Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?

Cỡ chữ:
A A
Vừa mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra. Người bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì còn là câu hỏi đau đầu với người bệnh. Chế độ ăn vừa giảm nồng độ acid uric vừa không làm lượng đường trong máu tăng lên là như thế nào?

1. Mối quan hệ giữa bệnh gout và tiểu đường

Bệnh gout là dạng viêm khớp do sự gia tăng của nồng độ acid uric trong máu. Tại phần xương khớp ở cơ thể, các tinh thể urat bị lắng đọng sẽ hình thành hạt tophi, gây ra những cơn đau gout.

Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì 1
70% người bị gout có nguy cơ bị thêm bệnh tiểu đường tuýp 2, những người bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?

Một khảo sát tại trường đại học Y Harvard công bố năm 2014, 70% người bị gout có nguy cơ bị thêm bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cũng cho rằng, đối tượng bị gout nguy cơ nhiễm tiểu đường tuýp 2 cao hơn người bình thường.

Người bị bệnh gout có biểu hiện của béo phì và tăng đường huyết. Mà hai dấu hiệu này liên quan mật thiết đến tiểu đường. Một người bị béo phì có thể khiến nồng độ insulin trong máu đột ngột cao quá mức gây tăng lượng đường huyết, đồng thời lại làm giảm chức năng bài tiết urat ở thận, ảnh hưởng xấu tới người bị gout. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh bị tiểu đường và gout cùng một lúc? Bạn đừng quá lo lắng, một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện bệnh giúp bạn. Vậy bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì? Nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?

cta kiến thức tiểu đườngNghiên cứu khoa học đã chứng minh: “Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì“. 

2. Người bị bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?

Nên ăn các loại thực phẩm chứa các thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng tốt tới sức khỏe

– Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ

+ Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hấp thụ lượng acid uric có trong máu, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể qua thận.

Có một số loại chất xơ hòa tan có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể: như pectin.

+ Nên chọn thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn chính, hoặc các món ăn nhẹ, tráng miệng. Bạn có thể lựa chọn làm salad, ăn các loại hoa quả giàu chất xơ,..

+ Có các loại quả khuyến khích sử dụng như: dứa, bưởi, dưa chuột, cà rốt, cam, cần tây,…

+ Hàm lượng lý tưởng hàng ngày cho thực phẩm giàu chất xơ là 21 gam.

Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì 2
Lê là loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao

– Thực phẩm giàu anthocyanin

+ Như đã nói, bệnh gout hình thành do lắng đọng acid uric ở các khớp. Anthocyanic có tác dụng ngăn chặn sự kết tủa của quá trình này.

+ Anthocyanins cũng giúp giảm lượng đường huyết trong máu.

+ Nên lựa chọn ít nhất một trong những loại thực phẩm giàu anthocyanins trong mỗi bữa ăn chính hoặc sử dụng trong bữa ăn nhẹ.

+ Một số thực phẩm giàu anthocyanins như cà tím, lựu, đào, việt quất, mận, nho đen,…

Thực phẩm giàu anthocyanin 3
Người bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?Anthocyanins có trong cà tím nên được khuyến khích sử dụng

– Thực phẩm giàu Omega-3

+ Omega – 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, có thể giúp giảm nồng độ insulin, do đó, có thể làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường tuýp 2.

+ Trong acid béo omega – 3 có chứa một loại acid có thể giảm nồng độ cholesterol và acid uric, đó là acid eicosa pentanoic (EPA).

+ Liều lượng bác sĩ khuyến cáo sử dụng mỗi ngày là dưới 3 gam.

+ Omega – 3 có trong: các loại cá: cá mòi, cá hồi, hạt đậu nành, óc chó, trong súp lơ, bí, đậu phụ,…

bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì 4
Thực đơn chế biến từ cá hồi bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe

cta kiến thức tiểu đường “Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”. Bạn đọc quan tâm có thể đọc bài viết TẠI ĐÂY

Các loại thực phẩm nên tránh sử dụng

– Tránh các loại thực phẩm giàu purine

+ Vì acid uric được hình thành trong quá trình chuyển hóa purine trong cơ thể, do đó tốt nhất, người bệnh gout và tiểu đường nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều purine. Khi nồng độ acid uric tích tụ càng nhiều, hình thành các tinh thể muối urate lắng đọng ở các khớp, khiến bệnh gout chuyển biến càng trầm trọng.

+ Acid uric còn làm tăng sức đề kháng insulin, dẫn đến lượng đường trong máu không được kiểm soát, luôn ở trạng thái cao, dẫn đến các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

+ Các loại thực phẩm giàu purine như cá thu, cá cơm, trong nội tạng động vật, các loại đồ hợp, mì ăn liền, rượu và bia,…

– Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều fructose

+ Thực phẩm chứa nhiều fructose cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng (ATP) để chuyển hóa trong cơ thể. ATP (adenosine triphosphate) là một phần tử cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể sử dụng, khi tiêu tốn quá nhiều ATP cũng sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

+ Fructose là một loại đường. Nên sản phẩm có quá nhiều fructose sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường.

+ Fructose có nhiều trong các loại đồ uống có ga, đồ ngọt, nước trái cây, bánh ngọt, có trong các loại hoa quả như táo, chuối, lê,…

bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì 5
Hạn chế những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường

– Người bị gout và tiểu đường nên hạn chế uống rượu

+ Rượu chuyển hóa thành acid lactic trong cơ thể, gây ức chế quá trình loại bỏ acid uric từ thận.

Do cơ chế hoạt động của thận, thận sẽ ưu tiên đào thải acid lactic qua đường nước tiểu trước, nên acid uric vẫn bị tích tụ trong cơ thể.

+ Nồng độ ethanol cao, còn làm tăng sản xuất acid uric trong cơ thể.

+ Ngoài ra, rượu là loại thức uống có ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: Những thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường mà mọi người nên tránh

3. Tính toán hàm lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày

Bị bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày rất quan trọng qua từng loại đồ ăn. Chọn được loại thực phẩm nên ăn rồi, còn nên tính toán lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể hợp lý.

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, thói quen ăn uống cho người bị gout và tiểu đường

– Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày: khuyến khích nên ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

– Một chế độ ăn uống nên hợp lý lượng cacbonhydrat, chất béo, protein,trong mỗi bữa ăn.

Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì 6
Nên hợp lý lượng cacbonhydrat, chất béo, protein, trong mỗi bữa ăn

– Nên xây dựng thực đơn hàng ngày qua tính toán lượng calo của loại thực phẩm đó.

+ Cung cấp 1500 – 1800 calo mỗi ngày là hợp lý.

+ Cacbonhydrat cung cấp 45 – 65% calo/ ngày, nghĩa là ăn 45 – 60 gram cacbonhydrat trong mỗi bữa ăn.

+ Chất béo cung cấp 25 – 35% calo/ ngày. Chất béo cung cấp 9 calo/gram. Vậy nên dùng từ 41,6 – 58,3 gram chất béo mỗi ngày.

+ Protein cung cấp 12 – 20% calo/ngày, ăn 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

– Không nên bỏ bữa: Điều này có thể dẫn đến tụt huyết áp hoặc tụt đường huyết. Do cơ thể sử dụng lượng glucose được lưu trữ trong máu khi không lấy năng lượng từ thức ăn nạp vào cơ thể.

– Nên ăn cố định vào thời điểm mỗi ngày: Điều này giúp cơ thể hình thành thói quen tiêu thụ glucose. Giúp ngăn chặn sự xuất hiện tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột.

Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì? Dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn như thế nào? Loại thực phẩm nào được ưu tiên sử dụng? Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường như thế nào thì tốt?… là những câu hỏi mà những người tiểu đường và gout luôn phải để ý để tìm những câu trả lời chuẩn nhất. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát bệnh của mình một cách tốt nhất.

Bạn đang đọc bài viết: Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì? tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu nên có những lưu ý đặc...
Ăn quá nhiều muối sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trầm trọng hơn
Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ...
Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Nghiên cứu Hisayama (được thực hiện tại Nhật Bản) đã chỉ ra rằng phần...
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Những loại thực phẩm nào tốt và không tốt cho người bị tiểu đường...
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
Đại học Y khoa Colombia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết...
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Trong một cuộc khảo sát quốc tế của nhóm nghiên cứu Nhật Bản tại...
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Ăn quá nhiều muối sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trầm trọng hơn
Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường