Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không? Lá ổi chữa tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A
Ổi là loại thực phẩm có chỉ số đường khá cao, người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không? Người tiểu đường có nên ăn ổi thường xuyên, ăn ổi có tốt cho người bị tiểu đường không? Tác dụng của quả ổi đối với bệnh tiểu đường sẽ được làm rõ tại bài viết dưới đây.

1. Giá trị sức khỏe tuyệt vời từ trái ổi

Ổi chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như: vitamin A, kali, đồng, mangan, folate, dồi dào vitamin C và chất xơ.

– Ổi chứa ít chất béo bão hòa, lượng cholesterol và natri thấp nên tốt cho tim mạch

– Ổi có chất chống oxy hóa cao, ăn ổi có thể phòng chống ung thư

Chiết xuất ổi được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã cho thấy chiết xuất ổi có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Có thể là do lượng chất oxy hóa mạnh có trong trái ổi có thể ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào (đây là một trong số những nguyên nhân gây ung thư). Tuy nhiên, việc nghiên cứu chiết xuất ổi lên các tế bào ung thư của người vẫn đang trong quá trình nghiên cứu thêm, nhưng đây là một hy vọng mới trong việc điều trị và phòng chống ung thư.

– Ăn ổi giúp giảm cân

Ổi là thực phẩm tốt có thể lựa chọn trong thực đơn giảm cân. Mỗi trái ổi cung cấp 12% lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày và chỉ chứa khoảng 37 calo. Do đó, ăn ổi giúp tiêu thụ lượng chất xơ, giúp no lâu và lượng calo hấp thu không quá nhiều.

Không giống như các món ăn vặt ít calo khác, ổi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó bạn vẫn có thể hấp thu nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Ổi là một trong số các loại trái cây giàu vitamin C nhất, một trái ổi có thể cung cấp gấp đôi lượng vitamin C khi ăn một quả cam. Vitamin C có vai trò quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng khuẩn và nâng cao sức đề kháng.

Người bị tiểu đường có nên ăn ổi không? 2
Ổi có nhiều lợi ích cho sức khỏe (ảnh: internet)

2. Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không?

Tác dụng của quả ổi với bệnh tiểu đường có thể giúp người bệnh tiểu đường hạ đường huyết an toàn:

– Nguồn chất xơ dồi dào giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao sau ăn

Chất xơ có vai trò ngăn chặn lượng đường trong máu tăng sau khi ăn, và làm giảm hấp thu cholesterol. Ổi là nguồn chất xơ dồi dào tương đối cao, cứ 100g ổi có đến 6g chất xơ, vì thế người tiểu đường có thể lựa chọn ăn ổi để kiểm soát lượng đường máu.

– Giảm tính kháng insulin ở người bệnh

Theo các nhà khoa học, hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B chiết xuất từ lá ổi mang lại tác dụng tích cực trong điều trị người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thêm vào đó, chiết xuất từ lá ổi hoặc quả ổi có thể giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

– Ổi có chỉ số tải đường huyết thấp 

Theo tiến sĩ Jonny Bowden _ 1 chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường, không phải chỉ chú ý tới chỉ số đường huyết của thực phẩm (chỉ số glycemic Index) mà còn phải chú trọng tới tải đường huyết của thực phẩm (chỉ số glycemic load). Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng những thực phẩm có chỉ số GI cao với điều kiện chỉ số GL của thực phẩm đó thấp. ỔI có GI = 78, nhưng tải trọng đường trong 100g ổi khá thấp, chiếm 4/40, vì thế người tiểu đường có thể ăn loại trái cây này.

Do đó, giải đáp câu hỏi: “Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không?”, “Ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không?” đó là “Người bệnh có thể ăn ổi”, tác dụng của quả ổi với bệnh tiểu đường có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý ăn ổi đúng cách để đem lại hiệu quả đối với bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường có nên ăn ổi không? 3
Người bị tiểu đường có nên ăn ổi không? Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không? (ảnh: Internet)

3. Người tiểu đường ăn ổi như thế nào?

Dù người bệnh tiểu đường có thể ăn được ổi, nhưng nếu ăn ổi không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.

– Nên gọt vỏ ổi

Chất tanin trong vỏ ổi là chất chống oxy hóa nhưng cũng có thể khiến người sử dụng bị táo bón. Vì vậy, người tiểu đường ăn ổi tốt nhất nên gọt vỏ.

– Không nên uống nước ép ổi

Ăn ổi nguyên quả giúp người bệnh tận dụng triệt để lượng chất xơ giúp cân bằng lượng đường và cholesterol trong máu, có lợi cho tình trạng bệnh. Bệnh nhân tiểu đường không nên uống nước ép ổi vì điều này có thể khiến tăng lượng đường trong máu.

– Không nên ăn ổi quá nhiều

Người tiểu đường có nên ăn ổi thường xuyên? Bệnh tiểu đường nên ăn ổi chừng mực, mỗi lần chỉ nên ăn 140g ổi chín (tương đương 2 quả ổi nhỏ). Mỗi ngày có thể ăn 2 lần vào các bữa ăn nhẹ, không nên ăn ngay sau bữa ăn chính, mỗi lần ăn nên cách nhau tối thiểu 6 tiếng.

– Chọn ổi đúng cách

Để tận dụng hết tác dụng của quả ổi đối với bệnh tiểu đường, bạn nên chọn những trái ổi chín, không dập nát, tránh ăn những quả ổi còn non và xanh. Trước khi ăn nên rửa sạch, ngâm nước muối, bỏ vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, lá ổi cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Cách đơn giản nhất bạn có thể làm là lấy lá ổi non nấu với nước uống hàng ngày.

Người bị tiểu đường có nên ăn ổi không? 4
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước ép ổi (ảnh: Internet)

4. Lá ổi chữa tiểu đường?

– Bài thuốc lá ổi chữa tiểu đường có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lá ổi hỗ trợ điều trị đái tháo đường thế nào? Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nutrition & Metabolism, tác dụng của lá ổi chữa tiểu đường là giúp giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bài viết giải thích rằng, lá ổi có thể làm giảm sự hoạt động của enzyme alpha-glucosidase (loại enzyme chịu trách nhiệm biến đổi thức ăn thành đường trong máu), từ đó bệnh nhân có thể giảm lượng đường trong máu.

Bài thuốc “Lá ổi chữa tiểu đường” là bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường hoàn toàn từ tự nhiên, nhưng lại có hiệu quả phù hợp tùy từng thể chất mỗi người. Để đảm bảo an toàn tới sức khỏe, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Và đối với người bệnh, việc kiểm soát ăn uống hay vận động là tiêu chí hàng đầu để kiểm soát bệnh tiểu đường.

– Cách sử dụng bài thuốc lá ổi chữa tiểu đường hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bài thuốc 1: Lấy lá ổi non sắc nước uống hàng ngày

Bài thuốc uống lá ổi chữa bệnh tiểu đường này có tác dụng kiểm soát tốt đường huyết.

– Nấu 100gr lá ổi non, rửa sạch, cho vào nồi nước sôi, đun trong vòng 5 phút, sử dụng nước sau khi đã bỏ lá.

– Uống hàng ngày, sau mỗi bữa ăn.

– Đối với lá ổi già hơn, dùng 30gr sắc nước để uống thay trà mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Sắc nước: lá ổi non + sa kê + đậu bắp tươi uống hàng ngày

Bài thuốc lá ổi chữa tiểu đường dùng lá ổi kết hợp với một số loại thực phẩm khác như sa kê, đậu bắp tươi cũng mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

– Chuẩn bị: 50gr lá ổi non, 100gr mỗi loại lá sa kê, đậu bắp tươi

– Rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi, lấy nước uống.

– Sử dụng hàng ngày.

Bài thuốc 3: Kết hợp lá ổi non + bạch quả + râu ngô

Bài thuốc có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

– Chuẩn bị: 15gr lá ổi non, 15gr bạch quả, 30gr râu ngôi

– Rửa sạch, cho toàn bộ vào nồi, đun sôi, sắc nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc 4: Bài thuốc lá ổi chữa bệnh tiểu đường kết hợp với lá ổi và dây thìa canh

Dây thìa canh cũng là một trong những loại cây có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Dùng 15gr lá ổi + 15gr cây dây thìa canh đun sôi, sắc nước uống mỗi ngày.

– Chú ý đối với tiểu đường thai kỳ

Bà bầu tiểu đường thai kỳ khi cân nhắc sử dụng bài thuốc sắc nước lá ổi chữa tiểu đường này cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người bị tiểu đường có nên ăn ổi không? 5
Bài thuốc lá ổi chữa tiểu đường hỗ trợ điều trị bệnh (ảnh: Internet)

Bài viết trên đây đã giải thích vấn đề “Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không?”, những chú ý đối với người tiểu đường khi ăn ổi đúng cách. Trái ổi là loại trái cây người tiểu đường có thể ăn và có tác dụng ổn định lượng đường máu. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường ăn ổi không phải là một phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, bệnh nhân luôn luôn phải tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị: ăn uống, tập luyện và điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Tình trạng tử vong của nhiễm toan ceton do đái tháo đường (tiểu đường)...
Tăng cân sau khi cai thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu với đối tượng là hơn 170.000 người ở Hoa Kỳ chỉ ra...
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa...
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Nhật Bản có tỷ lệ phụ nữ gầy cao nhất trong số các nước...
Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống
Trong điều trị tiểu đường, nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường phải tự...
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng “Các vi khuẩn đường ruột” cũng ảnh...
Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Tăng cân sau khi cai thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường