Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường
Danh mục nội dung
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nên ăn trứng mỗi ngày không?
Đại học Sydney đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn trứng mỗi ngày cũng sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, cholesterol và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
“Trứng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol và những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có giá trị cholesterol LDL xấu cao. Nghiên cứu này thực hiện với mục đích xác nhận liệu người bệnh tiểu đường có an toàn ngay cả khi họ ăn trứng liên tục“, Tiến sĩ Nick Fuller tại Đại học Sydney cho biết.
Các nghiên cứu từ trước đến nay đã chứng minh rằng dù bệnh nhân tiểu đường liên tục ăn trứng trong 3 tháng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến mức cholesterol, lượng đường trong máu, giá trị huyết áp. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cố gắng hướng đến xác định liệu có an toàn khi bệnh nhân tiểu đường ăn trứng trong một năm hay không.
Nghiên cứu này có sự tham gia của 128 bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường. Những người tham gia được chia thành nhóm những người ăn 12 quả trứng mỗi tuần và những người ăn 2 quả trứng mỗi tuần trong 3 tháng đầu tiên của nghiên cứu. Sau đó những người tham gia tiếp tục duy trì chế độ ăn trứng và cũng kết hợp thêm việc kiểm soát cân nặng trong 3 tháng. Tăng thời gian theo dõi thêm 6 tháng, những người tham gia đã liên tục ăn trứng trong tổng cộng 12 tháng.
Ăn trứng mỗi ngày cũng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Kết quả là, những người tham gia đã đạt được thành công trong việc giảm cân và không có những biến đổi nguy hại trong giá trị kiểm tra cho thấy nguy cơ tim mạch bất kể thay đổi số lượng trứng hấp thụ. Cân nặng cơ thể giảm tương ứng ở mỗi nhóm là: 3,1 ± 6,3 kg trong nhóm ăn 12 quả trứng mỗi tuần, 3,1 ± 5,2 kg trong nhóm ăn hai quả trứng mỗi tuần.
“Chế độ ăn uống điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khuyến khích bệnh nhân không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như trứng, nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bệnh nhân không cần phải hạn chế ăn trứng nếu kết hợp với rau, trái cây, ngũ cốc, cá, các loại hạt,…“, Ông Fuller nói.
Tuy nhiên, các axit béo bão hòa có trong chất béo động vật như bơ, phô mai, thịt đỏ, thịt xông khói và giăm bông,…có chức năng làm tăng cholesterol LDL xấu trong cơ thể. Do đó chất được khuyến khích hấp thụ để ngăn ngừa bệnh tim là các loại carbohydrate như axit béo không bão hòa đa, axit béo không bão hòa đơn, bột ngũ cốc nguyên chất.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng: “Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường”
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm với 1 quả trứng mỗi ngày
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ăn trứng hàng ngày khá tốt cho sức khỏe. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford ở Anh đã công bố một nghiên cứu rằng những người ăn một quả trứng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ so với những người không ăn gì cả.
Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bắc Kinh đã thực hiện một nghiên cứu tương lai với đối tượng là 512.891 người Trung Quốc khỏe mạnh độ tuổi từ 30~79 tuổi. Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tần suất ăn trứng và bệnh tim mạch (CVD) và các biến cố mạch vành,…trong khoảng 9 năm.
Kết quả là, khi ăn trứng mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ xuất huyết giảm 26%, nguy cơ tử vong do đột quỵ xuất huyết giảm 28% và nguy cơ tử vong do CVD là 18%. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim ở nhóm ăn trứng (5.32 quả một tuần) cũng đã giảm 12% so với nhóm không ăn nhiều trứng (2.03 quả một tuần).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “Trong trứng có chứa protein chất lượng cao, vitamin, các hoạt chất sinh học như phospholipids và carotenoids”.
Thành phần dinh dưỡng trong quả trứng (1 quả 70g) |
Energy 106kcal Protein 8.6g Lipid 7.2g (Axit béo bão hòa 2.0g Axit béo không bão hòa đơn 2.6g Axit béo không bão hòa đa 1.2g) Cholesterol 294mg Carbohydrate 0.2g |
Không có tiêu chuẩn cho lượng hấp thụ cholesterol
Trứng là tiêu biểu của các loại thực phẩm giàu cholesterol và trước đây người ta nói rằng “Trứng được cho là làm tăng mức cholesterol trừ khi ăn một quả trứng một ngày“. Điều này là dựa trên nghiên cứu được thực hiện trong những năm 1970.
Tại thời điểm đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thiết lập tiêu chuẩn lượng hấp thụ cholesterol là 600mg đối với nữ giới và 750mg đối với nam giới. Vì hàm lượng cholesterol của một quả trứng là khoảng 300mg nên “ăn 1 quả trứng 1 ngày” là tốt.
Tuy nhiên, “Tiêu chuẩn lượng ăn uống của người Nhật” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã được sửa đổi vào năm 2015, những ghi chép về lượng hấp thụ mục tiêu (giới hạn trên) của cholesterol đã biến mất. Một loạt các báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng dù ăn thực phẩm giàu cholesterol cũng không gây ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu vì “không có đủ cơ sở khoa học” về lượng tiêu chuẩn hấp thụ.
Điều quan trọng là phải chú ý đến sự biến động của mức cholesterol
70~80% cholesterol được tạo ra trong cơ thể như ở gan, chỉ 20~30% là được hấp thụ vào từ chế độ ăn uống. Ở những người khỏe mạnh, mức cholesterol trong máu được điều chỉnh và duy trì ổn định theo lượng tổng hợp trong cơ thể và lượng cholesterol hấp thụ trong bữa ăn không được phản ánh đúng như vậy.
Hiện nay, ngày càng có nhiều chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn trứng nếu chỉ ăn 2 quả mỗi ngày. Trứng là thực phẩm giá rẻ và rất bổ dưỡng. Trứng chứa các axit amin thiết yếu, lecithin có trong lòng đỏ trứng có tác dụng tăng cường mạch máu và ngăn ngừa sự lắng đọng cholesterol quá mức trong máu.
Tuy nhiên, cần phải cẩn thận vì một số người có thể trạng có nồng độ cholesterol trong cơ thể dễ tăng cao khi ăn trứng. Ngoài ra, việc không phải lo lắng về lượng cholesterol hấp thụ sẽ không đúng với những người bị rối loạn lipid máu.
Điều cần thiết để giảm cholesterol là duy trì lối sống tốt. Hơn nữa, điều quan trọng đối với những người được chỉ ra rằng có “mức cholesterol cao” là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và chú ý đến sự biến động của mức cholesterol.
Bạn đang xem bài viết: “Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)