Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết

Cỡ chữ:
A A
Chúng ta thường có nhiều dịp phải uống các đồ uống có cồn hơn bình thường như trong các bữa tiệc cuối năm hay tiệc mừng năm mới. Uống rượu ở mức nhất định có thể làm giảm căng thẳng nhưng uống quá nhiều chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe. 

1. Chỉ nên uống rượu ở mức vừa phải

Uống rượu đem lại nhiều tác dụng khác nhau như giảm mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng, tạo mối quan hệ, nhưng chỉ đạt được tác dụng khi uống rượu ở mức vừa phải. Lượng calo có trong 1g rượu là 7kcal và đây là thực phẩm có lượng calo cao thứ hai chỉ sau chất béo (1g chất béo chứa 9kcal), bên canh đó cũng không chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra, rượu cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng và ăn quá nhiều có thể gây béo phì

2. Gợi ý 7 cách để tránh uống quá nhiều rượu

Hầu hết rượu khi vào cơ thể được xử lý bởi gan. Nếu liên tục uống quá nhiều rượu, hoạt động tổng hợp chất béo trung tính trong gan sẽ tăng lên, khiến chất béo dễ tích tụ ở gan và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Dưới đây là 7 gợi ý để tránh uống nhiều rượu:

– Uống rượu có thể làm tăng sự thèm ăn và dẫn đến ăn quá nhiều: Do quá trình chuyển hóa rượu làm thay đổi quá trình trao đổi chất, chủ yếu ức chế sản xuất các loại đường khác ngoài carbohydrate trong gan và làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, nên ăn thực phẩm có chứa carbohydrate.

– Ngay cả khi uống rượu, bạn vẫn nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày. Việc bỏ bữa là vô cùng nguy hiểm vì có thể sẽ gây hại cho dạ dày.

– Uống rượu làm mất các dưỡng chất khoáng chấtvitamin trong cơ thể. Do đó, bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, hoa quả.

Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết 1
Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

– Thực phẩm có chứa protein như đậu nành xanh, đậu phụ và cá làm tăng hoạt động của các enzyme chuyển hóa rượu. Tuy nhiên, đồ uống có cồn thường chứa nhiều muối và chất béo, vì vậy nên ăn các món ăn chứa ít muối và chất béo.

– Nên uống nhiều nước mỗi khi uống rượu vì rượu có tác dụng lợi tiểu nên dễ khiến cơ thể mất nước. Ngoài ra, uống nước cũng có thể ức chế sự gia tăng nhanh chóng nồng độ cồn trong máu, nên cảm giác ngà ngà say sẽ kéo dài lâu hơn.

– Nếu bạn không muốn uống hoặc không thể uống, hãy nói trước với những người xung quanh.

– Trong các bữa ăn và những buổi tiệc tùng, hãy uống kết hợp giữa rượu và các đồ uống khác như trà ô long và đồ uống không có cồn.

3. Chỉ nên uống khoảng 20g rượu nguyên chất

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, lượng rượu tiêu chuẩn hàng ngày là khoảng 20g rượu nguyên chất (đối với phụ nữ là khoảng 10 – 15g), tương đương với một chai bia 500ml hoặc 180ml rượu hoặc 60ml rượu whisky và 1/4 chai rượu vang (khoảng 180ml). 

Theo Hiệp hội Y tế và Sức khỏe về rượu, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức 0,02 – 0,04%, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng vui vẻ, sảng khoái. Tuy nhiên, nếu nồng độ tăng lên mức 0,05 –  0,10%, bạn sẽ cảm thấy hơi ngà ngà, nhiệt độ cơ thể tăng lên và mạch đập nhanh hơn. 

Nếu vẫn tiếp tục uống, hoạt động điều khiển lý trí của vỏ não sẽ bị giảm dần. Trong giai đoạn đầu của say rượu, khi nồng độ cồn trong máu ở mức 0,11 – 0,15%, bạn dễ tức giận, nói lớn tiếng ồn ào và tức giận. Khi nồng độ cồn lên tới 0,16 đến 0,30%, tác dụng an thần của rượu trở nên mạnh hơn, tiểu não bị tê liệt khiến bạn bị bất tỉnh.

Do đó, chỉ nên uống hạn chế trong khoảng 20g rượu nguyên chất. Ở mức này, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng khoan khoái, vui vẻ. Nếu uống quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy choáng váng và đau đầu vào ngày hôm sau.

4. Rượu làm tăng nguy cơ hạ đường huyết

Rượu có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu do tác động của chính nó và của quá trình chuyển hóa rượu. Bệnh nhân tiểu đường nên tránh uống quá nhiều, vì uống nhiều sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương về gan hoặc tụy sẽ rất khó kiểm soát. Ngoài ra, rượu có thể làm hạ đường huyết. Đặc biệt, nếu bạn chỉ uống rượu mà không ăn uống đầy đủ, bạn rất dễ bị hạ đường huyết. Nói chung, bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tiêm insulin hoặc uống thuốc hạ đường huyết nên tránh việc chỉ uống rượu mà không ăn, vì có nhiều khả năng bị hạ đường huyết.

5. Rượu ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường

Rượu ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết như gây tổn thương đến gan và tuyến tụy. Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt cẩn thận khi uống rượu.

Như chúng ta vẫn biết, việc giảm cân có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và cải thiện kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania Hoa Kỳ đã công bố việc uống quá nhiều rượu gây cản trở đến việc giảm cân ở những bệnh nhân tiểu đường. Uống quá nhiều rượu có ảnh hưởng lâu dài đến cân nặng. Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì, nên tránh uống rượu nhiều nhất có thể.

Bạn đang xem bài viết:Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết” tại Chuyên mục: “Ăn uống&Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Yoga xuất phát từ Ấn Độ cổ đại và hiện nay đã được kết...
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các nhà nghiên cứu tại đại học Melbourne, Úc, hấp thu đủ vitamin...
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Nhiều người vì mong muốn giảm căng thẳng trong công việc và đời sống,...
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Nhật Bản có tỷ lệ phụ nữ gầy cao nhất trong số các nước...
3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả
Vận động thể lực hàng ngày là thói quen tốt, giúp nâng cao sức...
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Khi sự cân bằng chuyển hóa xương bị mất đi do các yếu tố...
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường