Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Danh mục nội dung
1. Yếu tố nguy cơ của chứng suy giảm trí nhớ
Nhà nghiên cứu Simon Cox và các đồng nghiệp từ Trung tâm y tế phòng ngừa lão hóa và suy giảm trí nhớ tại Đại học Edinburgh ở Anh đã tiến hành khảo sát sử dụng MRI (Chụp cộng hưởng từ hạt nhân), chụp ảnh não bộ của 9.772 nam nữ độ tuổi từ 44~79 tuổi đăng ký trong dự án “UK Biobank”. “UK Biobank” là một nghiên cứu quy mô lớn của Vương quốc Anh điều tra các yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến sự khởi phát của chứng suy giảm trí nhớ như thế nào. Và cơ sở dữ liệu các mẫu sinh học chứa thông tin di truyền của 500 nghìn đối tượng người Anh tham gia nghiên cứu đã được tạo ra.
Tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng lipid máu, béo phì, sự tích lũy chất béo nội tạng, hút thuốc lá…là những yếu tố khiến cho các mạch máu dễ não bị tổn thương và làm tiến triển bệnh xơ vữa động mạch. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố khiến mạch máu trong não dễ bị tổn thương nhất là 3 yếu tố chính: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và hút thuốc.
“Người có nguy cơ bị tổn thương mạch máu cao nhất có thể tích chất xám ít hơn 3% (18mL) so với trung bình và nguy cơ tổn thương chất trắng cao gấp 1.5 lần. Dù 18mL chỉ tương đương với lượng 1 muỗng cà phê, nhưng lại gây những ảnh hưởng rất lớn“. Ông Simon Cox chỉ ra.
Các nghiên cứu sức khỏe gần đây cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ từ lối sống không lành mạnh có thể làm tổn thương các mạch máu não và làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ.
Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tình trạng của não và các yếu tố nguy cơ tổn thương mạch máu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nếu những yếu tố nguy cơ như chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi bụng, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol…không được kiểm soát tốt, các mạch máu trong não dễ bị tổn thương và nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ như bệnh Alzheimer tăng lên.
Những yếu tố nguy cơ của chứng suy giảm trí nhớ có mối quan hệ với nhau. Nếu các yếu tố nguy cơ này càng nhiều thì nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ càng cao. Và hơn nữa, não có xu hướng dễ teo lại, chất xám chứa tế bào thần kinh bị giảm và chất trắng chứa sợi thần kinh (não và tủy sống) cũng có xu hướng bị tổn thương.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng ở người có những bất thường về giá trị kiểm tra của những yếu tố nguy cơ trên, các mạch máu trong não dễ bị tổn thương hơn những người có giá trị kiểm tra bình thường.
Vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất:
2 . Biện pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Để giảm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên, mọi người cần phải thay đổi lối sống một cách lành mạnh.
Cải thiện lối sống là biện pháp tiếp cận dễ dàng và hiệu quả nhất. Trước đây, mọi người thường được hướng dẫn cách phòng ngừa và cải thiện các bệnh mãn tính như tiểu đường và tăng huyết áp, thực tế những hướng dẫn đó rất quan trọng đối với sức khỏe của não.
“Lối sống không lành mạnh không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mà còn tăng nguy cơ xuất hiện teo não khi bước vào tuổi trung niên. Để ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ như bệnh Alzheimer khi cao tuổi, điều quan trọng là phải giữ một lối sống lành mạnh khi còn trẻ”. Ông Simon Cox nhấn mạnh.
Mọi người có thể cải thiện chứng suy giảm trí nhớ bằng thay đổi lối sống lành mạnh qua tập luyện và chế độ ăn phù hợp. Ngoài ra, loại bỏ béo phì cũng giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ.
2.1 Thay đổi lối sống lành mạnh bằng tập luyện và chế độ ăn phù hợp
Một nghiên cứu được công bố khác đã chỉ ra rằng nếu mọi người duy trì đi bộ 3 lần một tuần thì không chỉ có thể cải thiện chức năng tim mạch mà còn ngăn chặn sự lão hóa của não.
James Blumenthal, Nhà tâm lý học lâm sàng tại Đại học Duke, cho biết: “Vận động giúp cải thiện nguy cơ bệnh tim mạch đồng thời giúp sức khỏe não bộ tốt hơn và khả năng nhận thức được cải thiện tốt hơn“.
Nghiên cứu có sự tham gia của 160 nam nữ độ tuổi từ 55 tuổi trở lên với nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch và chức năng ghi nhớ, tư duy không tốt.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu duy trì các bài tập aerobic như đi bộ và đạp xe trong nhà 3 lần 1 tuần trong 6 tháng. Đồng thời thực hiện “chế độ ăn DASH”. Chế độ ăn DASH có đặc trưng là ▼phương pháp ăn kiêng để ngăn ngừa tăng huyết áp, ▼hạn chế muối, ▼ức chế axit béo bão hòa và hấp thụ đủ axit béo không bão hòa, ▼bổ sung 350g rau củ trở lên mỗi ngày,▼sử dụng các loại ngũ cốc chưa tinh chế như bột mì nguyên chất, ▼không hấp thụ quá nhiều đường.
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy rằng ở nhóm duy trì vận động và chế độ ăn DASH đồng thời, khả năng hoạt động của bộ não được trẻ lại khoảng 9 tuổi.
Vì vậy, để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, mọi người cần phải cải thiện cả chế độ ăn uống, tập luyện và sẽ không thể đạt được hiệu quả đầy đủ nếu chỉ cải thiện 1 yếu tố. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng ở nhóm chỉ nhận hướng dẫn về sức khỏe và không cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện, chức năng nhận thức kém hơn.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng cải thiện lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu.
“Để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hay sức khỏe của não bộ nói chung, mọi người cần đánh giá lại lối sống như chế độ ăn uống và chế độ tập luyện ngay từ hôm nay“, Ông James Blumenthal nói.
Bài viết hữu ích cho bệnh nhân suy giảm trí nhớ:
2.2 Loại bỏ béo phì giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy hiểm làm tăng nguy cơ gây suy giảm trí nhớ cũng đã được công bố. Hơn nữa, tình trạng béo phì càng kéo dài thì nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ càng cao.
Giáo sư David Meltzer và các đồng nghiệp tại Khoa Y tế Công cộng tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh đã thực hiện khảo sát theo dõi 257.523 người trưởng thành ở độ tuổi 65-74 không bị nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính như ung thư, suy tim và 161.927 người có một số vấn đề sức khỏe trong thời gian trung bình là 14,9 năm.
Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng tỷ lệ bị suy giảm trí nhớ tăng 17% ở những người béo phì trong khoảng thời gian từ 10~14,9 năm. Mặt khác, tỷ lệ bị suy giảm trí nhớ giảm ở những người có thời gian béo phì dưới 10 năm.
Từ đó các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát cân nặng và loại bỏ béo phì có thể giúp ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ.
Giáo sư David Meltzer nói: “Mọi người có thể giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, vận động tích cực hơn và kiểm soát tốt hơn huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol“.
Bạn đang xem bài viết: “Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm hiểu chung:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)