Người bị tiểu đường ăn chay như thế nào?

Cỡ chữ:
A A
Thời gian gần đây, rất nhiều người quan tâm đến việc ăn chay, không chỉ có vai trò trong việc giảm cân mà còn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu các bệnh về mỡ máu. Một trong những mối quan tâm được nhiều người thắc mắc đó là người bị tiểu đường nên ăn chay như thế nào, có chế độ ăn chay đặc biệt gì cho bệnh nhân tiểu đường hay không?

1. Ăn chay phân biệt với ăn kiêng như thế nào?

Ăn chay cần phân biệt rõ ràng với ăn kiêng, bởi trong chế độ ăn kiêng có những món ăn người dùng điều chỉnh tùy theo cân nặng và sở thích của mỗi người, có những món phải giảm lượng nhưng có những món tuyệt đối không được ăn. 

Còn ăn chay là ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có thể thay đổi linh hoạt theo loại thức ăn, có thể chia thành 4 nhóm cơ bản như sau: chay tuyệt đối, hoàn toàn dùng thức ăn thực vật; chay có sữa; chay có sữa, trứng và chay linh hoạt hay chay tương đối, thỉnh thoảng có ăn thêm thịt, cá…

Đa phần người ăn chăn thiên về dùng dầu thực vật, tuy nhiên trong dầu thực vật không có axit béo omega-3 (chỉ có trong các loại cá). 

Đối với người bình thường, việc thay đổi khẩu phần ăn từ chế độ ăn bình thường sang chế độ ăn chay thường gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất do mùi vị của ăn chay khác với các món ăn mặn, thứ hai nhanh bị chán, khó thay đổi các món với nhau. 

Người bị tiểu đường ăn chay như thế nào?

Về vấn đề hàm lượng chất dinh dưỡng, chế độ ăn chay có trứng – sữa không khác nhiều với những người ăn thịt bình thường. Tuy nhiên, đối với một số người theo trường phái ăn chay hoàn toàn không ăn thịt động vật, cần chú ý chọn các loại thức ăn vừa ngon vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Nói cách khác, ăn chay có thể là chế độ ăn có dinh dưỡng cao hơn bất kỳ cách ăn uống nào khác. Đó có thể là một trong những cách ăn uống lành mạnh nhất, bởi vì chúng ta đều biết thực phẩm từ thực vật có chứa chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

2. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn chay không?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường dùng để chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, bị tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Nếu bị tiểu đường, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết, các chỉ số đi kèm như huyết áp, cân nặng để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường có rất nhiều, tuy nhiên một trong vấn đề thường gặp nhất chính là chế độ ăn uống không khoa học, chế độ vận động ít, kèm theo đó là một số thói quen sinh hoạt không tốt. 

Theo một số báo cáo, ăn chay là một trong những lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Ăn chay giúp ngăn ngừa và phòng tránh các nguy cơ của bệnh tiểu đường, việc ăn chay giúp tinh bột và calo không bị quá hạn chế nhưng vẫn đẩy mạnh quá trình giảm cân và giúp hạ nồng độ A1C của người tham gia.

Người bị tiểu đường ăn chay như thế nào?

Bên cạnh đó, ăn chay giúp cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, ít chân béo, không có cholesterol, lượng chất này giúp người bệnh cảm giác no nhiều hơn. Khi nạp vào cơ thể nhiều hơn 50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường huyết trong máu của bạn có khả năng giảm xuống.

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu tại Mỹ và Canada để kiếm chứng việc thực hiện các chế độ ăn kiêng và ăn chay khác nhau. Theo kết quả thu được, trong 100 bệnh nhân chia thành 2 nhóm như trên có 43% số người theo chế độ ăn chay đã có thể dừng hẳn việc phải uống insulin hoặc giảm liều lượng so với 26% ở những người ăn kiêng.

Những người ăn chay cũng đã giảm được trung bình 6,5 kg so với người ăn kiêng giảm được 3,1kg. Chỉ số đường và cholesterol trong máu của những người ăn chay cũng giảm nhiều hơn so với người ăn kiêng.

Ăn chay có khả năng giảm các biến chứng tiểu đường vì vậy được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng. 

3. Những lưu ý đối với người bệnh tiểu đường khi ăn chay

Có một lưu ý quan trọng là người bị bệnh tiểu đường phải ăn đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, axit béo, sắt, kẽm, iốt, canxi và vitamin D và B-12 cho dù áp dụng chế độ ăn chay. Protein rất cần thiết cho việc xây dựng khối cơ trong cơ thể, chức năng của amino, chống lại bệnh tật và chữa bệnh.

– Không được áp dụng ăn chay cho thuốc hằng ngày

Ăn chay là một phương pháp để hỗ trợ chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe, không phải là thuốc vì vậy ngay cả khi áp dụng ăn chay, người bệnh cũng không được phép thay thế thuốc. Người bị tiểu đường phải tiếp nhận điều trị như bình thường và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, kiếm tra các chỉ số đường huyết thường xuyên. 

– Vẫn phải bổ sung các chất vi lượng cần thiết

Việc ăn chay có liên quan đến bổ sung các chất dinh dưỡng vào cơ thể chính vì vậy, mặc dù áp dụng chế độ ăn chay, tuyệt đối không được bỏ qua các chất vi lượng như vitamin B12 (có nguồn từ động vật), vitamin Dcanxi (rất cần cho trẻ em đang lớn và người già, loãng xương), chất sắt và kẽm (các axit phytic, oxalic, tannic… trong thực vật sẽ cản hấp thu sắt).

– Nên ước tính hàm lượng protein mà bạn tiêu thụ

Theo tính toán, mỗi ngày bạn cần phải bổ sung đủ lượng protein khoảng 20 -30gr, vì vậy nên chọn các loại có calo như các loại hạt, vừa có đủ lượng chất béo vừa tốt cho bệnh tiểu đường. 

– Thực hiện đúng cách ăn chay sẽ cho hiệu quả tốt hơn

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh là ăn chay sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng chỉ khi bạn thực hiện đúng cách và không thay thế thịt bằng các sản phẩm chay giàu chất béo hoặc đã qua chế biến.

Cho dù áp dụng chế độ ăn chay như thế nào, tốt nhất người bệnh nên xin tư vấn của bác sĩ và lên thực đơn cụ thể cho từng bữa ăn. 

Bạn đang xem bài viết: “Người bị tiểu đường ăn chay như thế nào?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Guelph và Đại học Toronto...
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Một phụ nữ 59 tuổi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng để điều...
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến...
Chú trọng vào thứ tự ăn giúp đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm cân
Viện nghiên cứu y học Kansai Electric Power đã công bố kết quả nghiên...
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản đã đưa ra kiến nghị kêu gọi...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Chú trọng vào thứ tự ăn giúp đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm cân
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường