Người bị tiểu đường có ăn được yến mạch không?
Danh mục nội dung
1. Những điều cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa có liên quan đến khả năng sản xuất và sử dụng insulin trong cơ thể, khi không duy trì được đường huyết ổn định, cơ thể sẽ gặp những trường hợp nguy hiểm. Muốn quản lý được lượng đường huyết cần chú ý đến lượng carbohydrates (tinh bột, đường) ăn vào trong một thời điểm nhất định, vì carbohydrates ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi bữa ăn của một cơ thể bình thường cần phải tiêu thụ là 45-60g cho mỗi bữa chính và 15-30g cho bữa phụ. Đối với chế độ ăn uống bình thường, tốt nhất nên chọn các loại đồ ăn giàu carbohydrates với nhiều dinh dưỡng thay vì tinh bột đã được chế biến hay cho thêm đường.
Riêng đối với bệnh nhân bị tiểu đường, chưa có một nguyên tắc nào cụ thể tuy nhiên, nếu bản thân người bệnh được tư vấn một chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý, thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt thường ngày, chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị. Hầu hết, các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng bệnh nhân.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
Để hiểu rõ người bị tiểu đường có ăn được yến mạch không, người bệnh cần phải nắm rõ các nguyên tắc quan trọng về chế độ dinh dưỡng. Cụ thể là:
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột
Ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng
Nếu ai bị tăng cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu
Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Giảm bớt các món ăn có mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 4: Nhóm rau, quả
Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc.
3. Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn yến mạch?
Yến mạch là một món ăn được nhiều người yêu thích trong thời gian gần đây. Yến mạch còn được coi là một món ăn sáng lành mạnh vì có nhiều chất xơ và calo, đối với người cần kiểm soát cân nặng, yến mạch chính là một gợi ý hoàn hảo.
Mặc dù là món ăn ngon nhưng bệnh nhân bị tiểu đường vẫn lo sợ khi ăn yến mạch, bởi vì trong yến mạch có chứa nhiều carbs. Những người mắc bệnh tiểu đường thường thắc mắc rằng liệu đậy có phải là một thực phẩm tốt cho họ hay không.
Câu trả lời là có, yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
Có một số lưu ý khi dùng yến mạch làm thức ăn hằng ngày mà bệnh nhận bị tiểu đường nên nhớ.
3.1. Mối quan hệ giữa lượng đường trong máu và hàm lượng carbs
Theo nghiên cứu, trong yến mạch có rất nhiều carbs, tỷ lệ vào khoảng 67& calo. Những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý hàm lượng này, vì carbs có thể làm lượng đường trong máu tăng lên. Thông thường, cơ thể đáp ứng với đường trong máu bằng cách giải phóng insulin nội tiết. Khi insulin hoạt động, sẽ tạo ra quá trình chuyển hóa thành năng lượng đi toàn cơ thể. Nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường thì quá trình này bị hạn chế, insulin không sản sinh hoặc họ có tế bào không đáp ứng insulin theo cách thông thường. Khi những người này ăn quá nhiều carbs, lượng đường trong máu của họ có thể tăng lên đến mức không lành mạnh. Kiểm soát lượng đường trong máu tốt giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường như bệnh tim, tổn thương thần kinh và tổn thương mắt.
3.2. Chất xơ đóng vai trò giảm đường trong máu
Trong yến mạch ngoài lượng carbs còn có chất xơ rất tốt cho cơ thể. Chất xơ giúp làm chậm tốc độ hấp thụ carbs trong máu.
Hàm lượng carbs trong những thực phẩm có chỉ số GI thấp, được hấp thụ chậm hơn, được cho là có lợi cho người bị bệnh tiểu đường. Do chúng cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi mà không làm tăng lượng đường trong máu của bạn như các carbs hấp thụ nhanh hơn.
3.4. Yến mạch giúp cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu
Theo báo cáo, yến mạch có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu vì chúng có chứa beta glucan, một loại chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này hấp thụ nước trong ruột của bạn và tạo thành chất dẻo dày giống gel. Nhìn chung, các nghiên cứu đều tìm hiểu làm thế nào mà yến ảnh hưởng đến người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và các kết quả đều cho thấy rằng yến mạch có khả năng cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của yến mạch đối với người bị bệnh đái đường týp 1 chưa được nghiên cứu nhiều.
Bạn đang xem bài viết: “Người bị tiểu đường có ăn được yến mạch không” cần được chú ý” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/