Người bị bệnh tiểu đường có ăn được lê không?

Cỡ chữ:
A A
Trong xã hội hiện đại có rất nhiều bệnh nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong không chỉ ở người già mà còn có người trẻ, một trong số đó là bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh bị coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi khi mắc bệnh sẽ không có triệu chứng hay dấu hiệu nào cụ thể. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng, các nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng ngày một nhiều trong đó có cách lựa chọn đồ ăn uống hằng ngày như hoa quả, thực phẩm. 

Trung bình cứ 8 giây sẽ có 1 người chết vì bệnh tiểu đường, trong số đó có đến 65% không biết mình mắc bệnh. Chính vì vậy có khá nhiều người chưa nhận thức được độ nguy hiểm cũng như cách phòng tránh khả năng mắc bệnh cho bản thân. Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và nguyên nhân bị coi là thường xuyên nhất có thể gây bệnh trực tiếp đó là thói quen ăn uống, cách chọn lựa thực phẩm sử dụng như đồ ngọt, thức uống và hoa quả.

Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi thường gặp của bệnh nhân tiểu đường và cũng là về món ăn quen thuộc đó là “tiểu đường ăn lê được không”.

1. Cách ăn hoa quả cho người bị bệnh tiểu đường

Trước khi tìm hiểu tiểu đường ăn được lê không, hãy cùng nắm rõ cách ăn các loại trái cây với bệnh nhân bị tiểu đường.

Nhiều người cho rằng người bị bệnh tiểu đường chỉ được ăn một số loại quả nhất định nhưng thực tế cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều loại trái cây nhưng cần giới hạn trong số lượng vừa đủ. Đặc biệt các loại hoa quả có khả năng cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được lê không? 1
Người bị tiểu đường cần chú ý khi chọn ăn các loại trái cây (ảnh: Internet)

Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có chế độ ăn và chọn các loại hoa quả khác nhau, vì vậy không phải bất kỳ ai bị tiểu đường phải tuân theo một nguyên tắc cố định. Ví dụ một bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, tuyến tụy sẽ hoạt động kém hơn so với bệnh nhân mới mắc bệnh. Chính vì thế lượng đường hấp thụ vào cơ thể mỗi người cũng sẽ khác nhau mặc dù ăn cùng một lượng hoa quả như nhau.

Bên cạnh đó khoảng thời gian có thể hấp thụ tốt nhất trái cây cũng không giống nhau. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn trái cây sau bữa trưa hoặc bữa tối, vì thời điểm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Cách tốt nhất là cứ sau 2 giờ cách bữa ăn mới nên ăn trái cây, tránh làm tăng đường huyết đột ngột. Các bác sĩ khuyên nên ăn trong khoảng 11 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều.

 >> Xem này loại quả tốt cho người tiểu đường tại bài viết: Quả tốt cho người tiểu đường

2. Người bị tiểu đường khi ăn trái cây cần lưu ý những gì?

Ăn trái cây bổ sung các chất xơ, nước, chất khoáng… là ưu tiên hàng đầu đối với người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh tiểu đường có ăn được lê không, người bệnh cũng cần biết ăn trái cây như thế nào là tốt. Khi sử dụng trái cây là một thực phẩm thường xuyên trong các bữa ăn, bệnh nhân cũng phải tuân thủ một số lưu ý đặc biệt quan trọng như sau:

1.1. Không ăn quá nhiều một loại trái cây nhất định

Mỗi loại trái cây sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng khác nhau vì vậy không nên chỉ ăn một loại vì nó tốt cho bệnh tiểu đường. Nên kết hợp đan xen và lựa chọn các loại trái cây khác nhau. Ví dụ một loại có thể cung cấp nước, một loại khác lại giúp tăng cường chất xơ… mỗi loại cũng nên chia thành nhiều bữa khác nhau. Đa dạng các loại sẽ phòng ngừa tốt việc làm tăng đường huyết đột ngột và không kéo theo các biến chứng bệnh tiểu đường khác.

1.2. Không nên ăn thành bữa chính

Trái cây rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh nhân chỉ bổ sung loại thực phẩm này. Nhiều bệnh nhân còn ăn trái cây thay thế cơm và các món ăn khác. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, ăn trái cây xa bữa ăn chính và không dùng làm bữa chính là một lưu ý quan trọng. Kết hợp các loại thực phẩm một cách hợp lý sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được lê không? 2
Không nên ăn hoa quả thay cho bữa chính (ảnh: Internet)

1.3. Hạn chế ăn đồ khô, đóng hộp

Trái cây có nhiều loại như tươi, nước ép, đóng hộp, làm đồ khô… Tất nhiên mỗi loại sẽ có giá trị khác nhau, tuy nhiên nên ưu tiên các loại trái cây tươi vì trong đó chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể. Trái cây đã đóng hộp và chế biến thành đồ khô thường không còn nhiều dinh dưỡng cần thiết, thậm chí còn tăng nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh.

1.4. Nước ép trái cây chưa chắc đã tốt

Có nhiều loại nước ép giúp kiểm soát đường huyết, tăng tính lợi cho bệnh nhân tiểu đường như nước ép rau củ, nước ép bưởi… tuy nhiên nên hạn chế dùng thay hoa quả chính. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Đó là lý do nên dùng tươi và dùng trực tiếp.

3. Các loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường

3.1. Các loại quả mọng như dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen

Quả mọng có giá trị đặc biệt với người bị tiểu đường, chúng có khả năng cung cấp chất xơ, kali, mangan, magie… đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp hạ huyết áp đông thời giúp hạ mỡ máu.

3.2.  Các loại quả giàu chất béo như bơ, oliu

Trong hai loại quả này có chất béo tốt, chất xơ, các loại dinh dưỡng như vitamin A, E và sắt, kẽm, canxi. Đối với riêng oliu, bạn có rất nhiều cách sử dụng như dùng với các món khai vị, như salad rau hoặc phết lên kèm bánh mì.

3.3. Các loại quả có múi như bưởi, cam, quýt

Các loại quả này có nhiều chất xơ hòa tan, chất dinh dưỡng, vitamin. Trong đó riêng bưởi thì không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng ăn đường, những người đang dùng statin tốt nhất không nên ăn cùng với lúc uống thuốc. Bởi dễ dàng xuất hiện tác dụng phụ gây độc hại cho gan và thận.

4. Vậy tiểu đường ăn lê được không?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi lê là loại quả ngon, có vị ngọt, thơm mát hấp dẫn. Trong lê còn có rất nhiều chất dinh dưỡng,1 quả lê 178g sẽ cung cấp khoảng 101 calori năng lượng, 0g chất béo, 27g carbonhydrate và 1g chất đạm. Nếu như ăn 1 quả lê bạn sẽ được cung cấp 12% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày, 10% vitamin K, 6% kali và một lượng nhỏ sắt, vitamin B6, folate…

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được lê không?
Lê là loại quả chứa nhiều chất rất tốt cho bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Vậy với các loại dinh dưỡng như trên thì tiểu đường ăn lê được không Câu trả lời là có, quả lê có nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất. Khi Ăn lê thường xuyên có lợi cho việc giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Bên cạnh đó, nếu ăn lê 5 lần trong tuần cũng góp phần cải thiện độ nhạy với insulin, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác dụng phụ của tiểu đường tuýp 2, tránh các vấn đề về mắt, da và thận.

Quả lê không chỉ giúp cải thiện lượng đường cho bệnh nhân tiểu đường mà đối với bệnh nhân bị đại tràng, táo bón hay ốm cũng rất có lợi. Ngoài ra, quả lê còn có khả năng điều trị chứng huyết áp cao, đây cũng là một trong những biến chứng của tiểu đường. Chất chống ô xy hóa glutathione hiện diện trong quả lê có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và đột quỵ, giúp bạn duy trì mức huyết áp ở mức ổn định.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ và liều lượng sử dụng mỗi ngày, mỗi tuần tùy vào tình hình của bệnh.

Bạn đang xem bài viết: “Người bị bệnh tiểu đường có ăn được lê không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phát hiện protein ức chế sự bài tiết insulin. Hy vọng về loại thuốc điều trị mới
Nhóm nghiên cứu của Đại học Osaka đã làm sáng tỏ chức năng của...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
Tình trạng thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra đồng...
Công viên xanh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe thể chất và tinh thần
Số người mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid...
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose...
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Ngoài việc xuất hiện các tình trạng mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều…...
Phát hiện protein ức chế sự bài tiết insulin. Hy vọng về loại thuốc điều trị mới
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
Công viên xanh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe thể chất và tinh thần
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường