Chăm sóc bàn chân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A

1. Tại sao cần chăm sóc bàn chân tiểu đường?

Bệnh tiểu đường và bàn chân có một mối quan hệ chặt chẽ. Thông thường, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hiếm khi quan tâm đến đôi chân, nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, việc chăm sóc bàn chân tiểu đường rất là quan trọng.

Nếu bệnh nhân tiểu đường có chỉ số đường huyết liên tục tăng cao, ngoài bệnh lý thần kinh, họ dễ dàng bị rối loạn lưu lượng máu do xơ vữa động mạch, giảm khả năng chống nhiễm trùng như vi khuẩn và nấm (bệnh nấm da).

Khi bị rối loạn thần kinh, bệnh nhân sẽ mất cảm giác đau, khó nhận thấy các thương tích và vết xước, nên thường bỏ qua. Ngoài ra khi tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển sẽ gây rối loạn lưu lượng máu, máu sẽ khó lưu thông đến toàn bộ cơ thể, oxy và các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ tới các tế bào, đặc biệt là ở ngón chân.

Bởi vì tăng đường huyết làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, nên vết thương dễ bị mưng mủ và mất nhiều thời gian để chữa lành vết thương.

Những hiện tượng này có thể xảy ra trên khắp toàn bộ cơ thể nhưng vì chân ít được chú ý hơn so với tay, nên người bệnh nên đặc biệt chú ý tới chăm sóc bàn chân tiểu đường.

Chăm sóc bàn chân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân tiểu đường (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCẢNH BÁO: Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân” bệnh nhân phải đặc biệt chú ý

2. Không chú ý tới việc chăm sóc bàn chân tiểu đường

Nếu không chú ý tới việc chăm sóc bàn chân tiểu đường, điều gì sẽ xảy ra?

Người bệnh do ảnh hưởng rối loạn thần kinh nên cảm giác đau dần mất đi, rất khó phát hiện thương tích hay vết xước,…

Ngay cả khi vết thương được phát hiện sớm, nhưng do rối loạn lưu lượng máu và khả năng chống viêm nhiễm giảm nên việc chữa trị cũng không dễ dàng và không hồi phục nhanh chóng.

Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, vết thương sẽ trở thành những vết loét. Người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện để điều trị và quá trình điều trị những vết loét này sẽ khá dài.

 

Chăm sóc bàn chân tiểu đường 1
Khi không chú ý tới chăm sóc bàn chân tiểu đường (Ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

Và ở giai đoạn này rối loạn lưu lượng máu tiếp tục tiến triển xấu, máu không đến được bàn chân, và phần bị thương có nguy cơ bị hoại thư (phần mô cơ bị thối rữa, hỏng). Điều trị hoại thư rất khó khăn, trong một số trường hợp, bệnh nhân có nguy cơ phải cắt chân. Khi cắt chân, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sẽ bị hạn chế.

Do đó, các vấn đề về chân do tiểu đường thường rất nghiêm trọng, ngay cả một vết thương rất nhỏ có thể diễn biến tồi tệ hơn nhiều so với tưởng tượng.

Những trường hợp sau đây cần đặc biệt chăm sóc bàn chân:

– Người bệnh đã từng bị loét chân hoặc hoại thư

– Người bệnh đang trải qua điều trị chạy thận

– Chân và ngón chân bị biến dạng

– Người bệnh bị bệnh thần kinh và rối loạn lưu lượng máu

– Thị lực giảm do bệnh võng mạc tiểu đường (do đó không tự kiểm tra chân mình)

– Người cao tuổi sống một mình (có rất ít cơ hội để mọi người nhận ra sự bất thường của người bệnh)

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu chi tiết: “Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường” TẠI ĐÂY

3. Bảo vệ đôi chân tiểu đường

Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh những vấn đề liên quan đến bàn chân. Tất nhiên bệnh nhân vẫn duy trì điều trị tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết nhưng hằng ngày bệnh nhân nên lưu ý các điểm dưới đây.

3.1 Thường xuyên kiểm tra chân mỗi ngày

Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra chân ở nơi có nhiều ánh sáng. Kiểm tra mặt sau của bàn chân bằng tấm gương tay, nếu bệnh nhân có thị lực suy giảm thì nên nhờ những người xung quanh kiểm tra giúp.

3.2 Những điểm chú ý khi tắm

Khi bước vào bồn tắm, chúng ta hãy chú ý đến các điểm sau đây:

(1) Trước khi vào bồn tắm, hãy kiểm tra nước và điều chỉnh độ nóng phù hợp bằng tay. Nếu bệnh nhân bị bệnh thần kinh, bàn chân sẽ kém nhạy cảm với nước nóng, vì thế có thể bị bỏng mà không có cảm giác.

(2) Rửa kỹ lòng bàn chân và các kẽ chân bằng khăn mềm hoặc miếng bọt biển.

(3) Không nên tắm quá lâu, tắm lâu sẽ khiến da nhăn nheo vì bị ngâm nước, da dễ dàng bị tổn thương.

4) Sau khi tắm, nên thấm nước và bôi kem dưỡng ẩm, như thế có thể giúp da không bị khô.

4. Chăm sóc móng chân cũng rất quan trọng

Khi bệnh về thần kinh tiến triển nặng hơn, dù móng bị gãy và nứt hoặc thậm chí móng bị kẹp bệnh nhân cũng không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu hay đau đớn nào. Vì móng chân dài dễ dàng gây thương tích, chúng ta hãy thường xuyên chăm sóc cẩn thận. Nếu móng chân cứng và khó cắt, hãy để bác sĩ và y tá thay bạn cắt chúng. Ngoài ra, không được cắt móng chân xuống quá sâu.

Ngoài ra cũng cần chú ý những điều dưới đây:

– Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến hoại thư

Xơ vữa động mạch là một bệnh cần đặc biệt chú ý trong số các biến chứng do bệnh tiểu đường, bệnh gây ra rối loạn lưu lượng máu, gây nhồi máu não và nhồi máu cơ tim. Bệnh xơ vữa động mạch cũng tiến triển trong mạch máu của bàn chân. Hãy chú ý tới triệu chứng như đau nhức bắp chân khi đi bộ, nhưng khi nghỉ ngơi thì lại đỡ (đau cách hồi ở chân). Có thể do động mạch chân bị thu hẹp và oxy không được truyền tới. Nếu không phát hiện có thể dẫn tới hoại thư. Vì vậy, nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

– Chú ý về những biến dạng bàn chân

Khi bệnh thần kinh tiến triển, bàn chân có thể bị biến dạng. Điều này là do người bệnh bị mất dần cảm giác, không nhận thức được sự không tự nhiên, khó chịu trong việc đi bộ của bản thân, dẫn đến xương bị biến dạng dần dần. Khi bàn chân bị biến dạng, người bệnh dễ dàng ngã, bị thương tích và gãy xương. Bệnh nhân nên chú ý kiểm tra bàn chân xem hình dạng có gì bất thường không.

– Không thể xem nhẹ tình trạng nấm móng chân

Nếu nhìn thoáng qua sẽ khó phân biệt giữa nấm móng chân và nấm da.Tuy nhiên, nếu để tình trạng này tiến triển mà không điều trị, móng sẽ trở nên dày và khó chăm sóc hơn. Hơn nữa, móng có thể trở nên biến dạng và dễ bị nứt vỡ, là nguyên nhân dẫn đến chấn thương. Vì vậy, hãy duy trì điều trị ngay cả khi không có triệu chứng.

Chăm sóc bàn chân tiểu đường 2
Chăm sóc móng chân cũng rất quan trọng (ảnh: Internet)

5. Những điểm cần lưu ý trong cuộc sống hàng ngày

Hình thành thói quen chăm sóc chân, chú ý những điều sau đây:

5.1 Chọn giày phù hợp với bàn chân

Khi đôi giày không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới bàn chân, giày quá chật sẽ tạo áp lực lên mạch máu. Ngoài ra nếu chọn những loại giày với chất liệu không thông thoáng, dễ dẫn đến tình trạng nấm chân.

Chọn giày phù hợp là một điều quan trọng phòng ngừa những bệnh về chân do tiểu đường.

Cách chọn giày, đi giày:

– Chọn giày vừa khít với bàn chân và thoải mái ngón chân

– Tránh sử dụng các loại giày dồn trọng lượng cơ thể lên đôi chân như giày cao gót

– Nên chọn loại giày êm, loại giày thích hợp để đi bộ

– Khi mua một đôi giày mới, không cần đi liên tục trong thời gian dài ngay từ đầu, cần có thời gian để thích nghi với giày

– Trước khi đi giày, nên kiểm tra xem có chứa các vật thể lạ như sỏi không

Chăm sóc bàn chân tiểu đường 3
Không nên đi giày cao gót (ảnh: Internet)

5.2 Luôn luôn mang tất

Để hạn chế thương tích, tránh đi chân trần và chắc chắn phải luôn luôn mang tất. Dưới đây là những lưu ý chọn tất và cách đi tất phù hợp.

Cách chọn tất, đi tất phù hợp:

– Chọn loại tất thông thoáng chân

– Đi đúng kích cỡ, không đi tất quá chật hoặc quá lỏng

– Chọn tất màu trắng để dễ nhận biết khi bị chảy máu

– Thay tất hàng ngày

– Khi tất dính nước hoặc nước mưa, nên thay tất khác

5.3 Phòng ngừa các vết thương

Người bệnh thường mất cảm giác ở bàn chân do bệnh thần kinh, nên không thể cảm nhận được đau hay nhiệt độ cao. Cần chú ý tới tình trạng bỏng nhẹ do lò sưởi và thảm điện (tình trạng giống bỏng nước nóng, chân tiếp xúc với độ nóng trong thời gian dài ngay cả ở bật ở chế độ nhiệt độ thấp). Ngoài ra, khi đi bơi lội vào mùa hè, việc đi bộ trên bãi cát cũng gây nguy hiểm, vì chân sẽ tiếp xúc với sức nóng trực tiếp của mặt trời.

5.4 Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ

Đừng để chân ra mồ hôi và bị bẩn, hãy giữ bàn chân luôn sạch sẽ. Đặc biệt nên chú ý vào những ngày mưa và mùa hè. Da bị nhăn nhẽo dễ bị trầy xước và nhiễm trùng hoặc nó có thể gây nấm chân. Hãy luôn giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên.

Chăm sóc bàn chân tiểu đường 5
Phòng ngừa các bệnh về bàn chân (ảnh: Internet)

5.5 Không hút thuốc

Chất nicotin trong thuốc lá là tác nhân làm thu hẹp và tổn thương mạch máu. Nói cách khác, hút thuốc khiến tình trạng rối loạn mạch máu tồi tệ hơn. Vì thế, khi bị tiểu đường, trước tiên phải bỏ thuốc lá.

cta kiến thức tiểu đườngBệnh nhân tiểu đường cần chú ý tới các tình trạng như: hạ đường huyết, tăng đường huyết, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

6. Khi gặp bất cứ vấn đề về bàn chân do tiểu đường, người bệnh cần làm gì?

Trong số các “biến chứng mạn tính” của bệnh tiểu đường, bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh thận do tiểu đường, bệnh thần kinh do tiểu đường,…là các bệnh tiến triển chậm chạp theo từng năm. Tuy nhiên, các biến chứng về chân có thể tiến triển trong thời gian rất ngắn khi nó bắt đầu khởi phát, và cũng có thể là tình trạng “biến chứng cấp tính”. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra hàng ngày tại nhà lại được cho là vấn đề quan trọng.

Nếu người bệnh thấy có dấu hiệu tổn thương bàn chân hay bất cứ sự bất thường nào, hãy sơ cứu và khử trùng ngay lập tức. Khi bệnh nhân thấy khó khăn trong điều trị hoặc không thấy tình trạng của vết thương cải thiện tốt hơn, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trở ngại duy nhất là bệnh nhân dễ dàng bỏ qua không nhận thấy vết thương do không có cảm giác đau.

Ngoài ra, đừng cố gắng dùng dao cạo râu hay sử dụng những loại thuốc thị trường thông thường để loại bỏ những mụn nhọt ở lòng bàn chân, thật nguy hiểm khi chữa trị không đúng cách và tạo ra những vết thương mới. Hãy gặp bác sĩ điều trị khi nghĩ rằng mình đã chữa không đúng cách.

Chăm sóc bàn chân tiểu đường 4
Người bệnh gặp bất cứ dấu hiệu gì bất thường thì nên đến khám bác sĩ (ảnh: Internet)

7. Bệnh về chân do tiểu đường là bệnh được dự kiến ngày càng xuất hiện nhiều

Tại Nhật Bản, các vấn đề về chân do tiểu đường ít hơn ở Âu Mỹ. Một trong những lý do là bệnh nhân tiểu đường Nhật Bản ít bị xơ vữa động mạch. Ngoài ra, có thể do thói quen sạch sẽ của người Nhật, không mang giày trong nhà, tắm nhiều.

Tuy nhiên, trong tương lai, Nhật Bản vẫn sẽ chú trọng tới vấn đề chăm sóc chân, do sự gia tăng của bệnh nhân tiểu đường, tiến triển của xơ vữa động mạch chân, và thay đổi lối sống. Bệnh nhân nên hiểu rõ về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chân, chú ý tới chân hàng ngày.

Bạn đang xem bài viết:Chăm sóc bàn chân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường đồng thời cần chú ý gì?
Bệnh gút và bệnh tiểu đường là hai loại bệnh phổ biến đều liên...
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Trước thực trạng điều trị quá mức cho bệnh nhân tiểu đường, khuyến cáo...
Người tiểu đường nhổ răng được không?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, sức đề...
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Hiện tượng tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường glucose trong máu bị...
Thói quen đơn giản cải thiện chất lượng sống giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Theo Hiệp hội nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu, mọi người nên thực...
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường...
Người mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường đồng thời cần chú ý gì?
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Người tiểu đường nhổ răng được không?
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Thói quen đơn giản cải thiện chất lượng sống giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường