Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?

Cỡ chữ:
A A
Trứng vịt lộn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dân giã đối với người dân Việt Nam. “Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm hàng đầu. Vậy người tiểu đường ăn trứng vịt lộn như thế nào để không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh của mình?

Nói đến món ăn “trứng vịt lộn” hay còn gọi là hột vịt lộn, đây là món ăn đặc trưng của người Việt Nam mà không phải người nước ngoài nào cũng dám thưởng thức. Sau khi vịt đẻ trứng, chúng ta để chúng ấp trong khoảng 20 ngày rồi đem ra sử dụng luôn và không để nở thành con, trứng ở trạng thái ấy được gọi là trứng vịt lộn. Lúc này, trong quả trứng vịt lộn, phôi bên trong đã phát triển thành hình, được bao bọc trong lòng trắng của quả trứng. Món ăn trứng vịt lộn thường được người Việt sử dụng làm bữa ăn sáng bằng cách luộc chín, ăn kèm với rau răm, gừng và muối tiêu ớt,… Đây là món ăn vô cùng quen thuộc đối với chúng ta, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường lại cần phải chú ý khi ăn món ăn này. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không? Người tiểu đường ăn trứng vịt lộn như thế nào?

1. Trứng vịt lộn giàu chất dinh dưỡng

Theo Đông Y, trứng vịt lộn có tác dụng bổ máu, tu âm, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng nhanh. Trứng vịt lộn dùng chung với rau răm, gừng tươi là một bài thuốc cho người suy nhược cơ thể, thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý tẩm bổ, nâng cao sức khỏe.

Một trứng vịt lộn cung cấp cho cơ thể 182 kcal năng lượng. Trứng vịt lộn là một loại thực phẩm bổ dưỡng: chứa 13,6 gam protein; 212 gam photpho; 12,4 gam lipid; 82 mg canxi; 600 mg cholesterol. Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng như beta carotena, các vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C và sắt,…

Dù trứng vịt lộn là loại thực phẩm bổ dưỡng tới sức khỏe, tuy nhiên ăn không đúng cách lại gây hại tới sức khỏe, đặc biệt gặp các bệnh như bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không? Cùng tìm hiểu cách ăn trứng vịt lộn khoa học và người tiểu đường ăn trứng vịt lộn như thế nào là đúng cách tại các mục tiếp theo.

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không
Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không? (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: Bữa sáng dành cho người tiểu đường – người bị đái tháo đường nên ăn gì vào buổi sáng?

2. Cách ăn trứng vịt lộn khoa học?

– Người lớn khỏe mạnh: Chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần

Do trứng vịt lộn chứa tới 600mg cholesterol nên ăn nhiều không có lợi tới sức khỏe, nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ dẫn tới hàm lượng cholesterol cao, có nguy cơ cao mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ,…

Đặc biệt với những người bị bệnh này thì lại càng nguy hiểm hơn khi ăn trứng vịt lộn.

Một điều cần chú ý nữa là do hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng cao nên nếu ăn hàng ngày sẽ tích lũy nhiều vitamin A dưới da và gan. Dẫn đến tình trạng vàng da, ảnh hưởng đến hình thành xương, bong tróc biểu bì.

Theo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/ tuần. Còn đối với trẻ em từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi lần, và mỗi tuần nên ăn từ 1-2 lần là đủ.

– Nên tiêu thụ trứng vịt lộn vào buổi sáng

Như chúng ta đã thấy, trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khi tiêu thụ quá mức sẽ rất khó tiêu, cảm giác đầy bụng, ì ạch, khó chịu trong người. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người dùng nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, và không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối.

'Bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không 1
Trứng vịt lộn có thể là sự lựa chọn ăn sáng giàu dinh dưỡng (ảnh: Internet)

3. Bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?

Có rất nhiều ý kiến thắc mắc của bệnh nhân tiểu đường rằng bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không? Như đã nói ở mục 2, những người đã mắc bệnh tiểu đường không nên ăn trứng vịt lộn, nếu ăn cũng phải cực kì hạn chế. Đặc biệt hơn, bệnh nhân tiểu đường đến giai đoạn mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng về tim mạch, huyết áp càng phải kiêng khem chặt chẽ.

Người tiểu đường ăn trứng vịt lộn làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, có tác động xấu tới tình trạng bệnh. Thêm nữa, bệnh nhân tiểu đường ăn trứng vịt lộn sẽ dễ dẫn đến tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không 2
Người bệnh tiểu đường cần chú ý gì khi ăn trứng vịt lộn? (ảnh: Internet)

4. Bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn như nào là đúng cách?

Đối với người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn phải hạn chế hơn bình thường, chỉ nên ăn 2 quả/tháng, nếu kiêng được trứng vịt lộn thì càng tốt.

Thay vì ăn trứng vịt lộn, bệnh nhân có thể ăn trứng gà ta (không nên ăn trứng gà công nghiệp). Trứng gà ta cũng là loại thực phẩm tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không 3
Thay vì người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn, có thể lựa chọn thay thế bằng trứng gà ta trong thực đơn ăn uống (ảnh: Internet)

5. Tiểu đường thai kỳ có nên ăn trứng vịt lộn và những lưu ý khi bà bầu tiểu đường ăn trứng vịt lộn?

Tiểu đường thai kỳ ăn trứng vịt lộn được không?” cũng được nhiều mẹ bầu thai kỳ quan tâm. Việc ăn trứng đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng vậy, khi mang thai cũng cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau nhưng khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ khi ăn trứng vịt lộn sẽ tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu do tăng lượng cholesterol.

Lưu ý khi bà bầu tiểu đường ăn trứng vịt lộn:

– Ăn có chừng mực: 2 quả/tháng

– Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu nên chú ý khi ăn trứng vịt lộn kèm rau răm. Do ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí tăng nguy cơ bị sảy thai.

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không 4
Bà bầu tiểu đường nên chú ý khi ăn trứng vịt lộn kèm rau răm (ảnh: Internet)

6 . Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn trứng gà thay thế ăn trứng vịt lộn?

Khác với việc người tiểu đường ăn trứng vịt lộn làm tăng cholesterol, trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho biết ăn nhiều trứng gà ta không ảnh hưởng tới những người mắc bệnh tiểu đường. Người tiểu đường ăn nhiều trứng gà có thể không làm tăng cholesterol, đường huyết, vì thế bệnh nhân có thể chọn loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường.

Khi tiến hành nghiên cứu, nhóm khoa học tại Trung tâm Charles Perkins thuộc Đại học Sydney đã theo dõi 2 nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường ăn trứng trong vòng 12 tháng. Cụ thể, có 128 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm: một nhóm có mức tiêu thụ trứng cao (12 quả mỗi tuần) và nhóm kia có mức tiêu thụ thấp (khoảng 2 quả mỗi tuần), thực hiện 3 tháng theo chế độ ăn kiêng nhưng không thay đổi lượng trứng hấp thụ trong suốt 12 tháng ấy.

Kết quả của cuộc thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm bệnh nhân dựa trên các tiêu chí đánh giá: chỉ số cholesterol xấu, lượng đường trong máu và huyết áp của người bệnh. Việc tiêu thụ trứng cũng không ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể của những người tham gia.

Công trình nghiên cứu này đã củng cố thêm kết quả của các nghiên cứu trước đây về việc ăn trứng đem lại nhiều lợi ích, giàu protein, các vi chất dinh dưỡng tốt cho mắt, mạch máu, tim mạch.

Theo các chuyên gia tại Hiệp hội Bệnh tiểu đường Italy (SID), bệnh nhân tiểu đường ăn trứng gà nên luộc kỹ hoặc ăn lòng đào, hoặc thậm chí nên rán bằng dầu ô liu nguyên chất để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh.

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không 5
Trứng rán bằng dầu oliu là một thực đơn ăn uống lành mạnh (ảnh: Internet)

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn uống luôn cần được chú ý để không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường có thể xảy ra. Bài viết trên đã trả lời câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?” và cách người tiểu đường ăn trứng để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho người đọc!

Bạn đang xem bài viết: Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?” tại Chuyên mục: Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Nhật Bản có tỷ lệ phụ nữ gầy cao nhất trong số các nước...
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Tình trạng tăng đường huyết ẩn trong đó mức đường huyết tăng cao đột...
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Các bệnh về mắt do đái tháo đường, đặc biệt là bệnh võng mạc...
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Các nhà khoa học đã chứng minh: trong thời kỳ mang thai, nếu người...
Khoáng chất (chất vô cơ)
Khoáng chất (chất vô cơ) là một chất dinh dưỡng không thể thiếu để...
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng người thu nhập thấp hơn có nguy...
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Khoáng chất (chất vô cơ)
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường