Người bị tiểu đường có ăn được nhãn không?
Danh mục nội dung
1. Tiểu đường là gì?
Trước khi tìm hiểu tiểu đường ăn nhãn được không hãy cùng xem tiểu đường là gì, có các biến chứng gì, mức độ nghiêm trọng ra sao. Khi nắm được những kiến thức cơ bản, bản thân người bệnh mới có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp và quan trọng với việc ăn uống, sử dụng các thực phẩm hàng ngày.
Hiểu một cách đơn giản là khi chúng ta hấp thụ thức ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, đây là một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, tình trạng tăng đường trong máu sẽ thành mạn tính, không bị lây nhiễm nhưng có tính di truyền, do thiếu insulin. Qua hai lần thử máu, mức độ lớn hơn hoặc bằng 126mg/dL, bác sĩ sẽ kết luận người đó bị tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi không có insulin sản sinh, nếu mức độ trở thành insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin, không có khả năng hấp thụ loại hormone này thì sẽ là tiểu đường tuýp 2.
Là một căn bệnh mạn tính, tiểu đường không trực tiếp gây đe dọa đến cuộc sống hằng ngày nhưng lại có thể làm tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Không chỉ thắc mắc tiểu đường ăn nhãn được không mà bệnh nhân còn phải tìm hiểu khá nhiều các loại thực phẩm khác có được sử dụng hay không.
2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân bệnh mới có thể hiểu tiểu đường ăn nhãn được không. Nếu xét một cách tổng thể, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, tuy nhiên, có môt số nguyên nhân chính như sau:
– Những người ăn quá nhiều, trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
– Những người mà trong gia đình có truyền thống mắc bệnh tiểu đường thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Những người ít vận động.
– Những người có thai lớn.
– Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá nặng cân.
– Những người chịu áp lực công việc lớn, căng thẳng thần kinh kéo dài.
– Những người đã từng mắc tiểu đường thai kỳ.
Sự kết hợp giữa môi trường bên trong và bên ngoài sẽ trực tiếp gây ra bệnh, nhưng trước đây, đa phần người ta cho rằng tiểu đường phát sinh là do di truyền, cộng thêm một vài tác động dẫn đến kích thích tố làm tăng lượng đường trong máu, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc gây ra sự kháng insulin khiến cho lượng insulin tiết ra không thể phát huy được tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, làm lượng đường trong máu tăng, protein, mỡ và đường chuyển hóa hỗn loạn làm xuất hiện các loại biến chứng cấp tính hoặc mạn tính, giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
3. Biến chứng của tiểu đường
3.1. Biến chứng mạn tính
Biến chứng về thận
Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương vi mạch máu trong thận, làm giảm chức năng sàng lọc của thận dẫn đến suy thận.
Biến chứng mắt
Hệ thống mao mạch bị ảnh hưởng từ việc đường huyết tăng cao đột ngột, làm thị lực của người bệnh giảm dần, đôi khi còn gặp biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về thần kinh
Loại biến chứng này xuất hiện khá sớm và dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường. Người bệnh sẽ có cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
Biến chứng về tim mạch
Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là điều khó tránh của đái tháo đường.
Bị nhiễm trùng
Cơ thể bình thường sẽ tự động sản sinh ra sức đề kháng giúp tránh một số bệnh trong đó có nhiễm trùng. Tuy nhiên với người bị tiểu đường, khi lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, từ đó àm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
3.2. Biến chứng cấp tính
Không xuất hiện nhiều biến chứng như mạn tính, các biến chứng cấp tính xảy ra luôn tức thì, dễ nhận biết. Bao gồm:
Hạ đường huyết
Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Có thể là do bạn bị uống thuốc hoặc tiêm thuốc quá liều, ăn kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn, tập luyện quá sức, uống nhiều rượu, bia.
Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh. Cần đưa đi cấp cứu kịp thời tránh gây nguy hiểm cho người bệnh.
Hôn mê
Khi lượng đường huyết tăng quá cao, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái hôn mê đột ngột. Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men.
4. Vậy, tiểu đường ăn nhãn được không?
Nhãn là một loại quả thường thấy vào mùa hè, có vị ngọt dễ chịu và rất hấp dẫn với mọi người. Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100g nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới.
Xét về chữa bệnh, nhãn có khả năng chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp đến 19% lượng đồng cần cung cấp vào cơ thể.
Nhãn còn chứa một loại chất có tên Riboflavin – vitamin có tác dụng tích cực đối với mắt, nếu như thiếu loại vitamin này rất dễ dẫn đến hiện tượng đục thủy tinh thể hay mờ mắt…
Thế nhưng tiểu đường ăn nhãn được không lại là một câu trả lời hoàn toàn khác. Đối với bệnh nhân tiểu đường, nhãn nằm trong danh sách các loại quả hạn chế ăn nhất có thể. Nguyên nhân là do trong nhãn có nhiều đường, tính ngọt cao, nếu ăn vào sẽ làm tăng lượng đường, gây tăng cân, thậm chí nếu ăn 300g nhãn nghĩa là bạn đang hấp thụ 1,5 bát cơm, điều này dễ gây ra béo phì – một trong yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Nếu như ăn nhãn với số lượng lớn sẽ dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao làm cho huyết áp không được ổn định. Tốt nhất nên hạn chế ăn, nếu thực sự muốn ăn loại quả này, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để ăn với liều lượng phù hợp nhất, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Bạn đang xem bài viết: “Người bị tiểu đường có ăn được nhãn không?” tại Chuyên mục: “Ăn uống & vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/