Người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Danh mục nội dung
1. Dưa hấu – loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất
– Dưa hấu là chứa ít calo (46kg calo mỗi cốc).
– Dưa hấu giàu hàm lượng vitamin A và vitamin C (cung cấp 17% lượng vitamin A và 20% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày). Ngoài ra dưa hấu còn có vitamin B1 và B6, chứa nhiều khoáng chất như kali, magie, canxi, lycopene,..
+ Nguồn vitamin B6 tăng cường sự hoạt động của não bộ.
+ Chất lycopene trong dưa hấu nhiều hơn khoảng 40% so với cà chua sống. Chất lycopene là một loại chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hư hại tế bào cơ thể và có thể cải thiện hệ thống miễn dịch. Chất lycopene được khoa học chứng minh có thể giảm nguy cơ ung thư trong cơ thể.
+ Ăn dưa hấu cải thiện thị lực và bảo vệ đôi mắt khỏi nhiễm trùng. Do dưa hấu chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt.
– Dưa hấu có hàm lượng nước rất cao, người giảm cân thường có thể chọn dưa hấu trong thực đơn giảm cân của mình.
– Dưa hấu giúp giảm đau nhức cơ bắp, là thức uống tuyệt vời bổ sung năng lượng sau khi tập luyện mệt mỏi.
– Dưa hấu chứa nhiều citrulline, giúp cải thiện chức năng động mạch và giảm huyết áp.
Dưa hấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng và tác động tốt tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu chỉ số đường huyết của dưa hấu để biết người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Những loại quả tốt cho người tiểu đường bổ dưỡng mà không nên bỏ qua
2. Dưa hấu và chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các loại thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm cao, nghĩa là khi ăn loại thực phẩm này mức độ đường trong máu của một người sẽ tăng lên nhanh chóng.
– Chỉ số đường huyết thấp: GI ≤ 55
– Chỉ số đường huyết trung bình: GI trong khoảng 56 – 59
– Chỉ số đường huyết cao: GI ≥ 70
Dưa hấu có chỉ số đường huyết GI = 72, nên người tiểu đường nên xem xét cẩn thận lượng dưa hấu hàng ngày mà họ tiêu thụ.
Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mà người bệnh nên tham khảo. Xem ngay TẠI ĐÂY
3. Người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Những người bị tiểu đường phải cẩn trọng trong ăn uống, ăn các loại thực phẩm làm ổn định lượng đường trong máu. Ăn trái cây là rất cần thiết, nhưng trái cây chứa đường tự nhiên thì người bệnh phải cẩn thận lựa chọn khẩu phần ăn mỗi ngày hợp lý.
Là một loại quả có chỉ số đường huyết cao, người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Dưa hấu có thể cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho một người tiểu đường miễn là nó được tiêu thụ đúng cách, chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và các loại thực phẩm khác được ăn cùng nó. Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, mỗi bữa nên ăn 60g carbs ở bữa chính và tối đa 20g cho đồ ăn nhẹ. Một miếng dưa hấu chứa khoảng 12g carbohydrate, người tiểu đường có thể lựa chọn 1 – 2 miếng dưa hấu nhỏ ở mỗi bữa ăn nhẹ hoặc có chế độ ăn kết hợp vừa đủ với lượng tinh bột, protein, chất xơ trong bữa chính không vượt quá 60g carbs.
Có thể bạn quan tâm: Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
4. Loại trái cây giúp giảm đường huyết, tốt cho người tiểu đường
Nên chọn loại quả có lượng đường thấp, người có chỉ số đường trong máu cao vẫn có thể sử dụng
– Quả lựu
Lựu là loại quả bổ dưỡng, chứa nhiều acid amin và các nguyên tố vi lượng.
Ăn lựu có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống loét, làm mềm mạch máu, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu, có tác dụng giảm cholesterol, ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường như biến chứng về bệnh động mạch vành ở người tiểu đường, biến chứng tim mạch, cao huyết áp,…
Lựu còn tác dụng tốt với dạ dày, kéo dài tuổi thọ, vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị chữa bệnh. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn lựu ở mức độ hợp lý và chỉ hạn chế ăn khi đang đói bụng.
– Táo
Trong táo chứa pectin, có thể ngăn ngừa cholesterol, giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của chuyên gia, những người ăn 5 quả táo/tuần giảm 23% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 so với người không ăn táo. Trong táo còn có vị chua thanh nhẹ, có vai trò nhất định trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Táo được xem là quả dành cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến khích ăn táo mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
– Quả việt quất
Trong quả việt quất giàu hàm lượng anthocyanin. Một vài nghiên cứu trên động vật cho thấy anthocyanin có thể cải thiện lượng đường trong máu. Ngoài ra, các polyphenol tự nhiên chứa trong quả việt quất cũng có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng.
Quả việt quất có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm đến 26%. Các chuyên gia khuyến khích ăn việt quất 2 lần/tuần, có thể giảm được 23 % tỉ lệ mắc bệnh so với người không ăn.
– Khế
Khế là loại quả giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, tốt cho sức khỏe của người tiểu đường.
Khế là loại quả thanh nhiệt, mang giá trị chữa bệnh rất lớn đối với những người đau đầu mãn tính, điều trị các vết sưng đau hoặc bị thương, các chứng lở loét.
Ăn khế giúp giảm hấp thu chất béo, giảm lipid máu, cholesterol, phòng chống cao huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác như tiểu đường biến chứng suy tim,…
Khế được dùng làm bài thuốc chữa ngộ độc rượu thông qua khả năng bài tiết nước tiểu, bổ sung nước, loại bỏ mệt mỏi.
– Lê
Quả lê cũng là một loại quả chứa nhiều nước, 80% là nước. Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt trong lê chứa hàm lượng acid malic tốt cho sức khỏe.
Đã có nhiều người dùng lê để chữa bệnh tiểu đường, ăn lê đều đặn không làm tăng lượng đường mà còn có tác dụng thuyên giảm bệnh.
– Mận
Mận giàu khoáng chất và vitamin, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường giải nhiệt và bổ sung năng lượng khi mệt mỏi.
Mận có tác dụng giải nhiệt cho gan, tiếp nước và lợi tiểu. Người ta thường ngâm mận ép nước, mỗi lần uống khoảng 25ml, mỗi ngày dùng 2-3 lần, có tác dụng thanh nhiệt, bù nước.
Mận thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường bị nóng trong người, khô môi và khô họng.
Trong mận còn chứa lycopene, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình dẫn đến xơ vỡ động mạch ở người tiểu đường. Người bị thiếu máu có thể ăn mận để bổ máu.
XEM NGAY: Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Lưu ý khi ăn trái cây đối với bệnh nhân tiểu đường
– Không nên dùng trái cây ngay sau bữa ăn.
– Ăn với khẩu phần cho phép trong các bữa chính, bữa phụ, ăn tối đa 3 lần mỗi ngày.
– Nên chọn thời gian ăn giữa buổi, khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
– Nên ăn trái cây cả quả, hạn chế sử dụng nước ép trái cây.
– Nên ăn nhiều loại trái cây, không nên cố định vào một loại yêu thích.
– Hạn chế ăn các loại hoa quả sấy, đóng hộp.
Người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không là câu hỏi mà nhiều người tiểu đường luôn băn khoăn vì dưa hấu chứa khá nhiều đường. Tuy nhiên, không nên vì thế mà loại bỏ một loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng. Nên có khẩu phần ăn trái cây hợp lý sẽ kiểm soát được lượng đường trong máu của người bị bệnh.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?” tại Chuyên mục “Ăn uống & Vận động“.
https://kienthuctieuduong.vn/