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn nên cảnh giác, đó là thịt đỏ. Vậy, mắc bệnh tiểu đường có nên ăn thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…?

1. Thịt đỏ và nguy cơ bệnh tiểu đường

Thịt đỏ là thịt có nguồn gốc từ động vật có vú như: thịt lợn, giăm bông, thịt cừu, thịt bò…Đây là loại thực phẩm phổ biến chúng ta thường tiêu thụ hàng ngày. Thịt đỏ chưa chế biến là một nguồn giàu đạm (protein) và vitamin B và là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con người. Cơ thể chúng ta cần được bổ sung chất đạm, tuy nhiên nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì tốt nhất nên hạn chế lượng hấp thụ thịt đỏ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?
Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò? (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu từ Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã chứng minh rằng, 50% nguy cơ chết từ bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2 liên quan tới chế độ dinh dưỡng. Và nguy cơ tử vong tăng đối với bệnh nhân tiểu đường nếu bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ.

Một nghiên cứu khác từ Phần Lan đã theo dõi gần 2,300 người đàn ông trung niên từ 42 – 60 tuổi trong 19 năm để phân tích mối liên quan giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và thói quen tiêu thụ thịt đỏ. Kết quả cho thấy rằng, 432 người tham gia mắc tiểu đường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều protein động vật và ít protein thực vật có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 35%. Điều này bao gồm bất kỳ loại thịt nào – thịt đỏ đã chế biến và chưa qua chế biến, thịt trắng và các loại thịt khác nhau, bao gồm các loại thịt nội tạng như lưỡi hoặc gan.

Trong một nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng những người ăn khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 19% so với những người không ăn. Thêm vào đó, chỉ cần tiêu thụ khẩu phần thịt đỏ chế biến sẵn như 1 chiếc xúc xích hoặc hai lát thịt xông khói một ngày làm tăng 51% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này kết luận rằng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mọi người nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, sữa ít béo, cá và thịt gia cầm thay khẩu phần thịt đỏ hàng ngày.

2. Nguyên nhân ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Mặc dù chưa tìm ra lý do chính xác của vấn đề ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đưa ra có 3 nguyên nhân chính:

– Thịt đỏ chứa nhiều natri, làm tăng huyết áp, có thể gây kháng insulin.

– Nitrit trong thịt chế biến có thể làm tăng sức đề kháng insulin và làm suy giảm chức năng tuyến tụy.

– Chất sắt có trong thịt đỏ có thể gây tổn thương tế bào và viêm mãn tính.

Có thể thấy rằng, hấp thu lượng thịt đỏ cao có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, tăng tỷ lệ mắc bệnh tim, ung thư đại trực tràng bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy, bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…?

3. Bệnh nhân tiểu đường có nên kiêng thịt đỏ?

Dù thịt đỏ mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ ràng rằng: “Sẽ không có vấn đề gì lớn khi chúng ta tiêu thụ lượng thịt đỏ vừa đủ hàng ngày, đây là loại thực phẩm giàu chất đạm và dinh dưỡng cao và vì thế chúng ta không nên bỏ qua”. Loại thịt đỏ được khuyến khích là loại chưa qua chế biến và thịt nạc – vì vậy, bệnh nhân tiểu đường hãy nghĩ đến thêm các khẩu phần thịt bò bít tết, thịt thăn cũng như thịt cừu hoặc thịt bê trong chế độ ăn uống của mình.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò? 1
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt đỏ như bò, lợn, cừu…nhưng với lượng ít hơn (Ảnh: Internet)

Và khi bệnh nhân tiểu đường ăn thịt đỏ cũng nên xem xét cách nấu nướng có ảnh hưởng như thế nào. Trong một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí khoa học Diab Care, các nhà nghiên cứu đã xem xét cách những người phụ nữ thường xuyên dùng thịt đỏ trong việc nấu nướng. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao ở những người phụ nữ chế biến thịt bằng cách nướng hay nấu ăn ở nhiệt độ cao nhưng nguy cơ này không tăng ở những người phụ nữ luộc hoặc hầm thịt. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến lượng ăn vừa đủ, không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này.

4. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?

Thịt bò là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như protein, chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa…vì vậy nếu tiêu thụ nhiều thịt bò rất dễ tăng cân.

Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng cần chú ý tới vấn đề ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu cũng như kiểm soát cân nặng. Vì vậy, giải đáp câu hỏi bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò, người bệnh nên chú ý là “nên hạn chế ăn”, ăn thịt bò sẽ gián tiếp khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là bệnh nhân nên kiêng thịt bò hoàn toàn vì đây vẫn là thực phẩm dinh dưỡng nếu có khẩu phần ăn hợp lý.

Trong thịt bò còn chứa nhiều axit linoleic (CLA) giúp quá trình chuyển hóa đường diễn ra tốt hơn, bên cạnh đó, lượng axit béo có trong thịt bò giúp giảm cholesterol xấu trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường ăn thịt bò có thể chế biến với khẩu phần miếng thịt mỏng hơn, ăn kèm với rau xanh là sự lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, cũng giống như thịt bò, với các loại thịt đỏ khác như thịt lợn, thịt cừu…thì bệnh nhân nên ăn với số lượng thịt ít và rau củ nhiều giúp kiểm soát tốt lượng đường máu sau khi ăn tốt hơn.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò? 2
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn lượng thịt bò ít, kèm theo đó ăn lượng rau xanh nhiều hơn (Ảnh: Internet)

Thời gian tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân tiểu đường, người bệnh nên ăn thịt bò vào các bữa ban ngày và hạn chế ăn vào buổi tối. Thịt bò giàu chất sắt, vì thế, ăn thịt bò vào buổi tối làm gan hoạt động quá mức dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ điều trị trực tiếp về lượng thịt bò có thể tiêu thụ, phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh cá nhân.

5. Loại thịt nào tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường?

Cá được cho là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh với chế độ ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hạn chế béo phì, cải thiện tính kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bên cạnh đó, cá còn rất tốt cho tim mạch, bệnh nhân tiểu đường ăn cá tăng cường sức khỏe trái tim, ngăn ngừa biến chứng tim mạch có thể xảy ra.

Nói chung, bài viết đã giải đáp các mối quan tâm giữa bệnh tiểu đường và việc ăn thịt đỏ, bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…Mong rằng đã giải đáp được nhiều thắc mắc của người bệnh và giúp bệnh nhân yên tâm hơn trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
Những người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là...
Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ
Các nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa đã...
Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì
Hiệp hội các nhà giáo dục tiểu đường Hoa Kỳ (ADDE) đưa ra cảnh...
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai
Phụ nữ nên được chuẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose trong mang thai...
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là xét nghiệm như...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ
Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường