Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose

Cỡ chữ:
A A
Sinh mổ đối với phụ nữ  bị rối loạn chuyển hóa glucose thường có tỷ lệ cao, vì vậy quan trọng là thai phụ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để tạo thuận lợi cho việc sinh mổ.

Lựa chọn sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn glucose đang ngày càng được quan tâm. Nhiều ca sinh mổ, thai phụ phải nhịn ăn vì vậy cần phải chú ý đến hạ đường huyết trước sau phẫu thuật, tăng đường huyết, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và kiểm tra thể ketone trong nước tiểu. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose cùng với béo phì ở vùng vết mổ có phần dưới da dày, chính vì vậy các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ, chỉ khâu và phòng ngừa tắc mạch phổi sau phẫu thuật là rất cần thiết và quan trọng. 

1. Tỷ lệ sinh mổ ở thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

Trường hợp thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose đang sử dụng insulin nên tránh sinh vào ban đêm, vì thông thường do tính cần thiết của việc kiểm soát đường huyết khi bắt đầu chuyển dạ, nguy cơ nhiễm toan ceton và phần lớn trường hợp thường sinh vào sau tuần 38 thai kỳ.

Trong trường hợp việc sinh thường gặp khó khăn do cổ tử cung chưa giãn nở đủ, thai nhi thừa cân và trẻ sơ sinh quá lớn… nên cân nhắc sinh mổ. Ngoài ra, rối loạn chức năng của thai nhi có thể xảy ra trong quá trình sinh và điều quan trọng là phải chuẩn bị để thay đổi sinh mổ trong trường hợp xảy ra tình trạng này.

J Lepercq và cộng sự đã đưa ra báo cáo về tỷ lệ mổ lấy thai của 209 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 là 70% và trong số đó có hai yếu tố chính gây ra tình trạng này đó là béo phì, thiếu giãn nở cổ tử cung. Tại Trung tâm Y tế Bà mẹ và Trẻ em giai đoạn chu sinh, thuộc Đại học Kurume, Nhật Bản, các trường hợp thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose đang sử dụng insulin được nhập viện khi thai 36 – 37 tuần để kiểm tra, sau khi kiểm soát đường huyết, việc sinh được thực hiện khi thai 38 tuần.

Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose 3
Sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn glucose được xem xét kèm theo các yếu tố như trên

Để đối phó với tình trạng mổ lấy thai khẩn cấp, thai phụ sẽ nhịn ăn sau khi chuyển dạ, được truyền dung dịch glucose 7.5% và insulin được thêm vào khi được xác nhận bị tăng đường huyết. Với cách quản lý này, tỷ lệ sinh mổ của phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose là 36% khi bị tiểu đường tuýp 1; 34.4% ở bệnh tiểu đường tuýp 2, 32.7% ở phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM). Điều quan trọng là phải quản lý dựa trên nhận thức về khả năng sinh mổ cao của phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose.

2. Hạ đường huyết, tăng đường huyết, nhiễm toan ceton khi sinh mổ

Trong giai đoạn phẫu thuật mổ lấy thai, thay đổi sinh lý trong chuyển hóa glucose do nhịn ăn và hormone căng thẳng do phẫu thuật làm giảm độ nhạy insulin và thúc đẩy quá trình sản sinh đường gây tăng đường huyết. Nếu lượng đường bổ sung quá thấp, quá trình dị hóa chất béo và protein được tăng cường, thể ketone được sản xuất, điều này sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton và hôn mê tăng thẩm thấu. Tình trạng bệnh lý như vậy có thể phát triển không chỉ ở bệnh tiểu đường tuýp 1 mà cả bệnh tiểu đường tuýp 2, GDM cần insulin, vì vậy cần phải chú ý tình trạng tăng đường huyết và ketosis. Vì lý do này, thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose khi sinh sẽ được truyền dung dịch glucose 5% hoặc 7.5% với tốc độ 80 – 100 mL/giờ, đo đường huyết 1 – 3 giờ và kiểm tra thể ketone trong nước tiểu có xuất hiện hay không.

Chỉ số đường huyết trước khi sinh được duy trì ở mức mục tiêu là 70 – 120 mg/dL và chỉ số đường huyết tại thời gian nhịn ăn sau phẫu thuật được duy trì ở mức ≤ 150 mg/dL. Nếu cần thiết, thai phụ cần sử dụng liên tục insulin tác dụng nhanh, tuy nhiên vì lượng insulin cần giảm nhanh sau phẫu thuật, nên việc kiểm soát đường huyết đầy đủ cũng là cần thiết.

Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose 2
Bà bầu cần lưu ý về chỉ số đường huyết khi sinh mổ

Có nhiều triệu chứng khác nhau của tình trạng nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường như nôn mửa, khát nước, yếu cơ, rối loạn tri giác, hơi thở có mùi aceton, nhịp tim nhanh, suy giảm ý thức…Trường hợp thai phụ bị tăng đường huyết, xuất hiện thể ketone trong nước tiểu, hãy kiểm tra tình trạng tăng thể ketone trong máu và nhiễm toan bằng xét nghiệm máu và đưa ra chẩn đoán. Nếu người mẹ bị nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường, thai nhi có thể sẽ bị rối loạn chức năng, thai phụ cần sinh sớm, điều trị truyền dịch và insulin, do đó người mẹ bị rối loạn chuyển hóa cần kiểm soát tốt để ngăn ngừa nhiễm toan ceton.

3. Nguy cơ sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn glucose cùng với béo phì

Biến chứng vết mổ

GDM thường phổ biến ở phụ nữ mang thai bị mắc bệnh béo phì, theo một nghiên cứu của Torloni MR và cộng sự, tỷ lệ mắc GDM tăng 1% cho mỗi lần BMI (Chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng của cơ thể) tăng 1 kg/m².  Phụ nữ mang thai béo phì, vùng dưới da bụng của người mẹ càng dày thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao.

Leth RA đưa ra báo cáo về nguy cơ viêm nhiễm vết mổ sẽ tăng tương đương với tỷ lệ BMI và biến chứng bệnh tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ. Tỷ lệ xuất hiện biến chứng vết mổ khi thai phụ béo phì sinh mổ là 15 – 45%, Alanis MC chỉ ra rằng 90% các biến chứng này là bong mô liên kết của cơ thể ở người béo phì nghiêm trọng. Một khi nhiễm trùng xảy ra dưới vị trí vết thương, có thể đi kèm với tình trạng bong mô liên kết và bị bóc da, cần phải khâu lại. Đối với vết rạch mổ trên bụng, các biến chứng tương tự đã được báo cáo ở cả vết mổ rạch dọc và vết mổ bên, nhưng báo cáo cho thấy tỷ lệ biến chứng ở vết mổ rạch dọc cao gấp 4 lần so với vết mổ bên.

Thuyên tắc huyết khối phổi

Bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai không phải là yếu tố nguy cơ gây thuyên tắc huyết khối phổi, nhưng trường hợp mổ lấy thai ở phụ nữ mang thai béo phì có BMI> 30 kg/m² cần điều trị để đề phòng tình trạng này. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyên thai phụ bị béo phì nên mang tất co giãn và ra khỏi giường sớm để phòng ngừa thuyên tắc huyết khối phổi sau khi sinh mổ.

Trong “Hướng dẫn chăm sóc y tế sản phụ khoa Nhật Bản”, đối với  thai phụ có BMI > 40kg/m², việc điều trị chống đông máu sau sinh hoặc nén khí gián đoạn được yêu cầu thực hiện. Ngoài ra, nếu thai phụ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác ngoài béo phì, nên xem xét việc sử dụng Heparin (thuốc chống đông) trọng lượng phân tử thấp.

Như vậy, khi nắm rõ được nguy cơ sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn glucose, các thai phụ nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

 Bạn đang xem bài viết: Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose tại Chuyên mục: Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai...
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần áp dụng theo đúng các...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Theo thống kê trong 11 phụ nữ có 1 người mắc bệnh tiểu đường....
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Không chỉ ở Nhật Bản mà ở tất cả các nước trên thế giới,...
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường