Chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Danh mục nội dung
1. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn những loại thực phẩm nào?
Các loại thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường hiểu đơn giản đây là những thực phẩm có thể dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện.
Do trong điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống, sẽ có hướng dẫn về lượng calo từ bác sĩ. Vì vậy để có thể thực hiện chế độ ăn uống trong phạm vi hướng dẫn này, bệnh nhân cần lưu ý những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và hàm lượng calo cao.
Bạn đọc cũng nên chú ý những loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
2. Những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần chú ý
Tốc độ tiêu hóa của mỗi loại thực phẩm khác nhau, nhưng “chỉ số GI” là chỉ số biểu thị tốc độ tiêu hóa nhanh. Chỉ số này cao biểu thị lượng đường trong máu tăng nhanh chóng sau bữa ăn nên cần đặc biệt chú ý.
Ví dụ, carbohydrates tinh chế, gạo trắng, udon, bánh mì làm từ bột tinh chế,…Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh những thực phẩm này càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra cũng cần chú ý về đồ ăn chiên rán như tôm chiên. Do lớp vỏ chiên sử dụng bánh mì vụn và bột mì, khi lớp vỏ này chiên trong dầu sẽ khiến món ăn có hàm lượng calo cao.
Ngay cả về đồ uống, nên chọn nước hoặc trà đơn giản và tránh uống nước ngọt có nhiều đường.
Có nhiều loại thực phẩm khác mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý, danh sách dưới đây sẽ tổng hợp khái quát về các loại thực phẩm này.
Bài viết liên quan:
3. Danh sách những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý
Các loại hải sản | Món trộn, thực phẩm nấu ngọt với đường và xì dầu, đồ hộp đã ướp gia vị
=> Đặc biệt trong món trộn không chỉ có hải sản mà còn chứa lượng muối lớn gây nguy cơ dư thừa muối. Để phòng ngừa tăng huyết áp, nên điều độ hấp thụ dưới 6g một ngày. |
Các loại thịt | Đồ hộp đã ướp gia vị
=> Trong nhóm thực phẩm này, lượng muối cũng là vấn đề cần lưu ý. Đồ ăn đã ướp gia vị thường có nhiều muối và vì đây là thực phẩm đã qua chế biến nên vấn đề về chất phụ gia cũng đáng lo ngại. Vì vậy khi muốn ăn thịt, hãy chọn mua thịt tươi và tự mình chế biến. |
Các loại rau | Ngó sen, bí ngô, đậu fava, ngô, cây hoàng tinh, cà rốt (điều độ), củ bách hợp, dưa hầm nước sốt ngọt
=> Có thể nhiều người nghĩ rằng các loại rau rất tốt cho sức khỏe và dễ ăn dù là trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường, tuy nhiên trong rau chứa nhiều lượng muối. Ví dụ như trong ngó sen, bí ngô,…Đặc biệt trong món dưa hầm nước sốt ngọt chứa rất nhiều đường nên cần lưu ý khi ăn món này. |
Các loại đậu | Bột đậu nành rang, đậu đỏ, đậu tương (đậu rang), đậu thận (đậu pinto, đậu tây đỏ…)
=> Các loại đậu thường chứa nhiều protein nhưng đồng thời cũng chứa nhiều chất béo. Nếu ăn quá nhiều đậu khiến lượng chất béo hấp thụ quá nhiều nên cần chú ý lượng ăn vừa đủ. |
Các loại khoai | Khoai lang, khoai môn, khoai từ, khoai tây, malony, bột vụn, miến, sắn dây, tinh bột ngô, tinh bột khoai tây
=> Lượng đường lớn trong nhóm thực phẩm này là một vấn đề đáng lo trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Để tránh ăn quá nhiều, cần điều chỉnh lượng ăn thích hợp. |
Các loại ngũ cốc | Gạo (cơm, mochi), kiều mạch, lúa mì (mì, bánh mì, bánh bao, bột mì), bún gạo, bánh bột ngô
=> Trong carbohydrates cũng chứa rất nhiều tinh bột. Do đó cũng giống như nhóm các loại khoai, nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm loai này. |
Các loại hạt | Cây bạch quả, hạt dẻ, hạt sen, hạt dẻ ngựa, bơ đậu phộng
=> Các loại hạt có vai trò trong việc cải thiện chỉ số mỡ máu, tuy nhiên khi ăn quá nhiều có thể khiến lượng chất béo hấp thụ trở nên quá nhiều. |
Rong biển | Thực phẩm nấu ngọt với đường và xì dầu
=> Thực phẩm nấu ngọt với đường và xì dầu có chứa nhiều đường và muối. Hai gia vị này là điều tối kỵ trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường. |
Các loại hoa quả | Dâu tây, táo, cam mùa hè, quả biwa, bơ ( cố gắng hạn chế các loại trái cây khác nói chung), trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, nước trái cây
=> Các loại hạt có vai trò trong việc cải thiện chỉ số mỡ máu, tuy nhiên khi ăn quá nhiều có thể khiến lượng chất béo hấp thụ trở nên quá nhiều. |
Các chế phẩm từ sữa | Sữa chua có đường, sữa
=> Nhóm thực phẩm này rất cần thiết trong việc bổ sung canxi cho cơ thể nhưng vấn đề đáng lo ngại đó là lượng chất béo. Để tốt cho sức khỏe nên tránh ăn và uống quá nhiều. Trong sữa chua có đường chứa lượng đường khá lớn. |
Gia vị | Miso ngọt (miso trắng), sốt cà chua, hạt nêm, dầu hào, sốt Worcestershire, sốt Tonkatsu, tương ớt, sốt thịt nướng, dấm cam Ponzu, gia vị hương vị hạt, sốt cà ri · băm · hầm, bã rượu, mật ong, đường
=> Trong những gia vị để nêm nếm đồ ăn, muối và đường được sử dụng nhiều hơn mọi người nghĩ. Do trong đó cũng chứa nhiều chất béo nên những người thích vị đậm đà nên chuyển sang vị nhẹ hơn. |
Đồ uống ưa chuộng | Bia, happoshu, rượu tinh chế, rượu vang (nên hạn chế rượu vang đỏ), rượu trắng, rượu mơ
=> Chắc hẳn ai cũng biết rằng đồ uống có cồn gây ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu. Bởi các loại đồ uống này chứa rất nhiều đường, tốt nhất nên ngừng uống rượu nếu có thể. Tuy nhiên, ngừng uống ngay rất khó, nên trước tiên hãy cố gắng giảm lượng uống. Hãy uống đồ uống không cồn và đồ uống có cồn với lượng đường thấp. |
Bánh kẹo | Bánh kẹo chứa đường, bánh kẹo từ gạo, các loại snack
Nước giải khát khác (nước uống thể thao, nước trái cây 100%) => Bất kỳ loại kẹo nào cũng chứa nhiều đường. Đây là loại thực phẩm cần xem xét đầu tiên trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường.. Ngoài ra, không chỉ bánh kẹo mà trong nước giải khát cũng có chứa đường nên cần đặc biệt chú ý. |
Bài viết liên quan:
4. Điều quan trọng là cần nắm rõ những loại thực phẩm nên chú ý
Nếu nắm rõ các loại thực phẩm cần chú ý thì cũng có thể biết những thực phẩm có thể ăn thoải mái. Không chỉ biết rõ về các loại thực phẩm mà còn có thể thay đổi cách ăn uống.
– Điều cơ bản là đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính vào sáng, trưa, tối và hạn chế ăn vặt.
– Khi uống trà, cà phê, nên cố gắng không bỏ đường, nếu muốn dùng đường thì nên sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo để thay thế.
– Khi ăn trưa ở công ty, hãy mang theo cơm hộp tự làm. Cơm hộp tự làm có thể hạn chế lượng calo hơn nhiều so với cơm hộp mua ở cửa hàng tiện lợi.
– Chú ý những thực phẩm có hàm lượng calo cao như bơ, margarine, nước sốt, đồ chiên xào.
– Nếu hương vị có xu hướng đơn điệu, việc ăn uống sẽ trở nên thú vị hơn bằng việc thay đổi gia vị, hương liệu, thảo dược,… Hãy hấp thụ chất xơ từ rau, rong biển, gạo lứt, lúa mì, nấm,…·
– Những người thường xuyên dùng quá nhiều món chính nên chú ý đến lượng món ăn phụ.
Trên đây là những điểm cần chú ý về việc ăn uống. Hãy nhận thức rõ về thực phẩm không nên ăn và suy nghĩ về bữa ăn của bạn.
Rất khó để xác định thực phẩm nào tốt và tính toán lượng calo cần thiết để lên thực đơn ăn uống hàng ngày. Vì vậy những thay đổi về thực đơn sẽ ít hơn, bản thân người ăn cảm thấy mệt mỏi và khó tận hưởng bữa ăn một cách trọn vẹn.
4.1 Nên tránh đồ uống có cồn và bánh ngọt
Do một lượng nhỏ kẹo và bánh ngọt thường chứa hàm lượng calo cao, bạn không nên ăn nhiều. Trứng, bột mì, bơ, sữa,…được sử dụng trong các loại đồ ngọt nướng như bánh xốp và bánh madeleine, kem và socola dùng để làm lớp phủ đều không tốt đối với lượng đường trong máu.
Với đồ uống có cồn, lượng đường trong máu bị ảnh hưởng bởi cồn và sự trao đổi chất cồn.
Mặc dù người ta nói rằng hấp thụ lượng vừa phải là tốt, nhưng cần lưu ý vì nếu hấp thụ quá nhiều làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh và nếu xuất hiện thêm rối loạn tuyến tụy và rối loạn gan thì bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát.
Đối với những người có kiểm soát đường huyết tốt và không có biến chứng của bệnh tiểu đường, có thể uống bình thường nếu chú ý về lượng và món nhậu.
Những người bị bệnh tiểu đường nếu thích rượu nên dùng “đồ uống không cồn”. Những đồ uống này không chứa cồn, áp lực lên các cơ quan như gan bị giảm xuống. Một số loại đồ uống có thể chứa đường và tất nhiên là không tốt nếu uống quá nhiều. Tuy nhiên, so với đồ uống có cồn làm tăng mức acid uric như bia, có thể cai rượu bằng cách chuyển sang dùng loại đồ uống không cồn ít gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
4.2 Đồ uống không cồn là gì?
Đồ uống không cồn là “đồ uống có vị cồn” nhưng không chứa cồn. Thoạt nhìn có vẻ rất phức tạp, nhưng nếu lượng cồn pha trộn là 0,05% hoặc ít hơn, đó là đồ uống không chứa cồn.
Dù có lượng cồn rất nhỏ 0.05%, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn quy định có thể được viết là “Alc 0.00%” hoặc “không cồn”, và có thể sử dụng như một thức uống giải khát tại Nhật Bản.
Khi đến siêu thị và cửa hàng tiện lợi, đồ uống không cồn được bày bán tại quầy đồ uống có cồn. Nhưng theo phân loại không phải là rượu mà là đồ uống giải khát, nên có thể nhận thấy điểm tương đồng với nước trái cây.
4.3 Những loại đồ uống không cồn mà người bị bệnh tiểu đường nên dùng
– Rượu vang không cồn
Đúng theo tên gọi, đây là một loại đồ uống không cồn có vị như rượu vang. Giống như rượu vang bình thường chứa cồn, loại đồ uống này có thể thưởng thức với thịt và cá. Đây là một loại rượu không cồn dành cho những người uống nhiều rượu cần một ngày để tuyến tụy được nghỉ ngơi và tái tạo tế bào cũng như loại rượu được khuyến cáo cho những người đang điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống. Loại đồ uống thích hợp cho việc đổi gió và tạo chút không khí cũng như khi chán trà và nước.
VINTENSE Merlot
Đây là loại rượu tinh túy đã loại bỏ cồn. Rượu có nồng độ cồn 0.0%nên có thể an tâm khi uống.
– Rượu vang (sparkling wine) nổ không cồn/ Champagne không cồn
Đây là đồ uống loại bỏ cồn rượu táo và hoàn thiện với hương vị champagne. Đồ uống không cồn có thể sử dụng trong các tình huống khác nhau, như khi ăn mừng hoặc khi muốn tuyến tụy được nghỉ ngơi.
Rượu vang nổ không cồn Celeble
Là loại rượu vang sủi không cồn tinh túy sử dụng nước ép nho của loại rượu vang trắng lên men bằng một phương pháp sản xuất không cồn.
– Những điểm lưu ý khi chọn đồ uống không cồn
Những người đang điều trị bệnh tiểu đường cần lưu ý những điểm sau khi lựa chọn đồ uống không cồn.
+ Chọn những loại đồ uống không chứa đường
Điểm cần lưu ý đặc biệt khi chọn đồ uống là “lượng calo bằng 0” và “lượng đường bằng 0”. Ví dụ, những loại đồ uống có hàm lượng năng lượng <5 kcal trên 100 ml được gọi là lượng calo bằng không.
Đồ uống không đường là đồ uống có lượng đường <0,5g trên 100 ml, dù trên đồ uống ghi 0 kcal, nếu uống càng nhiều thì lượng calo hấp thụ càng nhiều. Bởi ngay cả khi trên đồ uống viết là 0 nhưng không hẳn là sẽ không có chất đó. Và vì trong một lượng nhỏ cũng chứa rất nhiều đường, cần chú ý hấp thụ đường vào cơ thể mà không biết.
+ Cần chú ý không uống quá nhiều
Việc uống quá nhiều không chỉ dẫn đến việc tăng lượng calo và đường hấp thụ, còn gây nguy cơ cản trở sự điều độ ăn uống như gây tăng cân. Không được vì nghĩ đây là đồ uống không cồn, không gây say, không gây béo mà lạm dụng quá nhiều, cần chú ý khi sử dụng.
+ Chú ý về chất purin
Trong trường hợp những người có acid uric cao, hãy chú ý đến purin chứa trong bia không cồn. Nếu hấp thụ quá nhiều purin, có thể gây ra các triệu chứng tương tự bệnh tiểu đường, bệnh gút.
Bài viết liên quan:
4.4 Thứ tự ăn uống có quan trọng không?
Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường là thay đổi món ăn và kiểm soát lượng ăn.
Từ trước đến nay, chế độ ăn uống cho người tiểu đường đặt trọng tâm là hấp thu năng lượng, lượng đường, lượng protein, lượng chất béo thích hợp và cân bằng dinh dưỡng phù hợp theo từng tình trạng bệnh và lối sống. Tuy nhiên, rõ ràng sự biến đổi việc tiết hormon như insulin và lượng đường trong máu tùy thuộc vào không chỉ việc ăn bao nhiêu mà còn là ăn thế nào.
Vì vậy bên cạnh việc suy nghĩ ăn gì thì cần suy nghĩ về thứ tự ăn uống như thế nào là tốt.
– Ăn rau trước
Về thứ tự ăn uống, đầu tiên nên ăn rau. Việc ăn rau đầu tiên sẽ giúp ngăn lượng đường trong máu tăng nhanh và ngày nay gọi là “vege first”.
Khi ăn rau đầu tiên, lượng đường trong máu sau 30 phút đã giảm từ 217 ± 40 mg/dl xuống 172 ± 31 mg/dl (p<0,01), và sau 60 phút, lượng đường trong máu giảm từ 208± 56 mg/dl xuống 187 ± 41 mg/dl. Lượng insulin bị ức chế đáng kể sau 30 phút và sau 60 phút. Từ những kết quả này, người ta nói rằng việc hướng dẫn thứ tự ăn uống trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường là quan trọng.
– Hấp thụ carbohydrate là cuối cùng
“Vege first” có nghĩa là ăn rau đầu tiên, tương tự “Carbo last” có nghĩa là hấp thụ đường cuối cùng. Hãy ăn các thực phẩm chính trước và hấp thụ carbohydrate cuối cùng.
4.5 Giảm lượng ăn uống một cách tự nhiên
Đối với người hay ăn, rất khó để giảm lượng bữa ăn. Mặc dù thứ tự ăn uống quan trọng hơn việc ăn những gì, nhưng nên tránh hấp thụ quá nhiều calo bằng việc ăn quá nhiều. Nếu giảm lượng ăn ít đi, sẽ tạo cảm giác không thỏa mãn việc ăn uống. Nên tránh nhịn ăn và kiềm chế sự thèm ăn của bản thân.
Nếu cố gắng ăn bắt đầu từ rau và ăn carbohydrate sau cùng có thể mang lại cảm giác no bụng ở một mức độ nào đó. Kết quả là, ngay cả những người luôn ăn một bát cơm đầy mỗi lần cũng có thể bỏ lại bớt cơm. Điều này có nghĩa là không thể giảm lượng ăn, chỉ giảm lượng carbohydrate hấp thụ. Vì rau có lượng calo thấp nên có thể ăn nhiều. Ngoài ra rau còn có ưu điểm có thể hạn chế lượng calo nếu duy trì mức độ hấp thụ ổn định.
4.6 Cần chú ý về gia vị
Ngoài việc tuân theo trình tự ăn rau đầu tiên và ăn carbohydrate sau cùng, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý một vấn đề nữa đó là gia vị. Ví dụ, trường hợp bệnh nhân nghĩ rằng ăn rau đầu tiên là tốt và chọn ăn salad, nhưng salad sẽ được chế biến từ rau và nước sốt nên việc ăn rau trước chẳng phải là không có ý nghĩa gì sao.
Đường có rất nhiều trong gia vị, hãy chú ý về hàm lượng chất béo trong nước sốt. Bệnh nhân không cần thiết phải giảm lượng ăn uống hay ăn đồ ăn mình không thích, tuy nhiên cần chú ý không sử dụng quá nhiều gia vị.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Chế độ ăn uống cho người tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
https://kienthuctieuduong.vn/