Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Danh mục nội dung
1. Biến chứng tim mạch là gì?
Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng tim mạch là khi động mạch bị tổn thương, làm cho quá trình xơ vữa động mạch xuất hiện sớm hơn, phát triển nhanh hơn. Bệnh tiểu đường chính là một yếu tố nguy cơ có tỷ lệ gây ra biến chứng tim mạch nhiều nhất ở cả nam và nữ: Bệnh mạch vành tăng 1,8 lần, tai biến mạch máu não tăng 2.4 lần, viêm tắc động mạch chi dưới tăng 4.5 lần…
Trước khi tìm hiểu về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh tim mạch, người bệnh cần phải hiểu rõ về các thông tin mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và biến chứng tim mạch.
Cơ chế gây ra biến chứng
Bệnh tiểu đường gây ra tổn thương ở tế bào nội mạc, khiến chức năng nội mạch máu bị rối loạn. Trong khi đó, lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữ thành mạch và thành phần của máu.
Từ đó khiến các phân tử cholesterol đi qua lớp nội mạc dễ dàng hơn, tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào nội mạc khiến xơ vữa động mạch hoặc hình thành nhanh các xơ vữa động mạch.
Khi sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính, dẫn đến một số triệu chứng cấp tính như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… gây nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân.
Biểu hiện lâm sàng của biến chứng tim mạch
Khi hiểu rõ biểu hiện lâm sàng của biến chứng tim mạch, người bệnh mới có được các chỉ dẫn cụ thể về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh tim mạch.
– Nếu tổn thương động mạch máu sẽ giảm thị lực, khả năng cao dẫn đến mù lòa.
– Nếu tổn thương động mạch thận sẽ làm suy thận, tăng huyết áp.
– Nếu tổn thương động mạch vành sẽ khiến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử.
– Nếu tổn thương động mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến
– Nếu tổn thương động mạch chi dễ dẫn đến viêm tắc động mạch chi.
2. Nguyên tắc kiểm soát và điều trị biến chứng tim mạch đối với bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường ngoài việc tìm hiểu chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh tim mạch cũng cần nắm rõ các nguyên tắc trong quá trình điều trị đã được bác sĩ khuyến cáo.
Các điểm cần lưu ý bao gồm:
– Theo khuyến cáo của Hội Nội tiết Đái Tháo Đường Việt Nam, bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào cũng cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Số liệu cụ thể là: ≤7,0-7,5 mmol/l và HbA1C ≤6,5-7% khi đói. Đây là bước quan trọng trong việc khống chế biến chứng tim mạch của tiểu đường.
– Theo dõi một cách thường xuyên biến chứng, bất kỳ có biểu hiện nào của bệnh phải lập tức phải nhận tư vấn của bác sĩ để kiểm soát và xử lý triệt để.
– Một số yếu tố nguy cơ đi kèm cũng cần phải chú ý như: tăng huyết áp, hút thuốc là và rối loạn lipid máu.
3. Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh tim mạch
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày là vô cùng quan trọng, nếu có biến chứng tim mạch càng phải đặc biệt chú ý. Trong số các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh, đồ ăn đồ uống hằng ngày đóng vai trò là điều kiện ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tình hình bệnh của bệnh nhân.
Chính vì vậy chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh tim mạch sẽ là:
3.1. Hạn chế đồ ăn có mỡ động vật và nhiều cholesterol
Các thực phẩm như thịt mỡ, nội tạng, tôm, cua, thịt đỏ, bơ, trứng… khi chế biến phải loại bỏ thành phần chứa chất béo bão hòa như mỡ, phần da.
Các thực phẩm như sữa đã bỏ kem, sữa chua có thể cung cấp chất đạm và chứa ít chất béo bão hòa vì vậy nên chọn.
Cá giàu chất đạm, chứa acid béo không no làm giảm rối loạn mỡ máu, nên ăn ít nhất 2 lần một tuần.
Nên chọn các thực phẩm có nhiều chất xơ, các loại đậu hạt, đậu bắp, gạo lứt, yến mạch, súp lơ xanh và các loại rau cải, các loại nấm, các loại trái cây như cam, bơ,… cũng nên ăn.
3.2. Nên ăn các loại rau xanh
Các loại rau đặc biệt là các loại rau như cải bắp, cải canh… có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá rất tốt cho hệ tim mạch. Trong bông cải xanh cũng chứa nhiều crom, giúp cho việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể được tốt hơn.
3.3. Nên ăn nhạt
Nếu bỏ nhiều gia vị như muối ăn dẫn đến tăng giữ nước trong cơ thể và trong máu, và hậu quả là tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim, điều đặc biệt nguy hiểm ở những người có suy tim.
Ngoài có trong thực ăn, các loại vị mặn có trong các loại thực phẩm tự nhiên, và đặc biệt là hay có nhiều là trong các thực phẩm chế biến sẵn.
3.4. Không nên uống đồ uống có cồn, hút thuốc lá
Người bị bệnh tiểu đường bị tim mạch không nên uống đồ uống có cồn như bia rượu và tuyệt đối không hút thuốc lá vì sẽ gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết và ảnh hưởng đến tim mạch.
Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh tim mạch bao gồm cả những chế độ lựa chọn thực phẩm, chia các bữa nhỏ và uống nhiều nước. Người bệnh cần đặc biệt chú ý.
Bạn đang xem bài viết: “Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
- Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn
- Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra và những điều cần biết
- Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
- Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm
https://kienthuctieuduong.vn/