Uống thuốc tiểu đường có hại gì tới sức khỏe?
Một trong ba phương pháp điều trị bệnh tiểu đường không thể thiếu là chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh có thể trì hoãn việc dùng thuốc tiểu đường nếu thực sự kiểm soát được đường huyết qua chế độ ăn và tập luyện, giai đoạn này gọi là giai đoạn “không thuốc”_ không sử dụng thuốc. Thế nhưng, bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, bệnh sẽ tiến triển nặng dần, các nghiên cứu cho thấy, khả năng trì hoãn dùng thuốc kéo dài tối đa từ 3 – 5 năm, sau đó bệnh nhân buộc phải dùng thuốc để giảm gánh nặng cho tuyến tụy.
Thuốc tiểu đường chia làm nhiều nhóm, cơ chế hoạt động cũng khác nhau, thường thấy là các nhóm giúp kích thích sản xuất insulin của tuyến tụy, thuốc ức chế hấp thu glucose tại ruột, thuốc làm tăng hoạt tính của insulin…Bỏ qua các tác dụng phụ có thể gặp phải thì chúng là phương pháp giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Uống thuốc tiểu đường đều đặn còn giúp kiểm soát mỡ máu, hỗ trợ giảm huyết áp, nhờ đó phòng ngừa nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh về tim mạch: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…Nhưng trong lâu dài thì uống thuốc tiểu đường có hại gì tới sức khỏe của người bệnh?
Danh mục nội dung
1. Bệnh nhân khi nào phải uống thuốc tiểu đường và có phải uống cả đời không?
Thời điểm bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 “khởi thuốc” _ bắt đầu điều trị bằng thuốc là khi mức đường huyết không về được ngưỡng mục tiêu. Điều này lý giải vì sao khi mới phát hiện tiểu đường, bác sĩ thường chưa cho bệnh nhân đó uống thuốc ngay, mà thường khuyến khích thay đổi lối sống, cách sinh hoạt, ăn uống, vận động, sau đó tái khám…Rồi mới quyết định loại thuốc và liều lượng thuốc. Đối với trường hợp người tiểu đường tuýp 1 thì insulin sẽ được tiêm ngay từ lúc phát hiện ra bệnh.
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, người tiểu đường tuýp 2 vẫn có cơ hội được tạm thời ngưng sử dụng thuốc, nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
“Khi mức đường huyết lúc đói luôn dưới 6.5 mmol/l, HbA1c dưới 6% trong vòng 2 – 3 tháng, nhiều bệnh nhân có thể tạm thời ngưng sử dụng, và nên kiểm tra định kỳ để theo dõi thường xuyên”
>> Xem thêm chi tiết: “Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường“
2. Uống thuốc tiểu đường có hại gì?
– Ảnh hưởng có hại tới gan, thận
Hầu hết các loại thuốc tiểu đường là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dược, ngoại trừ nhóm Metformin (Glucophage), vì thế khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Một trong những tác dụng phụ khá phổ biến của nhóm Metformin là làm cho men gan của bệnh nhân tăng cao, tình trạng suy thận của người đang biến chứng thận diễn biến xấu đi. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ chuyển sang tiêm insulin để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, khi bệnh nhân dùng Metformin lâu dài có thể làm giảm lượng vitamin B12, tăng nguy cơ gặp các biến chứng thần kinh hoặc thiếu máu ở người tiểu đường. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin này để bổ sung cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nếu không có huyết áp cao, mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 – 2.5 lít nước để tăng cường thải độc cho gan, thận.
– Một số tác dụng phụ trầm trọng hơn nhưng hiếm khi xảy ra bao gồm: phản ứng dị ứng, nhiễm toan lactic… có thể nguy hiểm tới tính mạng
Việc dùng thuốc không đúng cách rất dễ gây dị ứng, triệu chứng dị ứng nhẹ có thể gặp như nổi mày đay, viêm, đỏ da, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.
Thường thì trong những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng uống thuốc, nếu ta tiếp tục uống thì các phản ứng sẽ luôn quay trở lại.
– Một số tác dụng phụ khác của thuốc tiểu đường bao gồm: Hạ đường huyết, gây tăng cân, rối loạn tiêu hóa…
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính thường gặp, nguyên nhân có thể là do người bệnh dùng thuốc quá liều, phối thuốc không đúng, có sự thay đổi trong thói quen ăn uống sinh hoạt,…
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường cảm thấy rất đói, vã mồ hôi, mệt mỏi, chóng váng, đau đầu, tụt huyết áp, tim đập nhanh…Trường hợp nặng hơn người bệnh có thể mất ý thức và hôn mê sâu. Thậm chí, nếu không được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút, có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, trung bình khi một người mắc bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm sẽ bị hạ đường huyết khoảng 3000 lần, thời gian mắc bệnh càng kéo dài thì tình trạng này xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
– Uống thuốc tiểu đường dẫn đến “nhờn thuốc”
Ai cũng biết rằng, đối với sử dụng một loại thuốc nào đó trong thời gian dài, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”. Khi đó bắt buộc người bệnh phải được chỉ định tăng liều hoặc thay đổi loại thuốc.
3. Hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách
Người bệnh khi được kê toa thuốc tiểu đường, nên tin tưởng vào bác sĩ điều trị và dùng thuốc theo đúng liều và đúng thời gian quy định. Trong quá trình uống thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường nên báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn.
Khi bệnh nhân quên uống thuốc, cũng không nên cố gắng uống thêm liều vì có thể gây hạ đường huyết xuống thấp. Khi đó, bạn nên uống với liều bình thường và tốt nhất nên ghi chú và đặt chuông báo thức giờ uống thuốc để tránh tình trạng quên.
Khi phải điều trị bằng thuốc lâu dài, đa số bệnh nhân đều lo lắng uống thuốc tiểu đường có hại gì tới sức khỏe? Vẫn biết là uống thuốc tiểu đường không thể tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, nhưng uống thuốc là một việc quan trọng của điều trị, không thể bỏ và dừng đột ngột. Bệnh nhân tiểu đường cần đặt niềm tin vào bác sĩ, uống thuốc tiểu đường đúng cách, đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bạn đang xem bài viết: “Uống thuốc tiểu đường có hại gì?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/