Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Người tiểu đường ăn đồ ngọt nên chú ý gì?
Danh mục nội dung
1. Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đường cũng được thêm vào thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Đồ ngọt chứa nhiều đường và nếu ăn nhiều sẽ có nhiều tác động xấu tới sức khỏe.
1.1 Ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường đúng không?
Việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, đó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường.
Đường là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống thường ngày:
– Mọi người thường thêm đường vào đồ uống và ngũ cốc ăn sáng
– Đường bổ sung thường có trong nhiều trong đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống.
Khi ăn đồ ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và tuyến tụy phải hoạt động tích cực hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết. Nếu ta ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết năng suất. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tuyến tụy. Do đó việc thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường, nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Thực tế, nếu chúng ta lạm dụng đồ ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường là không sai. Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng đường và đồ ngọt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, việc có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng đồ ngọt như thế nào.
Chúng ta cần đường để chuyển hóa đường thành năng lượng cho hoạt động sống. Não bộ hoạt động tốt cũng dựa vào đường glucose mà chúng ta hấp thu hàng ngày. Người bị mắc tiểu đường là do cơ thể sử dụng một phần hoặc không sử dụng glucose tạo năng lượng, phần lớn còn lại lưu trữ trong máu nên lượng đường tăng cao trong máu.
Do đó, nếu chúng ta hấp thu đường đúng cách và hoạt chất được nạp vào cơ thể thì chúng ta hoàn toàn không mắc bệnh tiểu đường.
1.2 Thèm ăn đồ ngọt có phải bị tiểu đường?
Quan điểm cho rằng thèm đồ ngọt bị tiểu đường là không đúng. Mọi người nên nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường để chẩn đoán đúng bệnh. Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh tiểu đường:
– Mờ mắt
– Cân nặng giảm
– Mệt mỏi
– Hay khát nước và uống nhiều nước
– Đi tiểu nhiều lần
Tìm hiểu chi tiết: Hiểu rõ loại đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa
2. Người bệnh tiểu đường có phải kiêng ăn đường không?
Đối với bệnh nhân tiểu đường cần chú ý ăn uống lành mạnh. Đường là một yếu tố dẫn đến làm tăng lượng đường máu nhưng bệnh tiểu đường có phải kiêng ăn đường và cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống? Loại đường người tiểu đường nên hạn chế và những loại khuyến khích sử dụng là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết tại nội dung tiếp theo.
2.1 Bệnh tiểu đường có phải cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống?
Người mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình.
Chúng ta đều thích ăn thực phẩm có đường và không có vấn đề gì nếu bệnh nhân đưa đường vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh của người tiểu đường. Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên glucose là phương pháp khắc phục cần thiết điều trị hạ đường huyết hay gặp khi điều trị bằng insulin.
Tuy nhiên, người mắc tiểu đường ăn đường, đồ ngọt quá nhiều sẽ gây hại tới sức khỏe, làm tăng cân nặng. Việc thừa cân có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Trái cây, rau, thực phẩm từ sữa cũng chứa lượng đường nhất định, nhưng đây là những loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe và người tiểu đường được khuyến nghị nên ăn mỗi ngày.
Loại đường mà bệnh nhân cần cắt bỏ là đường bổ sung chứa trong các loại bánh, kẹo, đồ ngọt và các loại thức ăn chứa biến sẵn.
Một số đồ uống cũng chứa nhiều đường và nhiều calo không tốt cho người tiểu đường như nước ép trái cây, đồ uống có ga…Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống loại này.
2.2 Người tiểu đường tuyệt đối không nên kiêng đồ ngọt & đường
Người bị tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng đường, đồ ngọt, nên biết cách ăn theo nhu cầu và sử dụng đúng cách.
– Tiểu đường kiêng đồ ngọt gây hại tới sức khỏe
Việc kiêng đường, đồ ngọt dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Bệnh nhân nếu kiêng hoa quả ngọt sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ và các yếu tố vi lượng. Mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy yếu thể chất vốn có.
– Ăn theo nhu cầu
Bệnh nhân tiểu đường nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn và kiểm soát năng lượng hàng ngày: bổ sung đầy đủ carbohydrate (đường), protein, lipid. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng nếu thấy khó khăn trong việc kiểm soát này.
2.3 Người bệnh tiểu đường ăn đồ ngọt như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh
Lượng carbohydrate và đường mà một người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm:
– Mức độ hoạt động thể chất
– Bệnh nhân đang cố gắng giảm cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh
Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp mọi người đặt ra các mục tiêu cá nhân và tư vấn về kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể có đồ ngọt, sô-cô-la hoặc các thực phẩm có đường khác miễn là bệnh nhân được ăn như một phần của kế hoạch bữa ăn lành mạnh hoặc kết hợp với tập thể dục.
Bữa ăn lành mạnh của người bệnh tiểu đường cần:
– Hạn chế chất béo bão hòa
– Chứa lượng muối và đường vừa phải
– Chứa protein nạc, rau không chứa tinh bột, ngũ cốc, trái cây và chất béo lành mạnh
Tuy nhiên, tốt nhất bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có đường thường xuyên và chỉ nên ăn một chút nhỏ nếu thấy thèm.
Cảnh báo: Uống quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhồi máu não
3. Gợi ý các mẹo nhỏ để người tiểu đường ăn đồ ngọt an toàn
Bệnh nhân hãy áp dụng một số mẹo nhỏ để người tiểu đường ăn đồ ngọt an toàn, kiểm soát cảm giác thèm đồ ngọt mỗi lần nhắc đến những món tráng miệng chứa nhiều đường bổ sung.
– Quyết định lượng ăn của bản thân và thời gian ăn cố định, từ chối những lời mời mọc ăn uống.
– Ăn khẩu phần nhỏ, nên bỏ phần nước sốt bên trên hoặc phần kem phủ chứa lượng calo cao.
– Nên ăn các loại bánh quy ít hoặc không đường, những loại dành riêng cho người giảm cân hoặc tiểu đường.
– Nếu ăn những món tráng miệng ngọt, hãy giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn.
Khi chọn bất kỳ loại thực phẩm nào, điều cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường phải hiểu làm thế nào thực phẩm đó ít ảnh hưởng đến mức đường huyết của họ. Biết cách đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm có thể giúp người bệnh kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Nhiều loại thực phẩm ghi là là “không đường” hoặc “không có chất tạo ngọt”. Tuy nhiên, những thực phẩm này vẫn có thể chứa calo và các loại carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Bạn đang xem bài viết: “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Người tiểu đường ăn đồ ngọt nên chú ý gì?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/