Ăn các loại hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard đã công bố khi áp dụng chế độ ăn 14g hạt mỗi ngày có thể giúp giảm cân và ngăn ngừa nguy cơ béo phì. 

1. Các bữa ăn thay thế đồ ăn vặt bằng các loại hạt

Trên thực tế, có rất nhiều người tăng cân dần theo tuổi tác. Trung bình mỗi năm ở Mỹ, người trưởng thành tăng 1 pound (khoảng 0,5 kg). Khi trọng lượng cơ thể tăng từ 2,5 – 10 kg, các nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2 tăng đáng kể.

Theo nghiên cứu trên, thay thế các thực phẩm không lành mạnh như thịt chế biến, khoai tây chiên bằng 14gr hạt mỗi ngày được xem như phương pháp đơn giản giúp giảm cân nặng tăng lên theo tuổi tác. Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt phỉ và hạt dẻ cười rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, các loại hạt này lại chứa nhiều chất béo và có hàm lượng calo cao, nên chưa từng được xem xét trong chế độ ăn kiểm soát cân nặng.

Ăn các loại hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 1
Nên thay thế một số bữa ăn và sử dụng các loại hạt nhiều hơn (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng chất lượng thực phẩm có vai trò quan trọng như số lượng thức ăn trong các bữa. Tại Hoa Kỳ, lượng tiêu thụ hạt đang tăng dần trong vòng 20 năm gần đây. Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến vấn đề kiểm soát cân nặng ở Mỹ.

2. Ăn nhiều hạt giúp hạn chế việc tăng cân

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát về cân nặng, chế độ ăn và mức độ hoạt động thể chất trên 51529 nam giới (40~75 tuổi) tham gia vào nghiên cứu “Health Professionals Follow-up Study”, 121.700 phụ nữ (35~55 tuổi) tham gia Nghiên cứu “Nurses’ Health Study” và 116686 phụ nữ (24~44 tuổi) tham gia Nghiên cứu “Nurses’ Health Study 2”. Các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi hơn 20 năm và cứ sau 4 năm, những người tham gia được hỏi về cân nặng, số lượng và tần suất ăn các loại hạt. 

Ngoài ra, các chuyên gia cũng điều tra và quy đổi lượng vận động trung bình hàng tuần của các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, quần vợt và làm vườn,…sang chỉ số phản ánh cường độ vận động là “METs.h”.

Những người tham gia mỗi năm tăng trung bình 0,32kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều các loại hạt trong một thời gian dài sẽ làm giảm sự gia tăng của cân nặng về lâu dài và nguy cơ bị béo phì (chỉ số BMI trên 30). Hơn nữa, nếu tăng lượng hạt tiêu thụ lên 14g (một nửa khẩu phần) mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ tăng hơn 2kg trong 4 năm và nếu tăng lượng hạt óc chó thêm một nửa khẩu phần mỗi ngày giúp giảm 15% nguy cơ béo phì.

3. Giảm 16% nguy cơ béo phì với 14g hạt mỗi ngày

Khi thay thế các loại đồ ăn vặt như sô cô la, bánh ngọt, bánh nướng và bánh rán, thịt chế biến và ngũ cốc tinh chế bằng các loại hạt có thể giảm tăng cân nặng từ 0,41 – 0,70kg trong 4 năm. Nếu tăng lượng hạt ăn dưới 14g mỗi ngày giúp giảm 0,74 kg cân nặng và hạn chế nguy cơ tăng cân và giảm 16% nguy cơ béo phì. Nếu tăng thêm hơn 14g lượng hạt mỗi ngày sẽ giúp làm giảm 23% nguy cơ bị tăng thêm 5kg và nguy cơ béo phì.

Tích cực ăn các loại hạt có thể giảm nguy cơ béo phì (Ảnh: Internet)

Các loại hạt là thực phẩm cần phải nhai lâu và nhai kỹ nên ăn nhiều hạt cũng có thể làm giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, hạt cũng chứa nhiều chất xơ giúp duy trì cảm giác no. Chất xơ có trong các loại hạt làm chậm tốc độ hấp thụ chất béo trong ruột. Ngoài ra, vì nó chứa nhiều axit béo không bão hòa, nó có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể và giúp tiêu thụ năng lượng trong cơ thể khi nghỉ ngơi.

4. Ăn các loại hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường

Năm 2018, Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard cũng đã công bố một nghiên cứu cho thấy thói quen ăn các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Cụ thể: Những người ăn 5 khẩu phần hạt mỗi tuần có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giảm 17%, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành giảm 20%, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch giảm 34 % và tỷ lệ tử vong chung giảm 31% so với những người ăn ít hơn 1 khẩu phần mỗi tháng.

Những người thay đổi thói quen ăn uống, bắt đầu ăn các loại hạt sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 11%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành giảm 15%, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm 25% và nguy cơ tử vong chung giảm 27% so với những người không thay đổi thói quen ăn uống.

Chế độ ăn “Junk food” bao gồm bánh quy, khoai tây chiên bằng các loại hạt là một chế độ ăn uống rất dễ thực hiện, giúp ngăn ngừa việc gia tăng cân nặng theo tuổi tác và giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều các loại hạt này rất thân thiện với trái đất của chúng ta. Bằng cách thay thế nguồn protein từ thực phẩm động vật bằng thực phẩm thực vật có thể tạo ra một hệ thống thực phẩm bền vững trên quy mô toàn cầu. 

Bạn đang xem bài viết:Ăn các loại hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu lượng tinh...
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Lựa chọn thức ăn thích hợp để ăn khi bạn bị bệnh tiểu đường...
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Béo phì là nguyên nhân làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Bệnh tiểu đường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” đồng thời nằm...
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
Thói quen kéo dài thời gian ngủ trưa đã được công bố là tăng...
Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?
Chế độ ăn uống là điều quan trọng mà bệnh nhân tiểu đường luôn...
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường