“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Danh mục nội dung
1. Một cách tiếp cận mới tập trung vào kiểm soát cân nặng
Nghiên cứu “DiRECT” (một thử nghiệm lâm sàng để cải thiện bệnh tiểu đường) được thực hiện ở Anh đã chứng minh rằng bằng cách cải thiện lối sống, thực hiện tốt chế độ ăn uống và chế độ tập luyện điều trị và kiểm soát cân nặng cơ thể, gần một nửa số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể duy trì hiệu quả “tình trạng bệnh tiểu đường đã được điều trị tốt”.
Nếu bệnh nhân tiểu đường thực hiện tốt theo phương pháp điều trị trên thì có thể ngừng điều trị bằng thuốc hoặc nó có thể được giảm về số lượng thuốc điều trị. Thông tin chi tiết được công bố trên tạp chí y học “Cell Metabolism”.
Nghiên cứu “DiRECT” đã được tiến hành bởi Giáo sư Roy Taylor của Đại học Newcastle và Giáo sư Mike Lean của Đại học Glasgow ở Anh. Nghiên cứu có sự tham gia của 298 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu về cách cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng một phương pháp mới tập trung vào kiểm soát cân nặng.
Những bệnh nhân tiểu đường tham gia chương trình nghiên cứu này vẫn duy trì thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt với lượng calo thấp, tập thể dục như đi bộ mỗi ngày và nhận được lời khuyên về việc xử lý các vấn đề về căng thẳng và giấc ngủ từ các chuyên gia.
Phần lớn ở bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy sẽ không thể sản xuất đủ insulin – một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhiều người mắc bệnh béo phì được chỉ ra là có thể trở lại trạng thái trước khi xuất hiện bệnh tiểu đường bằng cách giảm cân và loại bỏ béo phì.
Bài viết hữu ích liên quan:
2. “Khôi phục lại” các tế bào β giúp thoát khỏi bệnh tiểu đường?
Những phát hiện có được trong nghiên cứu đã phủ định những lý thuyết thông thường rằng “một khi bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể duy trì trạng thái giống như “được chữa khỏi” trong suốt quãng đời còn lại, nhưng bệnh sẽ không hồi phục hoàn toàn.”
Giáo sư Taylor nói rằng “Trong điều trị giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bắt đầu điều trị bằng thuốc và cải thiện lối sống như chế độ ăn và tập luyện, tuy nhiên trong thực tế, các cơ sở y tế thường rất bận rộn nên thường không đưa ra những hướng dẫn về lối sống đầy đủ cho bệnh nhân tiểu đường”.
Nếu chất béo được tích lũy quá nhiều ở gan do chế độ ăn uống nhiều calo và thiếu tập luyện, phản ứng của cơ thể với insulin sẽ chậm và insulin sẽ được sản xuất dư thừa trong tuyến tụy.
Vào thời điểm đó, chất béo trở nên dễ dàng tích tụ trong khắp cơ thể, và tạo ra một vòng luẩn quẩn mà insulin tiếp tục được tiết ra thêm. Cuối cùng, các tế bào β sản xuất insulin bị quá tải và chức năng của chúng bị suy giảm, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao hơn.
“Ở những người bị béo phì, các tế bào β có thể được “khôi phục lại” bằng cách cải thiện đúng lối sống và kiểm soát cân nặng hợp lý. Ngoài ra người ta cũng chỉ ra rằng ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 với lượng bài tiết insulin vẫn ở mức vừa phải, các tế bào β có thể được “tái tạo” bằng cách giảm cân, kết quả là có thể cải thiện kiểm soát đường huyết và thoát khỏi bệnh tiểu đường”, Taylor nói.
Tin tức nổi bật:
3. Bình thường hóa tế bào β với 12 tháng điều trị tăng cường
Nhóm nghiên cứu đã chia ngẫu nhiên 64 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã điều trị trong vòng 6 năm từ khi khởi phát bệnh tham gia nghiên cứu thành 2 nhóm, nhóm có can thiệp tập trung kiểm soát cân nặng với trọng tâm là chế độ ăn uống, tập luyện và nhóm đối chiếu thực hiện điều trị thông thường.
Kết quả là, trong nhóm tập trung kiểm soát cân nặng, từ kết quả cải thiện kiểm soát đường huyết và bình thường hóa mức đường huyết đã cho thấy rằng 46% (29 người) có thể thoát khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2.
Sau 12 tháng can thiệp điều trị, nhóm nghiên cứu lại chia những người được can thiệp điều trị thành nhóm có thể thoát khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 (nhóm cải thiện, 29 người) và nhóm những người không như vậy (nhóm không cải thiện, 16 người).
Nhóm nghiên cứu tin rằng sự khác biệt lớn nhất giữa hai nhóm nằm ở tế bào β sản xuất insulin. Trong nhóm kiểm soát đường huyết được ổn định bằng cách giảm cân, các tế bào β bắt đầu hoạt động bình thường trở lại và tiết ra một lượng insulin thích hợp theo yêu cầu của cơ thể.
4. Sự khác biệt trong bài tiết insulin sau bữa ăn
Các chuyên gia về bệnh tiểu đường đã đồng ý về thực tế rằng điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 quản lý và cải thiện lối sống, tuy nhiên họ tin rằng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Điều này có nêu trong nghiên cứu “DiRECT”.
Tuy nhiên, chỉ một nửa số bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tiểu đường. Khoảng một nửa số bệnh nhân không thể giữ lại các tế bào β đối với căng thẳng gây ra bởi chất béo nội tạng.
Thời gian điều trị bệnh tiểu đường trung bình ở nhóm cải thiện là 2.7 năm và ở nhóm không cải thiện là 3.8 năm. Cả hai nhóm đều giảm cân nặng cơ thể theo cùng một cách và kết quả là nhóm cải thiện giảm được 16.2 kg, nhóm không được cải thiện giảm được 13.4 kg ở tương ứng, chất béo tích lũy trong gan và tuyến tụy cũng giảm và giá trị chất béo trung tính trong máu giảm.
Khi so sánh cả hai nhóm, người ta thấy rằng có sự khác biệt trong việc tiết insulin ban đầu sau bữa ăn.
Sự tiết insulin của các tế bào β tuyến tụy xảy ra trong 2 giai đoạn để đáp ứng với tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao. Giai đoạn đầu tiên bao gồm một đợt tăng ngắn kéo dài khoảng 10 phút, nhưng tình trạng này thường giảm trong bệnh tiểu đường tuýp 2. Giai đoạn đầu tiên này của việc bài tiết insulin tăng lên ở nhóm được cải thiện nhưng không thay đổi ở nhóm không cải thiện.
5. Tình trạng tích tụ chất béo nguy hiểm trong các cơ quan nội tạng
“Đối với những người có cân nặng vượt quá so với cân nặng tiêu chuẩn, người ta đã chỉ ra rằng giảm cân là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi chất béo tích tụ trong các cơ quan nội tạng là rất nguy hiểm”, Taylor nói.
“Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đây là một điều tốt khuyến khích thực hiện. Việc cải thiện lối sống là một công cụ hữu hiệu mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng áp dụng.”
Sau một năm kể từ khi nghiên cứu “DiRECT” bắt đầu, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục thực hiện với hy vọng về kết quả sau năm thứ hai. Nhóm nghiên cứu hướng đến mục đích làm sáng tỏ ở cấp độ gen những gì đang trở thành một trở ngại với những người không thể thoát khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nhóm nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá những thay đổi trong chức năng tế bào β của tuyến tụy làm khởi phát bệnh tiểu đường, áp dụng thuật toán và tìm phương pháp điều trị hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch điều tra tế bào β tiết ra insulin có chức năng như nào và áp dụng liệu pháp điều trị mới được phát triển.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không? tại Chuyên mục Tin tức
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)