Người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không?

Cỡ chữ:
A A
Có một vài loại trái cây rất tốt cho người tiểu đường như dâu tây, bơ, chuối… Vậy ngoài các loại quả này ra, người bị bệnh tiểu đường có được ăn quýt không?

Xã hội ngày càng phát triển, chế độ ăn uống sinh hoạt của mỗi người ngày càng thay đổi kéo theo đó là hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm, một trong số đó là bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường được gọi với cái tên “kẻ giết người thầm lặng” lý do là bởi đây là căn bệnh khó nhận biết, người bệnh nếu không quan sát và theo dõi thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Trước khi tìm hiểu kỹ hơn tiểu đường ăn quýt được không, chúng ta hãy cùng liệt kê các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.

1. Người bị tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mạn tính, cụ thể là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đang sản sinh ra tính kháng insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Lúc này, cơ thể sẽ không nhận chuyển hóa các chất bột đường một cách hiệu quả, làm giảm năng lượng cung cấp hàng ngày, dần dần đường sẽ bị tích tụ dần trong máu, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không? 1
Người bị tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết (ảnh: Internet)

Người bị bệnh sau khi phát hiện bệnh cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết của mỗi người là không giống nhau, tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng… Có thể hiểu là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Và trong đó tiểu đường ăn quýt được không cũng có ảnh hưởng không nhỏ từ các chỉ số đường huyết của người bệnh. 

2. Phân loại các loại bệnh tiểu đường

Nếu lượng đường trong máu quá cao, thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác sẽ rút ngắn lại. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm lại khác nhau vì bệnh tiểu đường phân ra các loại khác nhau. Bao gồm: 

2.1. Tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1 chính là tự miễn, khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin để kiểm soát đường huyết, từ đó dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao. Theo báo cáo, tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan đến sự phơi nhiễm với virus và có thể liên quan đến di truyền.Tuy nhiên, không phải bố mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái chắc chắn sẽ bị bệnh.

Thời gian trước đây, loại bệnh này thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên nhưng gần đây lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá hơn.

2.2. Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 đa phần khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể người bệnh vẫn sinh ra  đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách. Khác với tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, thế nhưng các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm.

2.3. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở tuần thứ 24 của thai kỳ, nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng kháng insulin, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sẽ an toàn cho cả mẹ và con. Ngược lại có thể gây ra dị tật, dễ sảy thai, khó sinh. 

Người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không? 2
Tiểu đường thai kỳ cần được theo dõi liên tục (ảnh: Internet)

 Người bệnh tiểu đường nên tuân thủ phác đồ điều trị và nên thường xuyên khám tầm soát các biến chứng.

3. Bệnh nhân bị tiểu đường có được ăn quýt không?

Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn quýt được không, người bệnh cần hiểu rằng trái cây đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường. Nếu chọn các loại trái cây phù hợp, tốt cho sức khỏe… sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc chữa bệnh. Tuy nhiên nếu dung nạp quá nhiều loại trái cây có hại, lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 

Trái cây hay các loại quả ngọt không phải là thực phẩm cấm kỵ với người bệnh tiểu đường, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và các quá trình sống trong cơ thể. Tuy nhiên, trái cây cũng có chứa một lượng đường, và dĩ nhiên người bệnh tiểu đường cần cân nhắc ăn trái cây sao cho khoa học để tránh làm tăng đường huyết quá mức.

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn đó là dâu tây, cà chua, bơ, chuối và các loại quả họ cam, quýt.

Quýt là loại quả không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời và đã được chứng nhận là loại quả tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Quýt không chỉ có hiệu quả trong việc giảm nồng độ đường trong máu và tăng cường độ nhạy với insulin trong tế bào mà còn có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh với người bị đái tháo đường.

Người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không?
Quýt là loại quả có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Nringin và neohesperidin có trong quýt có tác dụng giảm lượng đường trong máu, với những người có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và kiểm soát glucose kém. Đồng thời các enzyme trong gan được biết đến với vai trò quy định sự hấp thụ glucose và tăng hiệu quả gan cũng được các hợp chất này điều chỉnh một cách phù hợp. 

Quýt chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ dung nạp glucose, giảm ảnh hưởng đến mao mạch do tiểu đường. 

Ngoài ra, sinetrol có trong quýt có thể   tăng cường chuyển hóa lipid giúp giảm lượng mỡ thừa đáng kể, rất hữu ích trong quá trình giảm cân, một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tiểu đường. 

Mặc dù quýt là loại trái cây tốt cho người tiểu đường nhưng để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị, người bệnh cần phải xin tư vấn của bác sĩ về liều lượng ăn căn cứ theo chỉ số đường huyết và tình trạng bệnh của bản thân.

Bạn đang xem bài viết:Người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
6 loại thực phẩm giúp cân bằng đường huyết và cải thiện giấc ngủ
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần một chế độ ăn uống...
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Nhiều người vì mong muốn giảm căng thẳng trong công việc và đời sống,...
Công viên xanh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe thể chất và tinh thần
Số người mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid...
Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất
Một nghiên cứu được thực hiện trên 15.400 người đã chỉ ra việc hấp...
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các phương pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và mất trí nhớ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn đầu tiên...
Tiểu đường ăn xôi được không?
Liệu người tiểu đường ăn xôi được không vì gạo nếp là thực phẩm...
6 loại thực phẩm giúp cân bằng đường huyết và cải thiện giấc ngủ
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Công viên xanh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe thể chất và tinh thần
Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các phương pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và mất trí nhớ
Tiểu đường ăn xôi được không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường