Những điều đặc biệt lưu ý về tiểu đường thai kỳ tuần 36
Danh mục nội dung
1. Mang thai tuần 36
1.1. Thai nhi phát triển như thế nào?
– Thai nhi nặng gần 2.9kg và dài khoảng 48-50 cm.
– Tiếp tục tích trữ mỡ và tăng cân, khoảng 28 gram mỗi ngày.
– Bé dành thời gian để ngủ và nghỉ ngơi.
– Bé hạ xuống thấp vùng bụng dưới.
1.2. Cơ thể người mẹ có những thay đổi gì?
– Việc ăn uống và hô hấp dễ dàng hơn
– Việc đi lại của thai phụ sẽ gặp khó khăn hơn.
– Sưng tấy ở bàn chân và mắt cá chân.
– Ngực tiết nhiều sữa non.
– Có thể một số bà mẹ vẫn còn cảm thấy luôn buồn tiểu.
– Đến cuối tuần 36 thì thai nhi trong bụng mẹ sẽ đủ tháng và có thể sinh vào bất cứ ngày nào.
Người mẹ khi mang thai thường ăn nhiều hơn, quá chú tâm tẩm bổ, không kiểm soát chế độ ăn uống, ít vận động hơn dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu luôn ở mức cao trong thời gian dài ở sản phụ do có sự chuyển hóa glucose diễn ra bất thường. Vậy tình trạng tiểu đường thai kỳ tuần 36 có ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể người mẹ như thế nào ?
Bài viết liên quan:
- Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
- Tiểu đường thai kỳ tuần 32
- Tiểu đường thai kỳ tuần 36
- Tiểu đường thai kỳ tuần 37
2. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ tuần 36 tới thai phụ và thai nhi
2.1. Ảnh hưởng của tiểu đường tới sức khỏe người mẹ
– Nhiễm toan ceton: đây là triệu chứng cấp tính của tiểu đường. Insulin sụt giảm nhanh chóng, dẫn đến máu có xu hướng có tính axit, gây ra ketonemia và ketonuria, rất nguy hiểm cho cơ thể.
– Bệnh thận do tiểu đường: mất chức năng lọc thải thận và giảm chức năng của thận.
– Bệnh lý võng mạc tiểu đường: gây bong võng mạc, tăng nhãn áp, giảm thị lực, trường hợp xấu nhất dẫn đến mù lòa.
– Bệnh thần kinh tiểu đường: rối loạn thần kinh, triệu chứng gây đau toàn bộ cơ thể.
– Băng huyết sau sinh, khó sinh.
2.2. Tiểu đường ảnh hưởng tới thai nhi tuần 36 như thế nào?
– Tăng tỉ lệ dị tật thai, thai bị rối loạn tăng trưởng ( tăng cân, sụt cân bất thường.)
– Thai nhi khi sinh ra mắc các bệnh về đường hô hấp do phổi bị ảnh hưởng bởi lượng insulin tăng cao.
– Nguy cơ gặp các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh.
– Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết và hạ đường huyết.
Bà bầu tiểu đường cần tìm hiểu thêm một số thông tin sau:
3. Một số câu hỏi thường gặp ở tiểu đường thai kỳ tuần 36
Hỏi: Bệnh nhân ở tình trạng tiểu đường thai kỳ tuần 36 ,trong quá trình ăn kiêng để kiểm soát đường huyết, thai phụ có giảm cân nhưng ảnh hưởng đến cân nặng của bé (trường hợp thai nhi bị sụt cân quá nhiều, cụ thể nhiều trường hợp giảm còn 2,1 kg, quá bé so với tình trạng cân nặng bình thường) thì thai phụ nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Đáp: Vấn đề mà bệnh nhân ở trên gặp phải là một trong những hậu quả của việc không biết cách ăn uống hợp lý. Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ nói chung, hay tiểu đường thai kỳ tuần 36 nói riêng cần có những chế độ dinh dưỡng, theo dõi sát sao về tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu những lưu ý về cách ăn uống, sinh hoạt, liều thuốc tiểu đường thai kỳ tuần 36 nhé!
3.1. Chế độ dinh dưỡng và ăn uống hợp lý
– Năng lượng cung cấp hàng ngày: trung bình từ 1.800 – 2.500 calo.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên để tình trạng quá no hoặc tình trạng đói kéo dài quá lâu.
– Hấp thụ nhiều sắt, canxi, protein, vitamin…
– Giảm cân với chế độ ăn low-carb.
Trong giai đoạn này phải kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm dưới đây:
- Ngũ cốc và các loại hạt: lúa, gạo, cơm, bánh mì, phở, khoai, đậu, hạt điều, ngô, mè, đậu phộng, đầu nành
Đường, bánh ga tô, sữa, nước ngọt, kẹo - Tất cả các loại hoa quả( kiêng ít nhất trong 2 tuần đầu)
- Thức ăn nhanh
Những loại thực phẩm được ăn thoải mái:
- Ăn thịt, nhưng hạn chế mỡ
- Tất cả các loại trứng
- Dầu thực vật
- Hải sản
- Bơ và pho mát
- Rau xanh, củ chứa nhiều chất xơ, không chứa tinh bột và đường ( như su hào, cần tây, rau má…)
- Các loại gia vị
Nhưng chú ý phải kết hợp với tập thể dục mới có thể giảm cân hiệu quả.
>> Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì
3.2. Tập thể dục và thư giãn
– Thai phụ nên có một tâm lý thoải mái, tránh stress, thư giãn dựa vào sở thích của mỗi người.
– Tập những bài tập thể dục cải thiện bệnh tiểu đường dưới sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi.
– Nên dành thời gian ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Và dành ít nhất 150 phút mỗi tuần (2 tiếng rưỡi) tập những bài thể dục ở mức độ trung bình ( làm nhịp tim và hơi thở tăng).
Lựa chọn nhưng bài tập thể dục sau, nhưng lưu ý dựa vào tình trạng cơ thể của bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập:
- Thể dục nhịp điệu nhẹ
- Yoga
- Đạp xe
- Đi bộ
- Các bài tăng cường sức khỏe
- Thái cực quyền
- Thể dục nhịp điệu dưới nước
- Khiêu vũ
Lưu ý: Đường huyết có thể giảm nhanh trong khi luyện tập, bạn nên có sẵn vài viên đường thuốc hoặc kẹo cứng để làm tăng đường huyết nếu cần thiết.
Thực hiện ngay các động tác bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường nên tập luyện mỗi ngày
3.3. Duy trì bằng thuốc
– Không tự ý dùng thuốc, phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Thai phụ ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần 36 nên kiểm soát mức đường huyết trong máu thường xuyên để xem tình trạng đường trong máu của mình có duy trì ở trạng thái ổn định không. Nếu trên mức kiểm soát 1-2 tuần, phải có sự cho phép của bác sĩ mới được sử dụng thuốc.
– Thường là thuốc sẽ là dạng viên uống (metformin) hoặc tiêm insulin.
Hiện nay, nhiều người còn coi thường tiểu đường thai kỳ do không có kiến thức về sức khỏe nội tiết khi mang thai. Với thống kê lượng thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng tăng thì thai phụ nên có những chuẩn bị về tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý cho từng giai đoạn mang thai. Trên đây là bài viết những lưu ý ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần 36, mong sẽ giúp ích ít nhiều đến cuộc sống, sức khỏe của mẹ và bé.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường thai kỳ tuần 36″ tại chuyên mục “Kiểm soát bệnh tiểu đường“
https://kienthuctieuduong.vn/