Người đường máu cao nên ăn gì?
Danh mục nội dung
1. Sự ảnh hưởng của thức ăn đến đường huyết
Lượng đường trong máu của mỗi người chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan lẫn chủ quan, trong đó, thức ăn là yếu tố hàng đầu tác động tới mức đường huyết. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, những người đường máu cao nên ăn gì để kiểm soát được lượng đường trong máu. Dưới đây là những nguyên tắc người đường máu cao nên tuân thủ:
– Kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày
Khi biết được mỗi loại thức ăn chứa bao nhiêu carbohydrate sẽ giúp mọi người có thể đo lường được mức tác động của chúng tới lượng đường huyết cơ thể.
Lượng carbohydrate bình thường mà cơ thể tiếp thu sẽ biến thành đường (chủ yếu là glucose) rồi được insulin vận chuyển vào các tế bào tạo năng lượng hoạt động. Nhưng khi tiếp thu quá nhiều carbohydrate, chức năng insulin gặp trục trặc có tác động kéo theo làm sai hỏng trong cả hai quá trình, lượng đường trong máu lúc này bắt đầu tăng.
Vì vậy để duy trì mức độ đường an toàn trong máu, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm soát lượng carbohydrate trong các bữa ăn. Một chế độ ăn low-carb (carbohydrate thấp) được nghiên cứu chứng minh giúp giảm chỉ số đường huyết hiệu quả.
– Ăn nhiều chất xơ hơn trong các bữa ăn
Chất xơ có tác dụng làm chậm tiêu hóa của carbohydrate và sự hấp thu đường từ thực phẩm vào máu. Được ví như một “chiếc phanh hãm”, chất xơ khiến cho chỉ số đường huyết không thể tăng vọt lên sau khi ăn. Mức đường trong máu tăng chậm và từ từ, vì thế insulin có thời gian vận chuyển đường tới tế bào.
Chất xơ hòa tan có hiệu quả hơn chất xơ không hòa tan trong việc giảm lượng đường trong máu. Loại thực phẩm giàu chất xơ gồm rau, các loại đậu, hoa quả và ngũ cốc nguyên cám. Lượng chất xơ được khuyến khích ăn là 25 gam đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới.
>> Bài viết hữu ích cần quan tâm: “Chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cũng có hiệu quả phòng ngừa cúm“
– Uống nước
Uống đủ nước là một cách đơn giản để giữ lượng đường trong máu trong giới hạn khỏe mạnh. Ngoài tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, tránh cơ thể khỏi mất nước, uống nước sẽ giúp thận của bạn lọc đường dư thừa khỏi cơ thể và thải chúng ra thông qua đường nước tiểu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống nước có nguy cơ thấp hơn gặp các vấn đề về đường trong máu. Nhưng hãy nhớ rằng, điều này không đúng với nước có ga và đồ uống có chứa đường. Một chai nước tăng lực đã vượt quá lượng đường khuyến cáo dùng cho cả ngày, nước lọc thì tốt cho cơ thể nhưng uống nước ngọt sẽ khiến bạn tăng cân và mắc bệnh tiểu đường.
>> Xem thêm chi tiết bài viết: “Uống quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhồi máu não”
– Kiểm soát chế độ ăn uống đúng cách
Nên tính toán để giảm lượng calo tiêu thụ, đây cũng là một phương pháp giảm cân. Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng cũng có ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2.
– Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số GI (Glycemic Index) đặt ra để đánh giá tốc độ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một loại thực phẩm chứa carbohydrate. Nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình như yến mạch, lúa mạch, hải sản, các loại đậu, ngô, hầu hết các loại trái cây và rau không tinh bột.
Các loại thực phẩm này có thể giảm mức đường huyết trong thời gian dài ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
>> Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm để lựa chọn thực đơn an toàn, lành mạnh
– Ăn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu crom và magie
Lượng đường trong máu cũng có thể liên quan đến việc cơ thể đang thiếu các chất dinh dưỡng, điển hình là crom và magie. Bổ sung crom và magie trong thực đơn hàng ngày để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Cơ thể thiếu crom có thể khiến không thể dung nạp carbohydrate và thiếu hụt magie gia tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Trong một nghiên cứu, người tiêu thụ nhiều magie có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 47% so với những người khác.
Các loại thực phẩm giàu crom như lòng đỏ trứng, cà phê, đậu xanh, súp lơ và thịt,…
Các loại thực phẩm giàu magie gồm các loại rau xanh, socola đen, bơ, chuối và đậu,…
2. Đường máu cao nên ăn gì để giảm lượng đường trong máu hiệu quả
Người đường máu cao nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đường máu cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn tuổi trung niên, người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và ăn uống. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, là lựa chọn tuyệt vời cho những người đường máu cao.
Táo
Táo có thể kiểm soát lượng đường do có hàm lượng pectin cao, pectin là chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể.
Sử dụng dấm táo
Dấm táo chứa nhiều lợi ích tới sức khỏe, một trong số đó là giảm lượng đường trong máu bằng cơ chế thúc đẩy hoạt động sử dụng đường của tế bào và giảm thiểu lượng đường giải phóng từ gan. Người đường máu cao có thể sử dụng dấm táo trộn trực tiếp vào các món salad, dấm táo có ảnh hưởng đáng kể đến độ nhạy cảm insulin.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm giàu crom, người đường máu cao nên ăn nhiều loại rau này để điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Bông cải xanh còn có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch, đau tim và đột quỵ.
Cá
Ăn nhiều các loại cá chứa axit béo omega – 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức đề kháng insulin, cải thiện đường máu trong cơ thể. Các loại cá khuyến khích ăn là cá thu, cá ngừ, cá hồi, đây cũng là các loại thực phẩm thay thế hoàn hảo cho những người không thích ăn thịt đỏ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Theo các chuyên gia nghiên cứu những người có chế độ ăn gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt, kiểm soát lượng đường trong máu.
Các loại hạt
Các loại hạt giúp cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm quá trình đốt cháy năng lượng.
Các chuyên gia khuyến khích ăn hạt cỏ cà ri, đây là nguồn tuyệt vời của chất xơ hòa tan, giảm lượng đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.
Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và protein, loại chất dinh dưỡng này còn làm giảm hiện tượng bài tiết đường khi đi tiểu của người mắc bệnh tiểu đường.
Dầu ô-liu
Dầu ô-liu là loại chất béo giúp giảm nguy cơ đau tim và duy trì ổn định lượng đường trong máu bằng việc giảm các kháng thể insulin.
Quả ớt
Những nhà khoa học Úc đã nghiên cứu bổ sung ớt cho các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng insulin cần thiết giúp vận chuyển lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Ớt còn chứa các chất chống oxy hóa, chứa vitamin C, carotenoids giúp điều hòa nội tiết tố insulin.
Quế
Quế có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, quế chứng minh độ nhạy cảm insulin bằng cách kháng insulin ở cấp độ tế bào. Nghiên cứu chứng minh quế có thể giảm lượng đường trong máu tới 29%. Một lợi ích khác của quế là làm chậm sự phân giải carbohydrate, nên nó kìềm chế sự gia tăng đột ngột của đường trong máu.
Quế hoạt động tương tự cơ chế insulin, giúp đường trong máu đi vào tế bào. Nên ăn 1 – 6 gam quế mỗi ngày, không lạm dụng ăn nhiều có thể gây hại.
Tỏi
Trong tỏi chứa rất nhiều chất hữu cơ Allyl Propyl Disulphide (APDS), Diallyldisul – phide oxide (allicin), flavonoids,… đều là những thành phần quan trọng giúp làm giảm glucose trong máu và kích thích tuyến tụy tiết insulin.
Các loại thực phẩm trên giúp giảm thiểu lượng đường huyết, là những lựa chọn hữu ích cho những người đường máu cao, giải quyết câu hỏi đường máu cao nên ăn gì từ đa số những người đang ở tình trạng này.
Bạn đang xem bài viết: “Người đường máu cao nên ăn gì?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/