Bệnh tiểu đường có ăn được hạt điều không?

Cỡ chữ:
A A
Trong bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một loại thực phẩm quen thuộc được nhiều người yêu thích và giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường ăn được hạt điều không?”.

Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, việc kiểm soát ăn uống đóng vai trò quan trọng, nếu đảm bảo được chế độ ăn cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đường huyết sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì, đặc biệt là luôn cho rằng ăn ở mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng gì. 

1. Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng như các loại bệnh khác, không có một nguyên tắc cố định nào trong việc ăn uống hằng ngày bởi hầu hết đều phụ thuộc vào tình trạng, mức độ ảnh hưởng của từng bệnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được các bác sĩ khuyến khích áp dụng sẽ đảm bảo được mục tiêu điều trị, đồng thời phù hợp với sở thích ăn uống và thói quen của mỗi bệnh nhân.

Trước khi tìm hiểu tiểu đường hạt điều được không hay người tiểu đường có ăn được hạt điều không, bệnh nhân cần nắm rõ các mức độ ăn cần thiết, danh sách các món ăn kiêng và nên ăn. Các hướng dẫn về dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường đều nhấn mạnh việc kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm bớt các nguy cơ về tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường có ăn được hạt điều không? 1
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý trong ăn uống để đảm bảo sức khỏe (ảnh: Internet)

Ngoài ra, có một số nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

– Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa, tránh làm đường huyết tăng đột ngột. 

– Không nên thay đổi chế đô ăn quả nhanh cũng như khối lượng các bữa ăn trong ngày. 

– Tốt nhất nên vận động sau khi ăn, không nên ngồi, nằm, ưu tiên các bài tập thể dục nhẹ nhàng đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị. 

2. Các nhóm dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Có 4 nhóm chính cung cấp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường đó là: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu; nhóm rau, quả; Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm; Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột. Mỗi nhóm sẽ có những quy định và cách chọn lựa thực phẩm riêng, bởi mặc dù là có các món ăn thuộc các nhóm có lợi cho bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu không nắm rõ các nguyên tắc chắc chắn việc điều trị chỉ số đường huyết sẽ gặp khó khăn. 

2.1. Các loại dầu mỡ và hạt có dầu

Đây là nhóm thực phẩm có khả năng cung cấp chất béo, nạp năng lượng cho cơ thể, và tăng khả năng hấp thu vitamin tan trong giàu. Chính vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên tích cực ăn các thức ăn thuộc nhóm này như dầu đậu nành, vừng, oliu. Chúng chứa các chất axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể. 

2.2. Các loại rau quả

Nhóm các thực phẩm từ rau quả có đầy đủ chất xơ, vitamin, acid amin, chất khoáng… đặc biệt ăn các loại rau quả chín, ưu tiên các món trộn salad tổng hợp, các loại kết hợp với ngũ cốc. Hằng ngày nên tăng cường rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh, mướp đắng, tảo. 

2.3. Các loại sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng

Thức ăn thuộc nhóm này sẽ cung cấp chất đạm, phốt pho, sắt và vitamin… tuy nhiên nếu bị béo phì, nên hạn chất các phần có mỡ, bỏ da, tăng cường các thực phẩm có chất đạm thực vật như đậu phụ, sữa đậu nành không đường. 

Bệnh tiểu đường có ăn được hạt điều không? 2
Các loại sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm rất tốt cho bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

2.4. Các loại ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột

Đây là các thực phẩm giàu các chất đường bột, không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể.  Mặc dù vậy nên hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.

Căn cứ vào một số gợi ý trên, vậy tiểu đường ăn hạt điều được không và hạt điều có tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường không? Để trả lời cho vấn đề này, chúng ta nên tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại hạt này.

3. Hạt điều có giá trị dinh dưỡng gì và người bị tiểu đường có thể ăn hạt điều được không?

3.1. Các giá trị dinh dưỡng trong hạt điều

Hạt điều có chứa protein, lipid đơn không béo, các chất khoáng quan trọng mà cơ thể cần. Đặc biệt trong đó thành phần phốt pho cần cho sự phát triển, magie tham gia vào nhiều chu trình chuyển hóa, trao đổi chất, Kali giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào, sắt đảm nhiệm vai trò ngăn ngừa thiếu máu.

Bên cạnh đó, hàm lượng lipid có trong hạt điều đa phần là các acid béo bão hòa, không chứa thành phần cholesterol giúp kiểm soát cân nặng, đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình ăn kiêng. 

Hạt điều còn chưa chứa vitamin E với rất nhiều công dụng, phù hợp cho việc ăn kiêng, giảm nguy cơ tim mạch cho người cao tuổi. Thành phần này còn là yếu tố giúp chống oxy hoá mạnh mẽ và hỗ trợ quá trình trao đổi lipid.

Bệnh tiểu đường có ăn được hạt điều không?
Tiểu đường ăn được hạt điều không? (ảnh: Internet)

3.2. Hạt điều dùng để chữa các bệnh gì?

Hạt điều giúp điều trị ung thư: Trong hạt điều có chứa proanthocyanidins, đây là loại flavanol có thể ngăn chặn các tế bào ung thư tái sản xuất và tiêu diệt tế bào ung thư. Một số báo cáo cho thấy hàm lượng đồng cao trong hạt điều cũng giúp tránh khỏi các gốc tự do cũng như cung cấp nguồn phytochemical và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Hạt điều giúp cải thiện chức năng não: Vì là loại hạt có giàu chất omega và magie nên thường được sử dụng hỗ trợ làm tăng oxy lên não. Nhân điều giúp cải thiện trí nhớ do chứa chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Các dưỡng chất có trong nhân điều giúp bạn minh mẫn hơn, đặc biệt khiến não bộ suy nghĩ tích cực chống bệnh trầm cảm.

Hạt điều rất tốt cho tim mạch: Theo nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí của Tổ chức Dinh dưỡng Anh Quốc Nutrition.org.uk phát hiện trong nhiều loại thực vật có chứa chất chống oxi hóa trong đó có hạt điều. Ngoài ra, magiê trong nhân điều có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các cơn đau tim. 

3.3. Bệnh tiểu đường có ăn được hạt điều không?

Đây là một vấn đề được quan tâm bởi hạt điều có vị bùi, dễ ăn và được rất nhiều người yêu thích. Nhiều người băn khoăn tiểu đường ăn được hạt điều không nên còn e ngại khi lựa chọn loại thực phẩm này.

Theo nghiên cứu,  trên 100g nhân điều có khả năng cung cấp được 550-600 Kcal, đây là con số tương đối lớn so với các nhóm thực ăn như thịt, ngũ cốc. Thành phần đạm của hạt điều lên đến 18 – 20%, tương đương với đạm trong thịt cá. Ngoài ra trong hạt điều còn có axit béo Oleic (chất béo có lợi cho tim mạch) vì vậy các nhà khoa học khuyến nghị nên dùng hạt điều như một nguồn cung cấp năng lượng để thay thế các chất béo bão hòa (chất béo “xấu”) hoặc thay thế nguồn bột đường trong chế độ người có rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch hay người bị đái tháo đường.   

Bên cạnh đó, hạt điều có nhiều chất béo ở tỷ lệ lý tưởng, so với các loại hạt khác như đậu phộng, quả hồ đào, hạnh nhân hay óc chó vì vậy có giá trị giảm cân cao. Có thể hạt điều như bữa ăn nhẹ rất có giá trị cho việc kiểm soát tăng cân vì chúng chứa nhiều năng lượng và chất xơ. Từ đây giúp hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường vì béo phì là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. 

Thông quan nghiên cứu chiết xuất thử nghiệm các bộ phận của cây điều GS. Pierre S. Haddad (khoa y, Đại học Montreal) đã đưa ra kết luận: “Trong số tất cả các chiết xuất thử nghiệm từ cây điều, chỉ có các thành phần từ hạt điều thúc đẩy đáng kể các tế bào cơ bắp hấp thụ lượng đường trong máu. Cho thấy rằng chiết xuất hạt điều có thể chứa các hoạt chất có tính năng chống bệnh tiểu đường.”

Có thể thấy, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn hạt điều vì đây là loại thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Như vậy, tiểu đường ăn hạt điều được không hay người tiểu đường có ăn được hạt điều không giờ đây không còn là nỗi lo của bệnh nhân tiểu đường nữa. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho việc điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường có ăn được hạt điều không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Vitamin E
Danh mục nội dungVitamin E là gì?Vitamin E có hiệu quả gì?Những loại thực...
Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng...
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Guelph và Đại học Toronto...
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
Đại học Y khoa Colombia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết...
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Một nghiên cứu quy mô lớn của người Nhật Bản đã chỉ ra rằng...
Cảnh báo về những triệu chứng đường huyết cao
Tình trạng đường huyết không ổn định, đường huyết tăng cao ở người bị tiểu...
Vitamin E
Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Cảnh báo về những triệu chứng đường huyết cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường